Doanh nghiệp có phải đóng bảo hiểm cho xã hội cho lao động cao tuổi?

14/09/2021
Doanh nghiệp có phải đóng bảo hiểm cho xã hội cho lao động cao tuổi?
824
Views

Doanh nghiệp có phải đóng bảo hiểm cho xã hội cho lao động cao tuổi?

Chào Luật sư. Tôi là chủ Doanh nghiệp tư nhân. Sắp tới doanh nghiệp của tôi muốn mở thêm một số ngành nghề. Trong đó, có các công đoạn có thể sử dụng lao động là người cao tuổi. Tuy nhiên, tôi có thắc mắc là khi tôi sử dụng lao động là người cao tuổi như vậy, Doanh nghiệp có phải đóng bảo hiểm cho xã hội cho lao động cao tuổi hay không. Hi vọng Luật sư giải đáp giúp tôi. Tôi xin cảm ơn!

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến chúng tôi. Luật sư 247 xin phép giải đáp thắc mắc của bạn như sau:

Căn cứ pháp lý

Bộ luật lao động năm 2019 

Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014

Nội dung tư vấn

Trong hoạt động đời sống hàng ngày, ngoài những biến cố đã được con người tính toán khoa học trước, con người luôn phải đối mặt với những rủi ro bất ngờ; gây tổn thất về nhiều mặt; ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống con người. Chính vì vậy, con người phải đưa ra những biện pháp để khắc phục; hạn chế những rủi ro đó. Trong đó, bảo hiểm xã hội được coi là một biện pháp hữu hiệu; mang tính nhân văn sâu sắc; mang đến sự ổn định và an toàn trong xã hội.

Bảo hiểm xã hội là gì?

Dưới góc độ tài chính: BHXH là kỹ thuật chia sẻ rủi ro và tài chính giữa những người tham gia bảo hiểm theo quy định cả pháp luật.

Từ góc độ chính sách xã hội: BHXH là một chính sách xã hội nhằm đảm bảo đời sống vật chất cho NLĐ khi họ không may gặp phải các rủi ro xã hội; nhằm góp phần đảm bảo an toàn xã hội.

Từ góc độ pháp luật: BHXH là tổng hợp các quy định của Nhà nước điều chỉnh các quan hệ kinh tế – xã hội hình thành trong lĩnh vực đảm bảo thu nhập nhằm ổn định đời sống cho NLĐ và gia đình họ trong trường hợp gặp phải rủi ro; biến cố trong quá trình lao động hoặc khi già yếu không còn khả năng lao động.

Thế nào là lao động cao tuổi?

Căn cứ theo quy định tại điều 148 và điều 169 Bộ luật lao động năm 2019 

“Người lao động cao tuổi là người tiếp tục lao động sau độ tuổi theo quy định tại khoản 2 Điều 169 của Bộ luật này.

Theo đó:

  • Theo quy định hiện hành, Từ năm 2021, tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường là đủ 60 tuổi 03 tháng đối với lao động nam; đủ 55 tuổi 04 tháng đối với lao động nữ; sau đó, cứ mỗi năm tăng thêm 03 tháng đối với lao động nam và 04 tháng đối với lao động nữ.
  • Người lao động bị suy giảm khả năng lao động; làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc; độc hại; nguy hiểm; làm nghề; công việc nặng nhọc; độc hại; nguy hiểm; làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn có thể nghỉ hưu ở tuổi thấp hơn nhưng không quá 05 tuổi so với quy định tại khoản 2 Điều này tại thời điểm nghỉ hưu, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
  •  Người lao động có trình độ chuyên môn; kỹ thuật cao và một số trường hợp đặc biệt có thể nghỉ hưu ở tuổi cao hơn nhưng không quá 05 tuổi so với quy định tại khoản 2 Điều này tại thời điểm nghỉ hưu; trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

Có phải đóng bảo hiểm cho xã hội cho lao động cao tuổi?

Khoản 2 Điều 149 Bộ luật Lao động 2019 quy định về tiền lương và quyền lợi của người lao động cao tuổi như sau:

Khi người lao động cao tuổi đang hưởng lương hưu theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội; mà làm việc theo hợp đồng lao động mới thì ngoài quyền lợi đang hưởng theo chế độ hưu trí; người lao động cao tuổi được hưởng tiền lương và các quyền lợi khác theo quy định của pháp luật; hợp đồng lao động.”

Khoản 9 Điều 123 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 quy định như sau:

“Người hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp hàng tháng mà đang giao kết hợp đồng lao động thì không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc.”

Khoản 3 Điều 168 Bộ luật Lao động 2019 quy định về tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp như sau:

“Đối với người lao động không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp thì người sử dụng lao động có trách nhiệm chi trả thêm cùng lúc với kỳ trả lương một khoản tiền cho người lao động tương đương với mức người sử dụng lao động đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp.”

Như vậy, trường hợp doanh nghiệp của bạn ký hợp đồng lao động với người lao động cao tuổi đang hưởng lương hưu thì sẽ không phải đóng bảo hiểm xã hội cho họ.

Tuy nhiên, doanh nghiệp phải trả thêm cho người lao động đó một khoản tiền tương đương với mức người sử dụng lao động đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc; bảo hiểm y tế; bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật.

Kết luận

Một quốc gia tiến bộ là một quốc gia có nền an sinh xã hội bền vững. Ở Việt Nam, bảo hiểm xã hội được coi là trụ cột của an sinh xã hội. Để bảo hiểm xã hội phát huy tối đa vai trò trụ cột của mình, các cá nhân; tổ chức cần thực hiện theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội. Doanh nghiệp khi sử dụng lao động người cao tuổi cần chú ý các vấn đề về chính sách đối với các lao động này.

Có thể bạn quan tâm

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về Doanh nghiệp có phải đóng bảo hiểm cho xã hội cho lao động cao tuổi? Hi vọng bài viết hữu ích với bạn đọc. Nếu có bất kì thắc mắc nào cần được tư vấn thêm, vui lòng liên hệ Luật sư 247: 0833102102

Câu hỏi thường gặp

Người sử dụng lao động có được giữ bằng cấp của người lao động?

Căn cứ theo khoản 1 điều 17 Bộ luật lao động 2019, Người sử dụng lao động không được giữ giấy tờ tuỳ thân; văn bằng; chứng chỉ của người lao động khi giao kết thực hiện hợp đồng lao động. Do đó, doanh nghiệp không được giữ bằng cấp của người lao động

Bảo hiểm thất nghiệp là gì?

Bảo hiểm thất nghiệp là số tiền được trả cho NLĐ khi họ bị mất việc làm; hỗ trợ NLĐ học nghề, duy trì việc làm; tìm việc làm trên cơ sở đóng vào Quỹ bảo hiểm thất nghiệp. Nó không chỉ là một chỗ dựa vật chất và tinh thần vững chắc cho người lao động khi thất nghiệp; mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc giải quyết khó khăn cho người sử dụng lao động (NSDLĐ) và nhà nước. NSDLĐ sẽ được trút bớt gánh nặng tài chính giải quyết chế độ cho NLĐ bị sa thải.

Người lao động cao tuổi có thể rút ngắn thời gian làm việc?

Theo quy định của Bộ luật lao động 2019, NLĐ cao tuổi có quyền thỏa thuận với NSDLĐ về việc rút ngắn thời giờ làm việc hằng ngày; hoặc áp dụng chế độ làm việc không trọn thời gian.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Lao động

Để lại một bình luận