Rải tiền thật trong đám tang có vi phạm pháp luật hay không?

13/08/2022
Rải tiền thật trong đám tang có vi phạm pháp luật hay không?
531
Views

Chào Luật sư, gần nhà tôi có đám tang. Hôm qua là ngày chôn cất, tôi thấy họ rải tiền thật. Không biết Luật quy định vấn đề này ra sao? Rải tiền thật trong đám tang có vi phạm pháp luật hay không? Rải tiền thật trong đám tang có vi phạm pháp luật hay không? Tại sao có một số người lại rải tiền thật trong đám tang? Rải tiền thật trong đám tang để làm gì? Mong Luật sư tư vấn giúp tôi. Tôi xin chân thành cảm ơn Luật sư.

Rải tiền thật trong đám tang là gì?

Thực tế, đạo Phật không khuyến khích sử dụng vàng mã, vứt tiền hay bày vẽ lễ lạt tốn kém. Hơn nữa, âm – dương cách biệt, cho dù chúng ta đưa tiền thật thì với thế giới người âm cũng đâu thể sử dụng được, chỉ gây phung phí, ô nhiễm môi trường. Cứ hình dung tiền bị rải đầy đường, gió thổi bay lung tung rất mất vệ sinh và gây nguy hiểm cho người đi đường nếu nó làm cản trở tầm nhìn hoặc khiến họ giật mình.

Có thể nói, đây không phải là tập tục của người xưa mà là sự “bày vẽ” của những người thời hiện đại do “phú quý sinh lễ nghĩa”, sau đó người ta bắt chước làm theo và tin rằng nó là văn hóa xuất phát từ xa xưa. Hơn nữa, đây chỉ là một biện pháp trấn an về mặt tâm lý chứ không có một ý nghĩa nào. Đồng tiền là thước đo giá trị sức lao động. Tiễn người chết ra nghĩa trang mà rải tiền chẳng khác nào coi thường sức lao động của mình.

Việc rải tiền không chỉ đang vô tình gây lãng phí mà còn khiến người đi đường gặp nguy hiểm, gây mất mỹ quan đô thị vì những tờ tiền thật, tiền giả bị rải trên đường trông như rác được vứt ra. Từ chỗ rải tiền vàng mã đến rải luôn tiền thật trong các đám tang là hành động coi nhẹ đồng tiền được pháp luật bảo hộ. Không có quy định nào của pháp luật cho phép người dân rải tiền thật trong đám tang. Vì thế hành động này cũng có thể xem là vi phạm pháp luật. Đó là tội “cố ý hủy hoại tiền tệ”.

Tiền dù là đang nằm trong túi của ai đi chăng nữa cũng là tài sản quốc gia. Hành vi hủy hoại tiền tệ, ngoài việc gây lãng phí và phản cảm, nếu diễn ra trên diện rộng và quy mô lớn còn có thể gây bất ổn tài chính, tạo tâm lý thiếu niềm tin vào đồng nội tệ. Trên thế giới, từng có nhiều người bị kết tội này. Thế nên, dù là tiền có mệnh giá nhỏ, nhưng cũng không vì thế mà chúng ta có thể dễ dàng ném đi ở dọc đường như vậy.

Rải tiền thật trong đám tang có vi phạm pháp luật hay không?
Rải tiền thật trong đám tang có vi phạm pháp luật hay không?

Rải tiền thật trong đám tang có vi phạm pháp luật hay không?

Căn cứ Khoản 1 Điều 10 Thông tư 04/2011/TT-BVHTTDL bị sửa đổi bởi Khoản 3 Điều 2 Thông tư 30/2018/TT-BVHTTDL quy định về tổ chức lễ tang như sau:

1. Lễ tang được tổ chức tại nhà hoặc tại địa điểm công cộng phải thực hiện các quy định sau:

a) Lễ tang phải được tổ chức chu đáo, trang nghiêm, tiết kiệm, phù hợp với tập quán, truyền thống văn hoá dân tộc và hoàn cảnh gia đình người qua đời;

b) Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn có trách nhiệm tạo điều kiện thuận lợi cho việc tổ chức lễ tang chu đáo; vận động gia đình có người từ trần xoá bỏ các hủ tục lạc hậu, các hành vi mê tín dị đoan trong lễ tang;

c) Việc quàn ướp thi hài thực hiện theo Thông tư số 02/2009/TT-BYT ngày 26 tháng 5 năm 2009 của Bộ Y tế hướng dẫn vệ sinh trong hoạt động mai táng và hỏa táng.

d) Việc mặc tang phục và treo cờ tang trong lễ tang thực hiện theo truyền thống của địa phương, dân tộc và tôn giáo; chỉ treo cờ tang tại địa điểm tổ chức lễ tang;

đ) Không cử nhạc tang trước 06 giờ sáng và sau 22 giờ đêm; âm thanh đảm bảo không vượt quá độ ồn cho phép theo tiêu chuẩn Việt Nam thực hiện tại bản tiêu chuẩn Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định số 2351/1998/QĐ-BKHCNMT ngày 5 tháng 12 năm 1998 của Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường (nay là Bộ Khoa học và Công nghệ).

Trường hợp người qua đời theo một tôn giáo hoặc là đồng bào dân tộc thiểu số, trong lễ tang được sử dụng nhạc tang của tôn giáo hoặc của dân tộc thiểu số đó; không sử dụng các nhạc khúc không phù hợp trong lễ tang;

e) Cấm rải tiền Việt Nam và các loại tiền của nước ngoài trên đường đưa tang;

g) Người qua đời phải được chôn cất trong nghĩa trang; trường hợp chưa xây dựng được nghĩa trang, Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn có trách nhiệm hướng dẫn nhân dân tổ chức chôn cất phù hợp với quy hoạch quỹ đất của địa phương;

h) (bãi bỏ)

i) Nghiêm cấm lợi dụng việc tang để hành nghề mê tín dị đoan dưới mọi hình thức; nghiêm cấm lợi dụng việc tang để cản trở việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ công dân trước pháp luật.

Như vậy, hành vi rải tiền Việt Nam và các loại tiền của nước ngoài trên đường đưa tang là hành vi vi phạm pháp luật nên gia đình bạn không thể rải tiền thật trên đường đưa tang.

Rải tiền khi đưa tang có bị xử phạt tiền theo quy định của pháp luật?

Ở góc độ pháp luật tiền tệ; Quyết định 130 của Thủ tướng Chính phủ về bảo vệ tiền Việt Nam; nghiêm cấm hủy hoại đồng tiền bằng bất kỳ hình thức nào. Điểm e Điều 10 Thông tư 04/2011/TT-BVHTTDL ngày 21/1/2011 của Bộ VH-TT&DL ;cũng quy định: “Cấm rải tiền Việt Nam và các loại tiền của nước ngoài trên đường đưa tang”.

Nếu vi phạm sẽ bị xử phạt 1-3 triệu đồng theo khoản 2 Điều 18 Nghị định 75/2010/NĐ-CP ngày 12/7/2010 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động văn hóa. Nếu việc rải tiền mà làm tiền mất đi giá trị sử dụng, đốt, xé, biến dạng… thì người thực hiện hành vi này có thể bị xử phạt hành chính từ 10-15 triệu đồng theo quy định của Điều 3 Quyết định 130/2003 về việc hủy hoại tiền tệ Việt Nam  

Đồng thời, hành vi hủy hoại tiền cũng có thể bị xử lý hình sự, nếu số tiền đó là tài sản của người khác. Cụ thể, theo Điều 178 Bộ luật Hình sự năm 2015 quy định về tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản như sau: Người nào hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác trị giá từ 2 triệu đồng đến dưới 50 triệu đồng hoặc dưới 2 triệu đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 10-50 triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm:…Khi đó, người phạm tội cần luật sư để có cách bảo đảm quyền lợi tốt nhất cho mình.

Rải vàng mã khi đưa tang có bị xử phạt hành chính không?

Theo điểm d khoản 1 Điều 20 Nghị định 155/2016 quy định về xử phạt hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường thì hành vi rải vàng mã sẽ bị phạt tiền 5-7 triệu đồng do vứt, thải rác thải sinh hoạt trên vỉa hè, đường phố, hệ thống thoát nước thải đô thị hoặc hệ thống thoát nước mặt trong khu vực đô thị. 

Tuy nhiên, trên thực tế,  ngay trong lúc gia đình tang gia bối rối, chính quyền sẽ tuyên truyền vận động không rải vàng mã, trường hợp xử phạt ngay thì sẽ có phản ứng ngược lại. Cho nên, nhiều địa phương chưa dám xử phạt đối với các hành vi này.

Riêng đối với các chủ trại hòm, UBND địa phương cũng làm cam kết với chủ cơ sở yêu cầu không ký kết dịch vụ rải vàng mã. Nếu người của cơ sở trại hòm rải vàng mã thì sẽ xử phạt hành chính đúng theo quy định của pháp luật.

Hiện nay còn tồn tại những cách làm cần phải thay đổi như tổ chức tang kéo dài, dựng phông bạt lấn chiếm lòng lề đường; kèn trống, hát hò gây ô nhiễm tiếng ồn; rải vàng mã. Việc xử lý hành vi rải vàng mã trong đám tang cần làm đồng bộ trong một tỉnh, thành, thậm chí cả nước. 

Tục lệ rải vàng mã, rải tiền khi đưa tang của Việt Nam thế nào?

Tình trạng rải tiền giấy vàng mã khi tổ chức đưa tang trước đây là một tục lệ lâu nay. Tuy nhiên, việc này theo nhiều người không thực sự cần thiết và đang gây ô nhiễm môi trường, lãng phí.

Thậm chí, chuyện có nên rải vàng mã trong đám tang vẫn còn nhiều ý kiến trái chiều; ngay trong gia đình nhiều người cũng tranh cãi; về việc có rải vàng mã hay không.

Từ thực trạng nêu trên, vấn đề đặt ra là liệu có thể ngăn chặn được hành vi rải tiền vàng mã lẫn tiền thật và ném, vứt bỏ tiền đang lưu hành tại các đám tang, các lễ hội bằng cách tuyên truyền, vận động hay ban hành các chỉ thị, lệnh cấm thông qua những văn bản chỉ đạo, điều hành của cơ quan chức năng? Và điều ấy là cần, nhưng vẫn không đủ, mà cần phải xử lý nghiêm những trường hợp điển hình để làm gương.

Rải tiền thật trong đám tang có vi phạm pháp luật hay không?
Rải tiền thật trong đám tang có vi phạm pháp luật hay không?

Mời bạn xem thêm bài viết

Thông tin liên hệ

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật sư 247 về chủ đề: “Rải tiền thật trong đám tang có vi phạm pháp luật hay không?”. Chúng tôi hi vọng rằng bài viết có giúp ích được cho bạn.

Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ của Luật sư 247 về thủ tục thành lập công ty mới, các quy định pháp luật về điều kiện thành lập, hợp thức hóa lãnh sự và giải thể doanh nghiệp; hồ sơ quyết toán thuế tncn… Hãy liên hệ qua số điện thoại: 0833.102.102

Câu hỏi thường gặp

Rải tiền trong đám tang có bị xử phạt bổ sung không?

Tịch thu toàn bộ tang vật, phương tiện thực hiện hành vi vi phạm tại các Khoản 2, 3, 4 Điều này, giao cơ quan có thẩm quyền xử lý.

Rải tiền thật trong đám tang bị phạt bao nhiêu?

Hành vi rải tiền thật trong đám tang dẫn đến phá hoại, hủy hoại tiền sẽ bị phạt từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng.

Quy định về thổi kèn tây trong đám tang thế nào?

 Không cử nhạc tang trước 06 giờ sáng và sau 22 giờ đêm; âm thanh đảm bảo không vượt quá độ ồn cho phép theo tiêu chuẩn Việt Nam thực hiện tại bản tiêu chuẩn Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định số 2351/1998/QĐ-BKHCNMT ngày 5 tháng 12 năm 1998 của Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường (nay là Bộ Khoa học và Công nghệ).
Trường hợp người qua đời theo một tôn giáo hoặc là đồng bào dân tộc thiểu số, trong lễ tang được sử dụng nhạc tang của tôn giáo hoặc của dân tộc thiểu số đó; không sử dụng các nhạc khúc không phù hợp trong lễ tang;

5/5 - (2 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật khác

Comments are closed.