Vụ án tội phạm công nghệ cao

05/05/2022
Vụ án tội phạm công nghệ cao chiếm đoạt hàng nghìn tỷ đồng
625
Views

Tội phạm sử dụng công nghệ cao đang xuất hiện ngày càng nhiều và mức độ nguy hiểm ngày càng tăng lên. Hàng loạt vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sản bằng viễn thông, Internet,… xảy ra trên diện rộng. Hãy theo dõi bài viết của Luật sư 247 để biết thêm vụ án tội phạm công nghệ cao chiếm đoạt hàng nghìn tỷ đồng nhé!

Vụ án tội phạm công nghệ cao chiếm đoạt hàng nghìn tỷ đồng

Theo đó, vào khoảng tháng 7.2020, Công an tỉnh Quảng Bình đã nhận được thông tin về sự việc một số đối tượng trên địa bàn TP. Đồng Hới mời gọi, lôi kéo người dân đến ngân hàng để mở tài khoản cá nhân không phải mất tiền mà còn được nhận 100.000 đồng/tài khoản.

Để kích thích đối với số đối tượng môi giới, các đối tượng này chi trả lợi nhuận cho những ai mời gọi người khác đến mở tài khoản thành công thì được hưởng 40.000 đồng/tài khoản.

Qua nhận định ban đầu từ Phòng An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao là: Không đơn thuần tội phạm chỉ mở tài khoản để hưởng lợi nhuận mà có nhiều nghi vấn liên quan đến hành vi phạm tội khác.

Hoạt động của các đối tượng rất tinh vi, có sự tham gia của nhiều đối tượng, sử dụng công nghệ để thu thập, tàng trữ, trao đổi, mua bán, công khai hóa thông tin tài khoản ngân hàng trái phép, với nhiều đối tượng tham gia và hoạt động liên tỉnh.

Theo đó, ngày 15.12, Ban chuyên án do Phòng PA05, Phòng PC01 chủ trì phối hợp với Phòng PA06, Phòng PK02 và Công an TP. Đồng Hới, với 10 tổ công tác gồm 100 cán bộ, chiến sỹ triển khai đồng loạt các điểm tại địa bàn tỉnh Quảng Bình, Hà Tĩnh, Ninh Bình và TP. Đà Nẵng.

Ngay khi Trưởng Ban chuyên án phát lệnh, các tổ công tác đã đồng loạt khám xét, triệu tập, đấu tranh 15 đối tượng liên quan. Bước đầu xác định được Nguyễn Cao Hoàng (SN 1993, trú tại quận Hải Châu, Tp. Đà Nẵng) đã thuê Hoàng Trung Thương (SN 1995, trú tại phường Bắc Lý, TP. Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình) kêu gọi người khác mở các tài khoản ngân hàng từ năm 2019 đến nay.

Mỗi số tài khoản Thương nhận được từ Hoàng 400.000 đồng.

Sau khi nhận được thông tin cá nhân của người đăng ký mở tài khoản thì Thương và Hoàng tự tạo ví Momo, ZaloPay để hưởng các gói quà ưu đãi (sử dụng để thanh toán tiền điện, nước, internet…) trị giá 700.000 đồng/tài khoản.

Sau khi hưởng lợi, Hoàng bán tài khoản Momo cho các đối tượng hoạt động tổ chức đánh bạc trực tuyến và lừa đảo chiếm đoạt tài sản với giá 50.000 đồng/tài khoản.

Ngoài ra, Hoàng còn mua các tài khoản từ Nguyễn Tiến Đức (SN 2000, trú tại xã Kỳ Văn, huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh), Hà Đăng Tiến (SN 2002, trú tại xã Ninh Nhất, TP. Ninh Bình, tỉnh Ninh Bình).

Với những thông tin này, Hoàng tổng hợp thông tin gửi cho Nguyễn Công Nam (SN 1995, trú tại quận Liên Chiểu, TP. Đà Nẵng) tạo CMND giả để liên kết ngân hàng, định danh ví Momo.

Sau đó, Hoàng và Nam sẽ tạo CMND giả để định danh ví Momo liên kết với tài khoản ngân hàng do Hoàng gửi. Từ đó Hoàng bán tài khoản cho các đối tượng hoạt động tổ chức đánh bạc trực tuyến và lừa đảo chiếm đoạt tài sản để thu lợi với giá 250.000 – 350.000 đồng/tài khoản.

Qua xác định thông tin ban đầu, tổng số tiền giao dịch trong các tài khoản ngân hàng được các đối tượng thu thập, tàng trữ, trao đổi, mua bán trái phép nhằm mục đích đánh bạc trực tuyến và lừa đảo chiếm đoạt tài sản 1.000 tỉ đồng.

Khám xét khẩn cấp chỗ ở của đối tượng Nguyễn Cao Hoàng, Hoàng Trung Thương và Nguyễn Công Nam, Ban chuyên án đã thu giữ gần 1.983 thẻ sim điện thoại; 11 thẻ ATM ngân hàng của các đối tượng; 177 thẻ ATM ngân hàng khác; 05 thiết bị simbox; 16 bộ máy tính, 01 máy in màu; 38 CMND giả; 28 điện thoại di động và 3.613 bộ tài khoản ngân hàng đã mở; 331 file ảnh CMND có dấu hiệu bị làm giả; 3.034 bộ file ảnh CMND chuẩn bị để đăng ký các tài khoản; 478 bộ file ảnh CMND đã dùng để đăng ký tài khoản Momo và nhiều tang vật, tài liệu có liên quan.

Công an tỉnh Quảng Bình cũng đang làm việc với hơn 3.000 cá nhân, tổ chức bị hại trên toàn quốc, đồng thời tiếp tục cũng cố tài liệu để xử lý các đối tượng liên quan và tiếp tục mở rộng án.

Vụ án tội phạm công nghệ cao
Vụ án tội phạm công nghệ cao chiếm đoạt hàng nghìn tỷ đồng

Giải mã tội phạm sử dụng công nghệ cao

Xâu chuỗi nhiều chuyên án được triệt phá, Thiếu tá Tuấn nhận ra rằng, quá trình đấu tranh với tội phạm công nghệ cao, có nhiều đối tượng có trình độ công nghệ thông tin rất “siêu”. Đơn cử như vụ án vờ gửi tiền hỗ trợ từ thiện để chiếm đoạt gần 8 tỷ đồng vừa được triệt phá.

Đầu tháng 10/2021, dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Đại tá Nguyễn Thanh Tuấn – Giám đốc Công an tỉnh Thừa Thiên-Huế, Phòng ANM&PCTP sử dụng công nghệ cao Công an Thừa Thiên-Huế đã bắt giữ đối tượng Lê Thanh Phụng (SN 2003, trú tại phường 3, thị xã Quảng Trị, tỉnh Quảng Trị) về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Thượng tá Mai Văn Toàn, Trưởng Phòng ANM&PCTP sử dụng công nghệ cao cho biết, dù tuổi đời còn trẻ, nhưng thủ đoạn phạm tội của Phụng rất chuyên nghiệp.

Phụng đã lập Facebook ảo là “Tommy Le” để tham gia vào các hội nhóm của đạo Thiên Chúa và kết bạn với các tu sĩ cũng như những người trong nhóm. Sau đó, đối tượng nhắn tin rồi ngỏ ý muốn chuyển tiền làm từ thiện.

Khi nạn nhân tin tưởng, đối tượng gửi đường link đề nghị họ đăng nhập, cung cấp các thông tin theo yêu cầu để xác nhận nhận tiền. Lúc này, tất cả thông tin liên quan tài khoản ngân hàng của nạn nhân đều được gửi về tài khoản email do Phụng quản lý, sau đó đối tượng đăng nhập vào tài khoản để thực hiện lệnh chuyển tiền.

Kể về hành trình phá vụ án Lê Thanh Phụng, các trinh sát tỏ ra lo ngại nhất khi đối tượng rất am hiểu về quy trình của ngân hàng từ đăng nhập, xác thực OTP, bảo mật 2 lớp… nhằm chiếm quyền tài khoản ngân hàng của bị hại. Vì vậy, ngay sau khi chiếm đoạt được tài khoản của bị hại, ngoài việc lấy hết tiền trong tài khoản của bị hại, đối tượng Phụng cùng đồng bọn còn sử dụng chính các tài khoản đó làm tài khoản trung gian để luân chuyển dòng tiền bất hợp pháp.

Chúng đã rửa tiền một cách chuyên nghiệp bằng cách sử dụng số tiền chiếm đoạt được chuyển vào nhóm đối tượng chuyên làm dịch vụ đổi điểm game online lấy tiền. “Quá trình giải mã tội phạm trong vụ án này, dấu vết để lại trên môi trường mạng ngày càng ít và khó khăn trong việc phân tích, bởi đối tượng dùng hoàn toàn ID giả, Facebook giả, điện thoại sim rác, thực hiện hành vi ở các điểm kết nối internet công cộng…

Đồng thời, đối tượng sử dụng các phần mềm, thiết bị chuyên dụng để xóa dấu vết khi thực hiện hành vi phạm tội. Nhưng sự việc này chưa bao giờ khiến những “chiến sĩ bàn phím” nản lòng bởi số đơn “cầu cứu” của các bị hại ngày càng dày lên”, Thiếu tá Tuấn chia sẻ.

Một trong những thủ đoạn của tội phạm công nghệ cao vừa nổi lên mà Công an Thừa Thiên-Huế đang tập trung đánh mạnh, đó là tội phạm sử dụng tài khoản của người khác để thực hiện hành vi nhằm đánh lạc hướng cơ quan điều tra. Mới đây, Phòng ANM&PCTP sử dụng công nghệ cao Công an tỉnh phá chuyên án “Đấu tranh với hoạt động tổ chức đánh bạc và đánh bạc qua mạng”, bắt giữ 4 đối tượng: Châu Văn Bin (SN 1984), Nguyễn Thị Mỹ Lệ (SN 1983), Trần Quang Tùng (SN 1984) và Nguyễn Văn Tú (SN 1989), cùng trú tại TP Huế, tỉnh Thừa Thiên-Huế.

Theo cơ quan điều tra, đối tượng Bin đã sử dụng một tài khoản cấp cao Super 8KN0 tại trang cá độ bóng đá bong88.com. 8X rồi phân chia trang này thành nhiều cấp để thực hiện tổ chức đánh bạc cho các con bạc qua mạng Internet. Chỉ chưa đầy 3 tháng, các đối tượng tổ chức cho con bạc đánh bạc với tổng số tiền gần 100 tỷ đồng…

Thượng tá Mai Văn Toàn khẳng định, khác với các loại tội phạm khác, tội phạm công nghệ cao đều là những đối tượng trẻ tuổi, có trình độ nhất định về công nghệ thông tin và ngày càng sử dụng nhiều thủ đoạn mới, tinh ranh chuyên nghiệp. Vì vậy, có rất nhiều vụ, số bị hại lên đến hàng trăm người với số tiền bị chiếm đoạt lên đến hàng chục đến hàng trăm tỷ đồng.

Vì vậy, để “giải mã” được một vụ án, đòi hỏi mỗi trinh sát công nghệ cao phải thu thập tài liệu chứng cứ tỉ mỉ khoa học trên môi trường mạng, từ những dấu vết nhỏ nhất, có vụ khối lượng dữ liệu thu thập cực kỳ lớn (hàng trăm Terabyte mỗi giờ). Đồng thời, áp dụng đồng bộ khoa học, phối hợp nhuần nhuyễn giữa các biện pháp nghiệp vụ chuyên ngành Công an và trình độ công nghệ thông tin, khoa học kỹ thuật trong suốt quá trình trinh sát, xác minh cho đến khi bắt giữ, đấu tranh với tội phạm.

Mời bạn xem thêm:

Thông tin liên hệ

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật sư X về chủ đề: “Vụ án tội phạm công nghệ cao chiếm đoạt hàng nghìn tỷ đồng“. Chúng tôi hi vọng rằng bài viết có giúp ích được cho bạn.

Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ của Luật sư X về đăng ký bảo hộ logo công ty, tạm ngưng công ty, các quy định pháp luật về điều kiện thành lập, hợp thức hóa lãnh sự và mẫu đơn xin tạm ngừng kinh doanh hộ cá thể… Hãy liên hệ qua số điện thoại: 0833.102.102

Câu hỏi thường gặp

Thủ đoạn của tội phạm sử dụng công nghệ cao là gì?

Dưới đây là một số thủ đoạn mà tội phạm công nghệ cao thường dùng hiện nay:
– Sử dụng các tài khoản mạng xã hội, blog cá nhân,…để thực hiện các hành vi xâm phạm an ninh quốc gia, thành lập băng nhóm, phát tán virus,….
– Sử dụng mạng Botnet cùng các công cụ khác để đánh cắp thông tin của ngân hàng, chính phủ và các tổ chức.
– Sử dụng các phần mềm gián điệp, điều khiển từ xa để lấy cắp, phá hoại dữ liệu nhằm gây ảnh hưởng đến chính trị, kinh tế quốc gia.
– Lấy cắp dữ liệu cá nhân trên các thiết bị công nghệ để thực hiện các hành vi phạm tội.
– Đánh cắp thông tin thẻ ngân hàng của người khác để rút tiền, thanh toán dịch vụ, mua hàng hóa,…nhằm hưởng lợi bất chính.
– Lừa đảo thông qua bán hàng trên mạng.
– Truy cập trái phép mạng viễn thông để ăn cắp cước viễn thông.
– Sử dụng mạng để truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy.
– Sử dụng Virtual Private Network (hệ thống mạng riêng ảo) để đánh cắp dữ liệu cá nhân và doanh nghiệp.
– Tấn công email cá nhân và doanh nghiệp để chiếm đoạt tài sản.
Ngoài ra hiện nay, tội phạm công nghệ cao ngày càng sử dụng các chiêu thức phạm tội khác tinh vi hơn khiến các cơ quan chức năng khó phát hiện và đối phó.

Các phương thức thực hiện tội phạm công nghệ cao là gì?

Từ tình hình thực tiễn, các đối tượng thực hiện hành vi phạm tội tập trung chủ yếu 06 phương thức sau:
Thứ nhất, các đối tượng sẽ giả danh cán bộ Công an, Viện Kiểm sát, Tòa án gọi điện cho người dân để thực hiện hành vi lừa đảo, gây sức ép, yêu cầu khác nhau như: Phục vụ điều tra, làm người dân hoang mang… Từ đó, phải chuyển một số tiền lớn vào một tài khoản do các đối tượng này cung cấp.
Thứ hai, lừa đảo qua mạng xã hội, cụ thể như sau:
 Chiếm quyền điều khiển tài khoản mạng xã hội của người bị hại, tiếp tục tạo ra các kịch bản nhắn tin lừa đảo đến danh sách bạn bè của người bị hại; kết bạn qua mạng xã hội và hứa hẹn gửi quà có giá trị… Sau đó, yêu cầu nạn nhân chuyển tiền nộp thuế hoặc lệ phí hải quan nhằm chiếm đoạt tiền; hoặc gửi tin nhắn qua Facebook, Zalo… thông báo trúng thưởng và đề nghị nộp phí để nhận thưởng;
 Đối tượng giới thiệu là người nước ngoài kết bạn, làm quen với các phụ nữ Việt Nam nhằm tán tỉnh, yêu đương, đề nghị chuyển quà như: Trang sức, mỹ phẩm và số lượng lớn tiền USD qua đường hàng không về Việt Nam để làm quà tặng. Tiếp theo, giả danh nhân viên sân bay yêu cầu nạn nhân chuyển tiền vào tài khoản ngân hàng cho chúng để làm thủ tục nhận hàng nhằm thực hiện hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Thứ ba, tấn công mạng để chiếm đoạt thông tin, tài khoản, cụ thể như: Tấn công hộp thư điện tử, thay đổi nội dung các thư điện tử, nội dung các giao dịch, hợp đồng thương mại để chiếm đoạt tài sản; hoặc giả mạo các trang thông tin điện tử, các dịch vụ trực tuyến để lấy cắp thông tin tài khoản của khách hàng và rút tiền.
Thứ tư, tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản thông qua hoạt động thương mại điện tử như: Các đối tượng mở các trang cá nhân bán hàng online, đặt hàng, sau đó quảng cáo, rao bán các mặt hàng, yêu cầu bị hại chuyển khoản đặt cọc. Sau khi nhận cọc hay được chuyển khoản trước để đặt mua hàng, đối tượng không giao hàng hoặc giao hàng giả, hàng kém chất lượng, chúng thường khóa trang mạng của mình hoặc xóa hẳn để xóa dấu vết, bỏ số điện thoại và chiếm đoạt tài sản của bị hại.
Thứ năm, thông qua hình thức kinh doanh đa cấp hoặc qua các sàn giao dịch ảo (sàn vàng, ngoại tệ, bất động sản), tự lập hoặc đứng ra làm đầu mối cho sàn giao dịch nước ngoài để lôi kéo khách hàng mở tài khoản giao dịch để chiếm đoạt tiền đầu tư.
Thứ sáu, giả mạo cán bộ ngân hàng yêu cầu cung cấp mật khẩu, mã PIN hoặc thông tin thẻ để xử lý sự cố liên quan đến các giao dịch ngân hàng của người dân để chiếm đoạt tài sản.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật khác

Comments are closed.