Đơn xin đi khỏi nơi cư trú hiện nay quy định thế nào?

10/05/2022
Đơn xin đi khỏi nơi cư trú hiện nay quy định thế nào
963
Views

Chào Luật sư, hiện tại tôi có việc cần đi làm việc xa khoảng 1 tháng. Tôi làm việc ở nhiều tỉnh miền Bắc nước ta. Tôi có nghe nói về việc đơn xin đi khỏi nơi cư trú nhưng vẫn chưa hiểu lắm. Vậy trong trường hợp của tôi có cần xin đi khỏi nơi cư trú hay không? Nếu có thì sẽ xin phép ai? Đơn xin đi khỏi nơi cư trú hiện nay quy định thế nào? Mong Luật sư tư vấn giúp tôi. Tôi xin chân thành cảm ơn Luật sư.

Mẫu đơn xin phép đi ra khỏi nơi cư trú là gì, mục đích của mẫu đơn? Mẫu đơn xin phép đi ra khỏi nơi cư trú theo mẫu số 19/GDTX? Hướng dẫn soạn thảo mẫu đơn? Quy định về việc đi ra khỏi nơi cư trú? Để trả lời những câu hỏi trên cũng như thắc mắc của bạn, hãy cùng Luật sư 247 tìm hiểu vấn đề này nhé:

Cơ sở pháp lý

Đơn xin đi khỏi nơi cư trú là gì?

Đơn xin phép đi ra khỏi nơi cư trú là văn bản do người được giáo dục lập ra gửi ủy ban nhân dân xã nơi thực hiện biện pháp giáo dục để ghi chép về việc xin phép đi ra khỏi nơi cư trú, nội dung mẫu đơn nêu rõ nội dung xin phép, thông tin người làm đơn,…Mẫu đơn xin phép đi ra khỏi nơi cư trú được ban hành theo Thông tư 42/2014/TT-BCA của Bộ Công an.

Đơn xin đi khỏi nơi cư trú hiện nay quy định thế nào?
Đơn xin đi khỏi nơi cư trú hiện nay quy định thế nào

Đơn xin đi khỏi nơi cư trú được sử dụng trong trường hợp nào?

Theo Điều 4 Nghị định 111/2013/NĐ-CP quy định chế độ áp dụng biện pháp xử lý hành chính giáo dục tại xã, phường, thị trấn thì đối tượng áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn bao gồm:

  • Đối tượng là người từ đủ 12 tuổi đến dưới 14 tuổi thực hiện hành vi có dấu hiệu của một tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý quy định tại Bộ luật hình sự;
  • Đối tượng là người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi thực hiện hành vi có dấu hiệu của một tội phạm nghiêm trọng do cố ý quy định tại Bộ luật hình sự;
  • Đối tượng là người từ đủ 14 tuổi đến dưới 18 tuổi, trong 06 tháng đã ít nhất hai lần bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi trộm cắp, lừa đảo, đánh bạc, gây rối trật tự công cộng;
  • Đối tượng là người nghiện ma túy từ đủ 18 tuổi trở lên có nơi cư trú ổn định;
  • Đối tượng là người từ đủ 18 tuổi trở lên, trong 06 tháng đã ít nhất hai lần bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi xâm phạm tài sản của cơ quan, tổ chức; tài sản, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của công dân hoặc người nước ngoài; vi phạm trật tự, an toàn xã hội.

Đơn xin đi khỏi nơi cư trú hiện nay quy định thế nào?

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————

ĐƠN XIN PHÉP ĐI RA KHỎI NƠI CƯ TRÚ

Kính gửi: Chủ tịch UBND(1) ………………………………………….

Tên tôi là: ……………………………. Tên gọi khác ………………………… Nam/nữ ……………..

Sinh ngày ……../ …../ …………… tại: …………………………………………………………………

Số CMND: ………………………, ngày cấp: …………………., nơi cấp: …………………………..

Nguyên quán: ……………………………………………………………………………………………

Nơi thường trú: …………………………………………………………………………………………….

Chỗ ở hiện nay: …………………………………………………………………………………………..

Dân tộc: …………………………..; tôn giáo: ……………………..; trình độ văn hóa: ………………

Nghề nghiệp ……………….. nơi làm việc: ……………………………………………………………

Hiện tại đang chấp hành biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn theo Quyết định số …./QĐ-……… ngày …../ …../ ….. của Chủ tịch UBND(1) ………………………..

Kính đề nghị cho phép tôi được đi ra khỏi nơi cư trú trong thời hạn ………….. ngày, kể từ ngày …../ …../ ….. đến ngày …../ …../ …..

Nơi đến: …………………………………………………………………………………………………….

Lý do xin đi: …..…………………………………………………………………………………………….

…..…………………………………………………………………………………………………………

…..…………………………………………………………………………………………………………

…..…………………………………………………………………………………………………………

…..…………………………………………………………………………………………………………

Ý kiến của người được giao trách
nhiệm trực tiếp quản lý, giáo dục
……………………………………….
……………………………………….
………. ngày …..; tháng ….. năm …..
(Ký, ghi rõ họ tên)
………. ngày ….. tháng ….. năm …..
Người làm đơn
(Ký, ghi rõ họ tên)
Ý kiến của (2) ……………………….
……………………………………….
………………………………………
…… ngày ….. tháng ….. năm ……
(ký tên, đóng dấu)
Ý kiến của cha, mẹ hoặc người giám hộ
(nếu người được giáo dục tại xã, phường, thị trấn là người chưa thành niên)
…………………………………….
…………………………………….
…… ngày ….. tháng ….. năm ……
(Ký, ghi rõ họ tên)

Hướng dẫn kê khai về đơn xin phép đi ra khỏi nơi cư trú

(1) Xã, phường, thị trấn;

(2) Cơ quan, tổ chức được giao trách nhiệm giáo dục, quản lý.

Tải xuống đơn xin phép đi ra khỏi nơi cư trú

Người hưởng án treo có bị cấm đi khỏi nơi cư trú?

Theo quy định tại Điều 92 Luật Thi hành án Hình sự năm 2019; người hưởng án treo vẫn có thể đi khỏi nơi cư trú. Tuy nhiên:

  • Phải có lý do chính đáng.
  • Phải được sự đồng ý của Ủy ban nhân dân cấp xã, đơn vị quân đội được giao giám sát, giáo dục.
  • Khi đến nơi cư trú mới phải trình báo với Công an cấp xã nơi mình đến tạm trú, lưu trú. Khi hết thời hạn tạm trú, lưu trú phải có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc Công an cấp xã nơi tạm trú, lưu trú.
  • Thời gian vắng mặt tại nơi cư trú mỗi lần không quá 60 ngày và tổng số thời gian vắng mặt tại nơi cư trú không được vượt quá một phần ba thời gian thử thách. Theo quy định tại khoản 1 Điều 65 Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017; thời gian thử thách sẽ dao động từ 01 năm – 05 năm. Vậy nên, tổng số thời gian vắng mặt tại nơi cư trú sẽ không được vượt quá 4 tháng – 1 năm 4 tháng tùy theo thời gian thử thách.

Bên cạnh đó, người hưởng án treo không được xuất cảnh trong thời gian thử thách.

Đơn xin đi khỏi nơi cư trú hiện nay quy định thế nào?
Đơn xin đi khỏi nơi cư trú hiện nay quy định thế nào

Khi nào bị áp dụng biện pháp cấm đi khỏi nơi cư trú?

Tại Điều 109 Luật tố tụng hình sự 2015 quy định như sau:

Điều 109. Các biện pháp ngăn chặn

1, Để kịp thời ngăn chặn tội phạm hoặc khi có căn cứ chứng tỏ người bị buộc tội sẽ gây khó khăn cho việc điều tra, truy tố, xét xử hoặc sẽ tiếp tục phạm tội hoặc để bảo đảm thi hành án, cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng trong phạm vi thẩm quyền của mình có thể áp dụng biện pháp giữ người trong trường hợp khẩn cấp, bắt, tạm giữ, tạm giam, bảo lĩnh, đặt tiền để bảo đảm, cấm đi khỏi nơi cư trú, tạm hoãn xuất cảnh.

Theo quy định trên, biện pháp cấm đi khỏi nơi cư trú được áp dụng đối với mọi loại tội phạm; khi có căn cứ chứng tỏ người bị buộc tội sẽ gây khó khăn cho việc điều tra, truy tố, xét xử; hoặc để ngăn chặn tội phạm; hoặc để bảo đảm thi hành án. Khi bị áp dụng biện pháp cấm đi khỏi nơi cư trú; bị can, bị cáo phải làm giấy cam đoan thực hiện các nghĩa vụ; nếu vi phạm cam đoan thì sẽ bị tạm giam.

Trong thực tiễn giải quyết các vụ án hình sự, sau khi bị áp dụng biện pháp cấm đi khỏi nơi cư trú thì lệnh này sẽ tồn tại suốt quá trình điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án nếu không được thay thế bằng biện pháp ngăn chặn khác.

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn của Luật sư 247 về vấn đề; “Đơn xin đi khỏi nơi cư trú hiện nay quy định thế nào?“. Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên; để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn; giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến giải thể công ty; giải thể công ty TNHH 1 thành viên, Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, tạm dừng công ty, Bảo hộ bản quyền tác giả, mẫu đơn xin giải thể công ty; Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, giấy phép bay flycam; Xác nhận tình trạng hôn nhân, đăng ký nhãn hiệu, …. của luật sư 247, hãy liên hệ: 0833 102 102.

Hoặc qua các kênh sau:

Có thể bạn quan tâm

Câu hỏi thường gặp

Mục đích của đơn xin đi khỏi nơi cư trú là gì?

Mục đích của mẫu đơn xin phép đi ra khỏi nơi cư trú: Theo quy định thì người được giáo dục muốn đi ra khỏi nơi cư trú sẽ phải thông báo và xin phép chủ tịch ủy ban nhân dân xã nơi áp dụng biện pháp, người được giáo dục muốn đi khỏi nơi cư trú sẽ làm đơn xin phép đi ra khỏi nơi cư trú gửi ủy ban nhân dân xã nhằm xin phép được đi ra khỏi nơi cư trú.

Vắng mặt dưới 15 ngày có cần làm đơn xin đi khỏi nơi cư trú được không?

Vắng mặt dưới 15 ngày phải thông báo với người được phân công giúp đỡ về lý do, thời gian vắng mặt và nơi đến tạm trú

Vắng mặt từ 15 – 30 ngày có làm đơn xin đi khỏi nơi cư trú không?

Vắng mặt từ 15 – 30 ngày phải làm đơn xin phép Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, ghi rõ lý do, thời gian vắng mặt, nơi đến tạm trú.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật khác

Comments are closed.