Kinh doanh tour du lịch trong nước phải đáp ứng những điều kiện nào?

13/08/2022
Kinh doanh tour du lịch trong nước phải đáp ứng những điều kiện nào?
342
Views

Hiện nay đời sống người dân ngày càng được nâng cao, cuộc sống hiện đại với guồng quay công việc đầy áp lực khiến cho con người ta có xu hướng thích đi du lịch để thư giãn và khám phá những điều mới mẻ hơn. Kinh doanh dịch vụ lữ hành cũng từ đó mà ngày càng trở nên phổ biến hơn. Tuy nhiên, đây là một ngành nghề kinh doanh có điều kiện, bởi vậy, trước khi hoạt động trong lĩnh vực này, doanh nghiệp cần tìm hiểu kỹ các quy định của pháp luật về điều kiện đăng ký kinh doanh dịch vụ lữ hành. Xin mời các bạn độc giả cùng tìm hiểu qua bài viết của Luật sư 247 để hiểu và nắm rõ được những quy định về “Kinh doanh tour du lịch trong nước phải đáp ứng những điều kiện nào?” có thể giúp các bạn độc giả hiểu sâu hơn về pháp luật.

Căn cứ pháp lý:

Kinh doanh tour du lịch là gì?

Kinh doanh du lịch nói chung bao gồm 5 lĩnh vực, loại hình như sau:

  • Kinh doanh du lịch lữ hành bao gồm: lữ hành nội địa và lữ hành quốc tế;
  • Kinh doanh lưu trú du lịch;
  • Kinh doanh ăn uống;
  • Kinh doanh vận chuyển du lịch;
  • Kinh doanh dịch vụ bổ sung, chẳng hạn các hoạt động vui chơi, giải trí, triển lãm, hỗ trợ đăng ký visa, vé máy bay và các dịch vụ hỗ trợ trong thời gian khách lưu trú khác…

Kinh doanh tour du lịch (lữ hành) là 1 trong 5 loại hình kinh doanh du lịch. Đây cũng là lĩnh vực kinh doanh đặc trưng và mang về khá nhiều lợi ích kinh tế cho ngành du lịch nói chung. Tuy nhiên, để có thể hoạt động kinh doanh dịch vụ lữ hành (nội địa và quốc tế), doanh nghiệp cần đảm bảo khá nhiều điều kiện cũng như hiểu đúng và đủ các quy định của ngành nghề.

Kinh doanh tour du lịch trong nước phải đáp ứng những điều kiện nào?
Kinh doanh tour du lịch trong nước phải đáp ứng những điều kiện nào?

Kinh doanh tour du lịch trong nước phải đáp ứng những điều kiện nào?

Điều kiện đăng ký kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa được pháp luật quy định cụ thể tại khoản 1 điều 31 Luật du lịch 2017, theo đó muốn kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa doanh nghiệp cần đáp ứng được cái điều kiện sau:

1. Là doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp;

2. Ký quỹ kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa tại ngân hàng với số tiền là 100.000.000 đồng;

3. Người phụ trách kinh doanh dịch vụ lữ hành phải tốt nghiệp cao đẳng trở lên chuyên ngành về lữ hành; trường hợp tốt nghiệp cao đẳng trở lên chuyên ngành khác phải có chứng chỉ nghiệp vụ điều hành du lịch quốc tế.

Chuyên ngành về lữ hành gồm:

– Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành;

– Quản trị lữ hành;

– Điều hành tour du lịch;

– Marketing du lịch;

– Du lịch;

– Du lịch lữ hành;

– Quản lý và kinh doanh du lịch.

Lưu ý:

Nghị định 168/2017/NĐ-CP quy định chi tiết quy trình ký quỹ kinh doanh dịch vụ lữ hành như sau:

Doanh nghiệp thực hiện ký quỹ bằng đồng Việt Nam tại ngân hàng thương mại, ngân hàng hợp tác xã hoặc chi nhánh ngân hàng nước ngoài thành lập và hoạt động tại Việt Nam và được hưởng lãi suất theo thỏa thuận giữa doanh nghiệp và ngân hàng nhận ký quỹ phù hợp với quy định của pháp luật. Tiền ký quỹ phải được duy trì trong suốt thời gian doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành.

  • Về nộp tiền ký quỹ và cấp Giấy chứng nhận tiền ký quỹ

Khi doanh nghiệp có yêu cầu nộp tiền ký quỹ vào tài khoản tại ngân hàng, ngân hàng nhận ký quỹ và doanh nghiệp thực hiện giao kết hợp đồng ký quỹ. Trên cơ sở hợp đồng ký quỹ, ngân hàng nhận ký quỹ thực hiện phong tỏa số tiền ký quỹ của doanh nghiệp gửi tại ngân hàng.

Hợp đồng ký quỹ có các nội dung chính gồm: Tên, địa chỉ, người đại diện của doanh nghiệp; tên, địa chỉ, người đại diện của ngân hàng; lý do nộp tiền ký quỹ; số tiền ký quỹ; lãi suất tiền gửi ký quỹ; trả lãi tiền gửi ký quỹ; sử dụng tiền ký quỹ; rút tiền ký quỹ; hoàn trả tiền ký quỹ; trách nhiệm của các bên liên quan và các thỏa thuận khác phù hợp với quy định của pháp luật và không trái với quy định tại Nghị định này.

Sau khi phong tỏa số tiền ký quỹ, ngân hàng nhận ký quỹ cấp Giấy chứng nhận tiền ký quỹ kinh doanh dịch vụ lữ hành cho doanh nghiệp theo Mẫu số 01 quy định tại Phụ lục kèm theo Nghị định 168/2017/NĐ-CP.

  • Về quản lý, sử dụng tiền ký quỹ

Trong trường hợp khách du lịch bị chết, bị tai nạn, rủi ro, bị xâm hại tính mạng cần phải đưa về nơi cư trú hoặc điều trị khẩn cấp mà doanh nghiệp không có khả năng bố trí kinh phí để giải quyết kịp thời, doanh nghiệp gửi đề nghị giải tỏa tạm thời tiền ký quỹ đến cơ quan cấp giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành. Trong thời hạn 48 giờ kể từ thời điểm nhận được đề nghị của doanh nghiệp, cơ quan cấp giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành xem xét và đề nghị ngân hàng cho doanh nghiệp trích tài khoản tiền ký quỹ để sử dụng hoặc từ chối.

Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày tiền được rút khỏi tài khoản tiền ký quỹ, doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành có trách nhiệm bổ sung số tiền ký quỹ đã sử dụng để bảo đảm mức ký quỹ theo quy định tại Điều 14 Nghị định này. Trường hợp doanh nghiệp không thực hiện, ngân hàng gửi văn bản thông báo cho cơ quan cấp phép để có biện pháp xử lý theo quy định của pháp luật.

  • Doanh nghiệp gửi văn bản đề nghị hoàn trả tiền ký quỹ đến ngân hàng trong những trường hợp sau đây:
  • Có thông báo bằng văn bản của cơ quan cấp giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành về việc doanh nghiệp không được cấp giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành hoặc thay đổi ngân hàng nhận ký quỹ;
  • Có văn bản của cơ quan cấp giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành về việc hoàn trả tiền ký quỹ sau khi thu hồi giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành.

Hồ sơ cần thiết để hoạt động kinh doanh tour du lịch trong nước?

Bước 1 – Thủ tục thành lập công ty du lịch lữ hành

 Hồ sơ thành lập công ty du lịch lữ hành

Tương tự thủ tục thành lập công ty kinh doanh những ngành nghề khác, khi thành lập công ty du lịch bạn cần thực hiện các việc sau

Chuẩn bị hồ sơ thành lập công ty du lịch lữ hành:

  • Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp;
  • Điều lệ công ty;
  • Bản sao hợp lệ CMND/CCCD/hộ chiếu;
  • Quyết định của tổ chức góp vốn (công ty góp vốn);
  • Danh sách thành viên/cổ đông (công ty TNHH 2 thành viên trở lên và công ty cổ phần);
  • Giấy ủy quyền cho người thực hiện thủ tục (nếu không phải đại diện pháp luật nộp hồ sơ).

 Hình thức nộp hồ sơ thành lập công ty lữ hành và cơ quan tiếp nhận hồ sơ

  • Nộp online tại Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp;
  • Nộp trực tiếp tại Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở KH&ĐT cấp tỉnh, thành phố nơi doanh nghiệp đặt trụ sở kinh doanh.

 Thời gian xử lý hồ sơ

Trong vòng 5 ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, Sở KH&ĐT sẽ xem xét và cấp giấy chứng nhận đăng ký thành lập doanh nghiệp hoặc yêu cầu bổ sung, điều chỉnh nếu hồ sơ chưa hợp lệ.

Bước 2 – Thủ tục xin giấy phép kinh doanh du lịch lữ hành

Hồ sơ xin giấy phép kinh doanh lữ hành

Sau khi nhận được giấy chứng nhận đăng ký thành lập doanh nghiệp, bạn tiếp tục chuẩn bị hồ sơ xin giấy phép kinh doanh hoạt động ngành nghề du lịch lữ hành.

Chuẩn bị hồ sơ xin giấy phép con (giấy phép kinh doanh lữ hành nội địa/quốc tế):

  • Đơn đề nghị xin cấp giấy phép kinh doanh lữ hành nội địa/quốc tế;
  • Bản sao công chứng giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;
  • Giấy chứng nhận doanh nghiệp đã ký quỹ tại ngân hàng;
  • Bản sao công chứng văn bằng, chứng chỉ hoặc các loại giấy phép liên quan.

Cơ quan tiếp nhận và thời gian xử lý hồ sơ

Tổng cục Du lịch, nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính sẽ tiếp nhận hồ sơ, thẩm định và cấp giấy phép kinh doanh lữ hành nội địa hoặc giấy phép lữ hành quốc tế cho doanh nghiệp trong vòng 10 ngày.

Thông tin liên hệ

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề “Kinh doanh tour du lịch trong nước phải đáp ứng những điều kiện nào?” . Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến thành lập doanh nghiệp, lập hóa đơn điện tử, xin hợp pháp hóa lãnh sự ở Hà Nội, dịch vụ công chứng tại nhà của chúng tôi… Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư 247 để được hỗ trợ, giải đáp. 

Để được tư vấn cũng như trả lời những thắc mắc của khách hàng trong và ngoài nước thông qua web Luatsux.vn, lsx.vn, web nước ngoài Lsxlawfirm,…

Liên hệ hotline: 0833.102.102.

Câu hỏi thường gặp

Mở công ty du lịch cần bao nhiêu vốn?

Khi mở công ty lữ hành quốc tế cần lập vốn ký quỹ tại ngân hàng, với số tiền:
Đối với phục vụ khách du lịch quốc tế vào Việt Nam: lớn hơn 250 triệu đồng.
Đối với phục vụ khách du khách Việt Nam ra nước ngoài: lớn hơn 500 triệu đồng.
Vốn điều lệ/vốn pháp định của công ty ít nhất phải bằng hoặc lớn hơn vốn ký quỹ.

Để mở công ty du lịch cần trình độ thế nào?

Đối với dịch vụ lữ hành nội địa: từ bậc trung cấp trở lên.
Đối với dịch vụ lữ hành quốc tế: từ bậc cao đẳng trở lên.
Hoặc bạn có thể tốt nghiệp các chuyên ngành khác nhưng phải có chứng chỉ nghiệp vụ điều hành du lịch nội địa hoặc quốc tế, tùy lĩnh vực.

Nộp hồ sơ thành lập công ty du lịch ở đâu?

Hồ sơ thành lập công ty được nộp trực tiếp tại phòng ĐKKD thuộc Sở KH&ĐT cấp tỉnh, thành phố nơi đặt trụ sở kinh doanh của công ty. Hoặc nộp online, theo đường dẫn Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
Sau khi hoàn tất thủ tục thành lập, doanh nghiệp sẽ làm hồ sơ gửi cơ quan chuyên môn về du lịch cấp tỉnh hoặc Tổng cục Du lịch để xin cấp phép hoạt động kinh doanh du lịch, lữ hành.

5/5 - (1 bình chọn)

Comments are closed.