Doanh nghiệp nợ tiền đóng BHXH người lao động được chốt sổ BHXH không?

13/07/2021
Doanh nghiệp nợ tiền đóng BHXH người lao động được chốt sổ BHXH không?
587
Views

Chào luật sư. Tôi muốn hỏi vấn đề chốt sổ bảo hiểm như sau. Tôi làm ở doanh nghiệp xuất khẩu được 5 năm từ 2014 đến tháng 10/2019. Trong thời gian này tôi có đóng BHXH thường xuyên. Đến tháng 11/2019 tôi xin nghỉ việc ở công ty, sau đó nhận được quyết định cho nghỉ việc. Tôi lên làm việc với ban nhân sự để chốt sổ BHXH. Công ty nói chưa chốt sổ được cho tôi bởi doanh nghiệp gặp khó khăn nên đang nợ tiền đóng BHXH. Trong trường hợp này tôi muốn chốt sổ thì phải làm thế nào? Tôi có được chốt sổ không?

Rất mong nhận được sự phản hồi của luật sư! Tôi xin cảm ơn!

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến chúng tôi. Luật sư 247 sẽ giải đáp thắc của bạn như sau:

Căn cứ pháp lý

Nội dung tư vấn

Trách nhiệm trả sổ BHXH của người sử dụng lao động

Căn cứ theo quy định tại Khoản 5 Điều 21 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 về trách nhiệm của NSDLĐ:

“Điều 21. Trách nhiệm của người sử dụng lao động

5. Phối hợp với cơ quan bảo hiểm xã hội trả sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động, xác nhận thời gian đóng bảo hiểm xã hội khi người lao động chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc thôi việc theo quy định của pháp luật.”

Xem thêm: Hướng dẫn người lao động tra cứu mã BHXH nhanh chóng chính xác.

Doanh nghiệp nợ tiền đóng BHXH người lao động được chốt sổ BHXH không?

Theo Điểm 1.2, Khoản 72 Điều 1 của Quyết định 505/QĐ-BHXH năm 2020:

Đối với doanh nghiệp nợ tiền BHXH nếu người lao động đủ điều kiện hưởng BHXH; hoặc chấm dứt hợp đồng lao động thì doanh nghiệp có trách nhiệm:

  • Đóng đủ BHXH, BHTN, BHTNLĐ, BNN; bao gồm cả tiền lãi chậm đóng theo quy định, cơ quan BHXH xác nhận sổ BHXH để kịp thời giải quyết chế độ BHXH, BHTN cho người lao động.
  • Trường hợp đơn vị chưa đóng đủ thì xác nhận sổ BHXH đến thời điểm đã đóng BHXH, BHTN, BHTNLĐ, BNN. Sau khi thu hồi được số tiền đơn vị còn nợ thì xác nhận bổ sung trên sổ BHXH.

Như vậy, người lao động vẫn có thể được chốt sổ bảo hiểm khi doanh nghiệp nợ tiền đóng BHXH. Tuy nhiên, thực tế có trường hợp doanh nghiệp cố tình không đóng đủ tiền BHXH, BHTN, BHTNLĐ, BNN dẫn đến ảnh hưởng đến việc xác nhận thời gian tham gia bảo hiểm của người lao động.

Để bảo vệ quyền lợi của mình, người lao động có quyền khiếu nại tới Chánh Thanh tra Sở Lao động – Thương binh; và Xã hội nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính; hoặc làm đơn khởi kiện tới Tòa án nhân dân nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính về hành vi vi phạm của doanh nghiệp.

Xử phạt doanh nghiệp về hành vi chậm đóng BHXH bắt buộc

Trên cơ sở khiếu nại bên Thanh tra lao động sẽ tiến hành kiểm tra; và xử phạt doanh nghiệp về hành vi chậm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp; theo quy định tại Điều 5 và Khoản 4 Điều 38 Nghị định 28/2020/NĐ-CP, với mức phạt cụ thể như sau:

  • Phạt tiền với mức từ 24% đến 30% tổng số tiền phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc; bảo hiểm thất nghiệp tại thời điểm lập biên bản vi phạm hành chính nhưng tối đa không quá 150.000.000 đồng.
  • Buộc truy nộp số tiền bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp chưa đóng, chậm đóng.
  • Buộc đóng số tiền lãi của số tiền bảo hiểm xã hội bắt buộc; bảo hiểm thất nghiệp chưa đóng, chậm đóng theo mức lãi suất của hoạt động đầu tư từ Quỹ bảo hiểm xã hội trong năm

Mời bạn xem thêm bài viết:

Trên đây là tư vẫn của Luật sư 247 về “Doanh nghiệp nợ tiền đóng BHXH người lao động được chốt sổ BHXH không“. Nếu có thắc mắc gì về Dịch vụ nhận bảo hiểm xã hội 1 lần xin vui lòng liên hệ: 0936408102 để được tư vấn và hỗ trợ kịp thời.

Câu hỏi thường gặp

Quy định về đóng bảo hiểm xã hội lần đầu?

Khi thành lập doanh nghiệp và sử dụng người lao động; phần lớn các công ty sẽ phải ngay lập tức làm thủ tục đóng bảo hiểm xã hội lần đầu cho nhân viên của mình. Việc không thực hiện thủ tục sẽ được coi là vi phạm và sẽ bị xử phạt tùy mức độ.

Không đăng ký đóng bảo hiểm xã hội có thể bị đi tù?

Nếu doanh nghiệp không tiến hành đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động; thì sẽ bị xử lý theo quy định pháp luật. Nhẹ thì xử phạt hành chính, nặng thì phạt tù! Mức xử phạt vi phạm hành chính tại nghị định 95/2013/NĐ-CP.Ngoài việc phải nộp phạt; doanh nghiệp vẫn phải đóng số tiền bảo hiểm cần nộp, và nộp cả tiền lãi với số tiền này nữa. Nếu đã bị phạt hành chính mà doanh nghiệp vẫn tái phạm; thì có thể bị phạt tù theo quy định của bộ luật hình sự. Mức xử phạt như sau
Phạt tù: Cao nhất đến 7 năm tù giam
Phạt tiền: Cao nhất đến 3 tỷ đồng
Mức phạt rất nặng, và cơ chế thanh tra, xử phạt ngày càng xiết chặt. Doanh nghiệp không nên vì lợi ích nhỏ mà phải chịu những hình phạt nặng nề như vậy.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Bảo hiểm y tế

Trả lời