Để nâng cao tay nghề, nhiều doanh nghiệp sẽ đưa lao động sang nước ngoài để thực tập và học hỏi kinh nghiệm. Vậy điều kiện của doanh nghiệp Việt Nam đưa người lao động Việt Nam đi thực tập ở nước ngoài là gì? Doanh nghiệp đưa lao động VN đi thực tập ở nước ngoài có cần đăng ký không? Thủ tục đăng ký đưa người lao động Việt Nam đi thực tập ở nước ngoài năm 2022 như thế nào? Bài viết sau đây của Luật sư 247 sẽ giúp quý bạn đọc giải đáp thắc mắc về những vấn đề này, mời bạn cùng theo dõi nhé.
Căn cứ pháp lý
Điều kiện của doanh nghiệp Việt Nam đưa người lao động Việt Nam đi thực tập ở nước ngoài
1. Có hợp đồng nhận lao động thực tập với cơ sở tiếp nhận thực tập ở nước ngoài để đưa người lao động Việt Nam đi đào tạo, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề ở nước ngoài phù hợp với quy định tại Điều 37 của Luật này và đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại Điều 39 của Luật này chấp thuận.
2. Có tiền ký quỹ thực hiện hợp đồng nhận lao động thực tập theo quy định của Chính phủ. Mức tiền ký quỹ bằng 10% một lượt vé máy bay hạng phổ thông từ nơi làm việc về Việt Nam tính theo số lượng người lao động đi làm việc ở nước ngoài trong Hợp đồng nhận lao động thực tập.
3. Chỉ được đưa người lao động có hợp đồng lao động và hợp đồng đào tạo nghề ở nước ngoài đi đào tạo, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề tại cơ sở tiếp nhận thực tập ở nước ngoài theo hợp đồng nhận lao động thực tập.
4. Ngành, nghề, công việc cụ thể người lao động Việt Nam đi đào tạo, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề ở nước ngoài phải phù hợp với lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp.
Như vậy, doanh nghiệp muốn được đưa người lao động Việt Nam đi đào tạo, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề ở nước ngoài thì cần đáp ứng đủ các điều kiện nêu trên thì mới được cơ quan có thẩm quyền chấp thuận thực hiện.
Doanh nghiệp đưa lao động VN đi thực tập ở nước ngoài có cần đăng ký không?
Theo quy định nêu trên, có thể thấy doanh nghiệp hỉ được đưa người lao động có hợp đồng lao động và hợp đồng đào tạo nghề ở nước ngoài đi đào tạo, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề tại cơ sở tiếp nhận thực tập ở nước ngoài theo hợp đồng nhận lao động thực tập.
Như vậy, một trong những điều kiện để đưa lao động Việt Nam đi thực tập ở nước ngoài là phải đăng ký hợp đồng nhận lao động thực tập. Do đó, doanh nghiệp đưa lao động Việt Nam đi thực tập ở nước ngoài cần phải làm thủ tục đăng ký hợp đồng nhận lao động thực tập.
Hồ sơ đăng ký đưa người lao động Việt Nam đi thực tập ở nước ngoài bao gồm những giấy tờ gì?
Hồ sơ đăng ký hợp đồng nhận lao động thực tập bao gồm:
– Văn bản đăng ký hợp đồng nhận lao động thực tập;
– Bản sao hợp đồng nhận lao động thực tập kèm theo bản dịch tiếng Việt được chứng thực;
– Tài liệu chứng minh việc đưa người lao động Việt Nam đi đào tạo, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề ở nước ngoài phù hợp với pháp luật của nước tiếp nhận lao động;
– Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và giấy tờ chứng minh việc ký quỹ của doanh nghiệp theo quy định tại khoản 2 Điều 36 Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng 2020.
Trong đó Hợp đồng nhận lao động thực tập phải phù hợp với pháp luật Việt Nam, pháp luật của nước tiếp nhận lao động thực tập và có những nội dung sau đây:
– Thời hạn thực tập;
– Số lượng người lao động; ngành, nghề thực tập; độ tuổi của người lao động;
– Địa điểm thực tập;
– Điều kiện, môi trường thực tập;
– Thời giờ thực tập, thời giờ nghỉ ngơi;
– An toàn, vệ sinh lao động;
– Tiền lương, tiền công;
– Điều kiện ăn, ở, sinh hoạt, đi lại;
– Chế độ khám bệnh, chữa bệnh;
– Chế độ hảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, bảo hiểm khác (nếu có);
– Điều kiện chấm dứt hợp đồng trước thời hạn và trách nhiệm bồi thường thiệt hại;
– Trách nhiệm trả chi phí đi lại từ Việt Nam đến nơi thực tập và ngược lại;
– Trách nhiệm của các bên khi người lao động gặp rủi ro trong thời gian thực tập ở nước ngoài;
– Trách nhiệm của các bên trong việc giải quyết vấn đề phát sinh đối với người lao động trong thời gian thực tập ở nước ngoài;
– Cơ chế, thủ tục và pháp luật áp dụng để giải quyết tranh chấp;
– Thỏa thuận khác không trái pháp luật và đạo đức xã hội.
Thủ tục đăng ký đưa người lao động Việt Nam đi thực tập ở nước ngoài năm 2022
Căn cứ Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng 2020 để đưa người lao động ra nước ngoài thực tập cần thực hiện các bước sau:
Bước 1: Ký kết hợp đồng nhận lao động thực tập
Ký kết hợp đồng nhận lao động thực tập, hợp đồng đào tạo nghề theo Điều 37, 38 Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng 2020.
Bước 2: Đăng ký hợp đồng nhận lao động thực tập
Đăng ký hợp đồng nhận lao động thực tập với:
– Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính nếu thời gian đào tạo dưới 90 ngày;
– Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội nếu thời gian đào tạo trên 90 ngày;
Bước 3: Cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận hồ sơ và xử lý
Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ theo quy định cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải trả lời bằng văn bản cho doanh nghiệp; trường hợp không chấp thuận phải nêu rõ lý do.
Bước 4: Thực hiện ký quỹ
Thực hiện ký quỹ với mức bằng 10% một lượt vé máy bay hạng phổ thông từ nơi làm việc về Việt Nam tính theo số lượng người lao động đi làm việc ở nước ngoài trong Hợp đồng nhận lao động thực tập (Khoản 2 Điều 26 Nghị định 112/2021/NĐ-CP)
Bước 5: Làm thủ tục xuất cảnh cho người lao động
Bước 6: Cập nhật thông tin về người lao động trên Hệ thống
Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày người lao động xuất cảnh, doanh nghiệp phải cập nhật thông tin về người lao động trên Hệ thống cơ sở dữ liệu về người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;
Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp đưa người lao động Việt Nam đi thực tập ở nước ngoài
Quyền của doanh nghiệp
Doanh nghiệp có các quyền sau đây:
a) Yêu cầu người lao động bồi thường thiệt hại do người lao động gây ra theo hợp đồng đào tạo nghề ở nước ngoài;
b) Khiếu nại, khởi kiện về quyết định hoặc hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực người lao động Việt Nam đi lạm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.
Nghĩa vụ của doanh nghiệp
Doanh nghiệp có các nghĩa vụ sau đây:
a) Thông tin đầy đủ, chính xác, rõ ràng về các nội dung quy định tại khoản 2 Điều 37 của Luật này;
b) Ký kết hợp đồng đào tạo nghề trước khi người lao động đi đào tạo, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề ở nước ngoài;
c) Tổ chức để người lao động trước khi đi đào tạo, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề ở nước ngoài được tham gia khóa học giáo dục định hướng và được cấp giấy chứng nhận hoàn thành khóa học giáo dục định hướng;
d) Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày người lao động xuất cảnh, doanh nghiệp phải cập nhật thông tin về người lao động trên Hệ thống cơ sở dữ liệu về người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;
đ) Tổ chức quản lý, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động do doanh nghiệp đưa đi đào tạo, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề ở nước ngoài;
e) Báo cáo và phối hợp với cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài để quản lý, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động;
g) Thanh lý hợp đồng đào tạo nghề ở nước ngoài với người lao động;
h) Bồi thường cho người lao động theo hợp đồng đã ký kết và quy định của pháp luật về những thiệt hại do doanh nghiệp, gây ra;
i) Tiếp nhận và bố trí việc làm cho người lao động phù hợp sau thời gian đào tạo, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề ở nước ngoài;
k) Giải quyết quyền lợi cho người lao động trong trường hợp doanh nghiệp giải thể hoặc phá sản theo quy định của pháp luật;
l) Báo cáo về tình hình thực hiện đưa người lao động đi đào tạo, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề ở nước ngoài với cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều 39 của Luật này theo quy định của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội;
m) Thực hiện yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền và phối hợp với cơ quan, tổ chức có liên quan của nước mà người lao động đến đào tạo, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề giải quyết tranh chấp liên quan đến người lao động; giải quyết vấn đề phát sinh trong trường hợp người lao động chết, bị tai nạn hoặc bị xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tài sản hoặc trong trường hợp thiên tai, dịch bệnh, chiến tranh, bất ổn chính trị, suy thoái kinh tế, tình trạng khẩn cấp hoặc vì lý do bất khả kháng khác.
Mời bạn xem thêm:
- Pháp luật có bắt buộc trả lương cho người lao động bằng tiền Việt Nam không?
- Hợp đồng lao động được chấm dứt khi nào?
- Gọi 2 cuộc điện thoại quảng cáo cho một số điện thoại trong vòng 24 giờ được không?
Thông tin liên hệ Luật sư 247
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của Luật sư 247 “Doanh nghiệp đưa lao động Việt Nam đi thực tập ở nước ngoài có cần đăng ký không?″. Nếu quý khách có nhu cầu soạn thảo mẫu đơn xin tạm ngừng kinh doanh; thủ tục giải thể công ty cổ phần; mẫu thông báo phát hành hóa đơn điện tử; dịch vụ tạm ngừng kinh doanh, thủ tục xin hợp pháp hóa lãnh sự của chúng tôi;… mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.
Hotline: 0833.102.102.
- Facebook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Theo quy định, doanh nghiệp Đăng ký hợp đồng nhận lao động thực tập với:
– Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính nếu thời gian đào tạo dưới 90 ngày;
– Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội nếu thời gian đào tạo trên 90 ngày;
Theo quy định, mức tiền ký quỹ bằng 10% một lượt vé máy bay hạng phổ thông từ nơi làm việc về Việt Nam tính theo số lượng người lao động đi làm việc ở nước ngoài trong Hợp đồng nhận lao động thực tập.
Theo quy định, rong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ theo quy định cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải trả lời bằng văn bản cho doanh nghiệp; trường hợp không chấp thuận phải nêu rõ lý do.