Đối tượng nộp thuế thu nhập cá nhân theo quy định của pháp luật?

22/12/2021
Đối tượng nộp thuế thu nhập cá nhân theo quy định của pháp luật?
877
Views

Thuế thu nhập cá nhân là một vấn đề không còn xa lạ đối với mỗi chủ thể trong xã hội. Đây là nguồn thu quan trọng; góp phần to lớn trong việc duy trì và bảo đảm ngân sách nhà nước; giúp cho nhà nước thực hiện tốt chức năng và nhiệm vụ của mình. Tuy nhiên, trên thực tế; nhiều người vẫn chưa nắm rõ được quy định của pháp luật về đối tượng nộp thuế thu nhập cá nhân. Vậy, đối tượng nộp thuế; hay người chịu thuế thu nhập cá nhân được pháp luật nước ta quy định như thế nào?

Hãy cùng Luật sư 247 tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này nhé!

Căn cứ pháp lý

Nội dung tư vấn

Thuế thu nhập cá nhân là gì?

  • Thuế thu nhập cá nhân là sắc thuế mà nhà nước sử dụng; để điều tiết một phần thu nhập của các cá nhân vào ngân sách nhà nước; với mục đích tạo nguồn thu cho ngân sách nhà nước và thực hiện công bằng xã hội.

Đặc điểm của thuế thu nhập cá nhân

Thuế thu nhập cá nhân có những đặc điểm sau

Thứ nhất, thuế TNCN là thuế trực thu.

  • Thuế trực thu là loại thuế mà chủ thể nộp thuế cũng đồng thời là chủ thể gánh chịu thuế; nghĩa là chủ thể nộp thuế sẽ mất một phần thu nhập của chính mình vì thuế.
  • Thuế thu nhập cá nhân là thuế trực thu bởi cá nhân có thu nhập chịu thuế là người nộp thuế; việc nộp thuế được tiến hành từ việc khấu trừ trực tiếp từ thu nhập của cá nhân đó; mà không thông qua hành vi tiêu dùng hoặc chủ thể trung gian khác.
  • Do thuế trực thu trực tiếp điều tiết vào thu nhập; tài sản của tổ chức, cá nhân, có thể xem xét đến hoàn cảnh, điều kiện và khả năng đóng góp của người nộp thuế; nên nó rất có tác dụng trong việc điều hòa thu nhập; góp phần giảm bớt sự chênh lệch về thu nhập giữa các tầng lớp dân cư,….

Thứ hai, thuế thu nhập cá nhân có đối tượng chịu thuế là thu nhập của cá nhân.

  • Trong quá trình lao động, con người tạo ra thu nhập dưới nhiều hình thức khác nhau tùy thuộc vào tiêu chí phân loại. Mục đích của việc phân loại thu nhập là cơ sở cho việc phân định đối tượng chịu thuế của các sắc thuế khác nhau; cũng như đặt ra cơ chế hành thu hiệu quả.
  • Trong nền kinh tế thị trường, thu nhập của cá nhân phát sinh rất đa dạng. Nếu căn cứ vào hoạt động hoặc các giao dịch làm phát sinh thu nhập thì thu nhập bao gồm: Thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh; thu nhập từ lao động; thu nhập từ tài sản, tiền vốn; thu nhập từ chuyển nhượng; thu nhập từ thừa kế,…

Thứ ba, việc đánh thuế thu nhập cá nhân thường áp dụng theo nguyên tắc thuế suất lũy tiến từng phần.

  • Thuế suất lũy tiến được hiểu là việc áp dụng các thuế suất tăng dần đối với các nhóm đối tượng chịu thuế; hoặc toàn bộ đối tượng chịu thuế. Theo đó, hiện nay, thuế thu nhập cá nhân chủ yếu áp dụng thuế suất lũy tiến đối với thu nhập từ tiền công; tiền lương và thu nhập từ kinh doanh.
  • Đặc điểm này xuất phát từ vai trò chủ yếu của thuế thu nhập cá nhân là điều tiết mạnh người có thu nhập cao; góp phần thực hiện công bằng xã hội. Do vậy, việc sử dụng thuế suất lũy tiến từng phần sẽ đáp ứng được nhu cầu đó; vì phần thu nhập tăng thêm càng cao thì sẽ phải tính thuế suất càng cao.

Thứ tư, thuế thu nhập cá nhân là loại thuế có tính ổn định không cao và phức tạp

  • Đặc điểm này của thuế thu nhập cá nhân thể hiện ở chỗ các quy định về thu nhập chịu thuế; thu nhập không chịu thuế thường xuyên thay đổi theo từng biến động của nền kinh tế – xã hội trong từng thời kì. Ngoài ra, các quy định như giảm trừ gia cảnh; về mức thuế suất cũng có sự thay đổi linh hoạt do thuế điều tiết trực tiếp vào thu nhập của cá nhân; nên có tác động lớn đế mức sống của dân cư và chịu ảnh hưởng bởi giá cả trên thị trường.
  • Việc quản lý thuế thu nhập cá nhân tương đối khó khăn, chi phí quản lý thuế thường lớn hơn so với các loại thuế khác bởi ngoài việc xác định các khoản thu nhập chịu thuế còn phải xác định nguồn gốc thu nhập, thời hạn cư trú của chủ sở hữu, tính ổn định của thu nhập.
  • Trong phần xác định thu nhập chịu thuế; phải xác định được các khoản khấu trừ hợp lý để tiến hành khấu trừ khi tính thuế; nhằm đảm bảo mục tiêu công bằng và khuyến khích đối với đối tượng nộp thuế.

Thứ năm, nguồn luật điều chỉnh quan hệ thuế thu nhập cá nhân bao gồm các văn bản pháp luật quốc gia; và luật quốc tế.

  • Đây là đặc trưng của thuế thu nhập nói chung và thuế thu nhập cá nhân nói riêng. Hầu hết, thuế thu nhập cá nhân của các quốc gia trên thế giới không chỉ áp dụng đối với công dân của mình; mà còn áp dụng đối với người nước ngoài có thu nhập chịu thuế phát sinh trên lãnh thổ quốc gia đó.
  • Để tránh tình trạng đánh thuế hai lần lên một đối tượng chịu thuế; các hiệp định tránh đánh thuế hai lần được ký kết giữa các quốc gia; đây cũng là một nguồn luật điều chỉnh quan hệ thuế thu nhập cá nhân.

Đối tượng nộp thuế thu nhập cá nhân

Vấn đề này được quy định rõ tại Điều 2 Nghị định số 65/2013/NĐ-CP. Cụ thể

Người nộp thuế thu nhập cá nhân bao gồm cá nhân cư trú và cá nhân không cư trú

  • Đối tượng nộp thuế thu nhập cá nhân có thu nhập chịu thuế quy định tại Điều 3 của Luật thuế thu nhập cá nhân; và Điều 3 Nghị định này.
  • Đối với cá nhân cư trú, thu nhập chịu thuế là thu nhập phát sinh trong; và ngoài lãnh thổ Việt Nam, không phân biệt nơi trả thu nhập;
  • Đối với cá nhân không cư trú, thu nhập chịu thuế là thu nhập phát sinh tại Việt Nam; không phân biệt nơi trả thu nhập.

Quy định về cá nhân cư trú và cá nhân không cư trú

Cá nhân cư trú là người đáp ứng các điều kiện sau

  • Có mặt tại Việt Nam từ 183 ngày trở lên tính trong một năm dương lịch hoặc trong 12 tháng liên tục kể từ ngày đầu tiên có mặt tại Việt Nam; Cá nhân có mặt tại Việt Nam theo quy định tại điểm này là sự hiện diện của cá nhân đó trên lãnh thổ Việt Nam.
  • Có nơi ở thường xuyên tại Việt Nam theo một trong hai trường hợp sau: Có nơi ở đăng ký thường trú theo quy định của pháp luật về cư trú. Có nhà thuê để ở tại Việt Nam theo quy định của pháp luật về nhà ở; với thời hạn của các hợp đồng thuê từ 183 ngày trở lên trong năm tính thuế.
  • Trường hợp cá nhân có nơi ở thường xuyên tại Việt Nam theo quy định tại Điểm này nhưng thực tế có mặt tại Việt Nam dưới 183 ngày trong năm tính thuế mà cá nhân không chứng minh được là đối tượng cư trú của nước nào thì cá nhân đó là đối tượng cư trú tại Việt Nam.
  • Cá nhân không cư trú là người không đáp ứng điều kiện quy định tại Khoản 2 Điều này.

Có thể bạn quan tâm

Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề: “Đối tượng nộp thuế thu nhập cá nhân theo quy định của pháp luật?”. Hy vọng bài viết hữu ích với bạn đọc. Nếu có vấn đề pháp lý cần giải quyết, vui lòng liên hệ Luật sư 247: 0833102102.

Câu hỏi thường gặp

Giảm thuế được áp dụng trong trường hợp nào?

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 5 Nghị định số 65/2013/NĐ-CP; Người nộp thuế gặp khó khăn do thiên tai, hỏa hoạn, tai nạn, bệnh hiểm nghèo ảnh hưởng đến khả năng nộp thuế thì được xét giảm thuế tương ứng với mức độ thiệt hại nhưng không vượt quá số thuế phải nộp.

Mức giảm trừ gia cảnh theo quy định hiện hành là bao nhiêu?

Theo quy định tại Khoản 1 Nghị quyết số: 954/2020/UBTVQH14; Điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh quy định tại khoản 1 Điều 19 của Luật Thuế thu nhập cá nhân số 04/2007/QH12 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 26/2012/QH13 như sau: Mức giảm trừ đối với đối tượng nộp thuế là 11 triệu đồng/tháng (132 triệu đồng/năm); Mức giảm trừ đối với mỗi người phụ thuộc là 4,4 triệu đồng/tháng.

Kỳ tính thuế của cá nhân không cư trú được xác định như thế nào?

Theo quy định tại Khoản 2 Điều 7 Luật thuế thu nhập cá nhân; Kỳ tính thuế đối với cá nhân không cư trú được tính theo từng lần phát sinh thu nhập áp dụng đối với tất cả thu nhập chịu thuế.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật hành chính

Comments are closed.