Chào Luật sư, tôi có ý định kinh doanh dịch vụ lữ hành. Hiện nay Luật quy định đăng ký kinh doanh dịch vụ lữ hành có khó không? Đổi giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành trong bao nhiêu ngày? Đăng ký kinh doanh dịch vụ lữ hành bao nhiêu ngày? Điều kiện kinh doanh của ngành dịch vụ lữ hành là gì? Ai được phép đổi giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành theo quy định? Đổi giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành ở đâu? Mong Luật sư tư vấn giúp tôi. Tôi xin chân thành cảm ơn Luật sư.
Căn cứ pháp lý
Các trường hợp được cấp đổi Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành
Doanh nghiệp đề nghị cấp đổi giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành trong các trường hợp sau đây:
- Thay đổi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư
- Thay đổi phạm vi kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế.
Hồ sơ đề nghị cấp đổi Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành gồm những gì?
Hồ sơ đề nghị cấp đổi giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành bao gồm:
- Đơn đề nghị cấp đổi giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành. Theo mẫu do Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định.
- Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành của doanh nghiệp.
- Bản sao có chứng thực Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư trong trường hợp thứ nhất. Hoặc giấy chứng nhận ký quỹ kinh doanh dịch vụ lữ hành phù hợp với phạm vi kinh doanh trong trường hợp thứ hai.
Số lượng hồ sơ: 1 bộ.
Đổi giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành trong bao nhiêu ngày?
Bước 1: Nộp hồ sơ:
Doanh nghiệp nộp hồ sơ đề nghị cấp đổi giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế đến Tổng cục Du lịch. Doanh nghiệp có thể nộp trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện.
Bước 2: Xử lý hồ sơ:
Trong thời hạn 5 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ. Cơ quan trực tiếp xử lý: Vụ Lữ hành.
Trường hợp chấp thuận, Tổng cục Du lịch có trách nhiệm cấp đổi giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế cho doanh nghiệp. Và thông báo cho Sở Du lịch/Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch nơi doanh nghiệp có trụ sở.
Trường hợp từ chối, phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Cơ quan nào có thẩm quyền cấp giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa?
Cơ quan có thẩm quyền cấp giấy đăng ký kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế: Tổng cục Du lịch. Tổng cục Du lịch thẩm định, cấp Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế cho doanh nghiệp và thông báo cho cơ quan chuyên môn về du lịch cấp tỉnh nơi doanh nghiệp có trụ sở; trường hợp từ chối, phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa: Sở Du lịch hoặc Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch nơi doanh nghiệp có trụ sở chính. Cơ quan trên thẩm định và cấp Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa cho doanh nghiệp; trường hợp từ chối, phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa bị thu hồi khi nào?
– Chấm dứt hoạt động kinh doanh dịch vụ lữ hành, giải thể hoặc phá sản
– Không đáp ứng một trong các điều kiện cấp phép
– Không đổi giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành theo quy định
– Làm phương hại đến chủ quyền, lợi ích quốc gia, quốc phòng, an ninh
– Lợi dụng hoạt động du lịch để đưa người từ Việt Nam ra nước ngoài hoặc từ nước ngoài vào Việt Nam trái pháp luật
– Cho tổ chức, cá nhân khác sử dụng giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành của doanh nghiệp để hoạt động kinh doanh
Hồ sơ xin giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa gồm những gì?
Khi thành lập công ty kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa; hồ sơ xin giấy phép kinh doanh bao gồm:
- Đơn đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa.
- Giấy chứng nhận ký quỹ kinh doanh dịch vụ lữ hành.
- Bản sao chứng thực Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
- Bản sao chứng thực Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
- Bản sao có chứng thực văn bằng tốt nghiệp hoặc chứng chỉ nghiệp vụ điều hành du lịch nội địa của người phụ trách kinh doanh dịch vụ lữ hành.
- Bản sao chứng thực quyết định bổ nhiệm hoặc hợp đồng lao động giữa doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành với người phụ trách kinh doanh dịch vụ lữ hành.
Điều kiện kinh doanh dịch vụ lữ hành hiện nay ra sao?
Người nước ngoài muốn kinh doanh dịch vụ lữ hành tại Việt Nam phải đảm bảo doanh nghiệp mình góp vốn có những điều kiện sau:
- Là doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp;
- Ký quỹ kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế tại ngân hàng;
- Người phụ trách kinh doanh dịch vụ lữ hành phải tốt nghiệp cao đẳng trở lên chuyên ngành về lữ hành; trường hợp tốt nghiệp cao đẳng trở lên chuyên ngành khác phải có chứng chỉ nghiệp vụ điều hành du lịch quốc tế.
Người phụ trách kinh doanh dịch vụ lữ hành là người giữ một trong các chức danh sau: chủ tịch hội đồng quản trị; chủ tịch hội đồng thành viên; chủ tịch công ty; chủ doanh nghiệp tư nhân; tổng giám đốc; giám đốc hoặc phó giám đốc; trưởng bộ phận kinh doanh dịch vụ lữ hành.
Chuyên ngành về lữ hành bao gồm một trong các chuyên ngành sau:
- Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành;
- Quản trị lữ hành;
- Điều hành tour du lịch;
- Marketing du lịch;
- Du lịch;
- Du lịch lữ hành;
- Quản lý và kinh doanh du lịch.
Văn bằng do cơ sở đào tạo nước ngoài cấp phải được công nhận theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội.
Người nước ngoài được kinh doanh dịch vụ lữ hành không?
Theo quy định tại Luật Du lịch 2017, nhà đầu tư nước ngoài được góp vốn với đối tác Việt Nam để thành lập doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành theo pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
Như vậy, người nước ngoài được phép kinh doanh dịch vụ lữ hành tại Việt Nam theo hình thức góp vốn với đối tác Việt Nam. Họ chỉ được góp vốn để hình thành doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài; không được thành lập công ty riêng của mình.
Về phạm vi hoạt động, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chỉ được kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế phục vụ khách du lịch quốc tế đến Việt Nam. Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế có hai hình thức kinh doanh là dẫn khách ra nước ngoài; và tiếp khách đến Việt Nam. Tuy nhiên, doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành có vốn đầu tư nước ngoài chỉ được phục vụ khách du lịch quốc tế đến Việt Nam.
Mời bạn xem thêm bài viết
- Đơn xin xác nhận nhà ở để bất điện
- Mẫu tờ khai đăng ký kết hôn mới năm 2022
- Dãy số mặt sau Căn cước công dân có ý nghĩa gì?
Thông tin liên hệ
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề “Đổi giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành trong bao nhiêu ngày?″. Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan như điều kiện cấp phép bay flycam, dịch vụ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, hợp pháp hóa lãnh sự ở hà nội, đăng ký hóa đơn điện tử; dịch vụ luật sư thành lập công ty trọn gói giá rẻ… Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư X để được hỗ trợ, giải đáp.
Liên hệ hotline: 0833.102.102.
- FaceBook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Khi đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành, doanh nghiệp phải nộp phí thẩm định và lệ phí cấp giấy phép theo quy định tại Thông tư 33/2018/TT-BTC quy định về phí thẩm định cấp GPKD lữ hành quốc tế, lữ hành nội địa; thẩm định cấp thẻ hướng dẫn viên du lịch; cấp giấy phép thành lập VPĐD tại Việt Nam của doanh nghiệp lữ hành nước ngoài. Cụ thể:
Phí thẩm định có mức: 3.000.000 đồng/giấy phép.
– Được thành lập theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp; có đăng ký ngành nghề kinh doanh về dịch vụ lữ hành.
– Người phụ trách kinh doanh dịch vụ lữ hành phải tốt nghiệp chuyên ngành lữ hành từ bậc trung cấp trở lên.
– Trường hợp tốt nghiệp trung cấp trở lên chuyên ngành khác phải có chứng chỉ nghiệp vụ điều hành du lịch nội địa. Ký quỹ kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa tại ngân hàng với mức kỹ quỹ là 100.000.000 đồng.
Đối với Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế; cơ quan có thẩm quyền cấp phép là Tổng cục Du lịch thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
Đối với Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa; cơ quan có thẩm quyền cấp phép là Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch – nơi doanh nghiệp có trụ sở.