Dọa ma trẻ em bị phạt đến 20 triệu đồng từ năm 2022

22/01/2022
Dọa ma trẻ em bị phạt đến 20 triệu đồng từ năm 2022
1163
Views

Là cha là mẹ là phụ huynh; thì ông bố, bà mẹ nào cũng muốn những điều tốt đẹp nhất đối với con cái mình về mặt thể chất lẫn tinh thân. Tuy nhiên nhiều ông bố, bà mẹ hay bất kỳ người lớn nào lại không biết; việc dọa nạt con cái, trẻ em khi quấy khóc lại có ảnh hưởng tới tinh thần, tâm lý của trẻ. Điều này còn vô tình vi phạm pháp luật. Chính vì vậy, bài viết dưới đây Luật Sư X chúng tôi xin giới thiệu tới bạn đọc bài viết Dọa ma trẻ em bị phạt đến 20 triệu đồng từ năm 2022. Bài viết để giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về vấn đề này.

Cơ sở pháp lý

Nội dung tư vấn

Dọa ma trẻ em bị phạt đến 20 triệu đồng từ năm 2022

Mỗi khi thấy trẻ con không ngoan ngoãn hay quấy khóc; thay vì lựa chọn nói chuyện, tâm sự, hỏi han với trẻ con. Thì nhiều người lớn lại lựa chọn cách đe dọa, dọa dẫm như dọa ma trẻ em; hay những nhân vật, con vật, đồ vật, hình ảnh không có thật để làm trẻ con sợ hãi và nghe lời.

Tuy nhiên, khoản 1 Điều 22 Nghị định 130/2021/NĐ-CP đã có hiệu lực thi hành từ 01/01/2022; đã có quy định như sau:

1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Bắt nhịn ăn, nhịn uống, không cho hoặc hạn chế vệ sinh cá nhân; bắt sống ở nơi có môi trường độc hại, nguy hiểm hoặc các hình thức đối xử tồi tệ khác với trẻ em;

b) Gây tổn hại về tinh thần, xúc phạm nhân phẩm, danh dự, lăng mạ, chửi mắng, đe dọa, cách ly ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ em;

c) Cô lập, xua đuổi hoặc dùng các biện pháp trừng phạt để dạy trẻ em gây tổn hại về thể chất, tinh thần của trẻ em;

d) Thường xuyên đe dọa trẻ em bằng các hình ảnh, âm thanh, con vật, đồ vật làm trẻ em sợ hãi, tổn hại về tinh thần.

Căn cứ quy định này, nếu việc dọa ma trẻ em; hay dọa bằng các con vật, đồ vật khác của các bậc phụ huynh khiến trẻ sợ hãi, tổn hại tinh thần, ám ảnh tinh thần;… thì có thể bị phạt từ 10 đến 20 triệu đồng. Đối tượng bị phạt ở đây không giới hạn là phụ huynh của chính trẻ em đó; hay những người xung quanh. Tóm lại là những người có hành vi dọa nạt khiến trẻ sợ hãi, tổn hại, ám ảnh về mặt tinh thần; thì bị phạt tiền như trên.

Mức phạt mới này áp dụng từ ngày 01/01/2022 theo Nghị định 130/2021/NĐ-CP. Trước đó khoản 2 Điều 27 Nghị định 144/2013/NĐ-CP (đã hết hiệu lực); cũng quy định mức phạt với hành vi này là từ 05 đến 10 triệu đồng.

Tuy nhiên, trên thực tế, mặc dù đã được quy định từ nhiều năm trước. Song có thể thấy, để xử phạt về hành vi này là gặp rất nhiều những khó khăn; và có thể là một việc “bất khả thi”.

Bạo hành trẻ em bị xử lý như thế nào?

Điều 37 Hiến pháp năm 2013 khẳng định:

Nghiêm cấm xâm hại, hành hạ, ngược đãi, bỏ mặc, lạm dụng, bóc lột sức lao động và những hành vi khác vi phạm quyền trẻ em.

Bạo hành trẻ em là các hành vi bị nghiêm cấm được quy định tại Điều 6 Luật trẻ em 2016

Tùy vào tính chất nghiêm trọng, hậu quả của việc bạo hành đối với trẻ em; người bạo hành sẽ phải chịu trách nhiệm tương ứng với hành vi của mình.

Các hành vi vi phạm về cấm bạo lực trẻ em

Cụ thể, khoản 1 Điều 22 Nghị định 130/2021/NĐ-CP quy định phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 20 triệu đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

– Bắt nhịn ăn, nhịn uống, không cho hoặc hạn chế vệ sinh cá nhân; bắt sống ở nơi có môi trường độc hại, nguy hiểm hoặc các hình thức đối xử tồi tệ khác với trẻ em.

– Gây tổn hại về tinh thần, xúc phạm nhân phẩm, danh dự. lăng mạ, chửi mắng, đe dọa, cách ly ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ em.

– Cô lập, xua đuổi hoặc dùng các biện pháp trừng phạt để dạy trẻ em gây tổn hại về thể chất tinh thần của trẻ em.

– Thường xuyên đe dọa trẻ em bằng các hình ảnh, âm thanh, con vật, đồ vật làm trẻ em sợ hãi, tổn hại về tinh thần.

Có thể bạn quan tâm:

Thông tin liên hệ

Trên đây là các thông tin của Luật sư X;  về Dọa ma trẻ em bị phạt đến 20 triệu đồng từ năm 2022. Chúng tôi là đơn vị chuyên cung cấp những dịch vụ về luật; hỗ trợ khách hàng về giấy tờ hành chính, giải quyết các khuyến nại hiện nay.

Để giải đáp thắc mắc; nhận thêm thông tin và dịch vụ hợp thức hóa lãnh sự của chúng tôi hãy liên hệ 0833 102 102.

Câu hỏi thường gặp

Trẻ em là người bao nhiêu tuổi?

Căn cứ theo Luật Trẻ em 2016, quy định:
“Trẻ em là người dưới 16 tuổi”. Trong bao gồm cả trẻ em là người nước ngoài; người không quốc tịch cư trú tại Việt Nam. Do đó tất cả những người dưới 16 tuổi đều được coi là trẻ em theo pháp luật Việt Nam.

Bạo lực trẻ em là gì?

Bạo lực trẻ em là hành vi hành hạ, ngược đãi, đánh đập; xâm hại thân thể, sức khỏe; lăng mạ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm; cô lập, xua đuổi và các hành vi cố ý khác gây tổn hại về thể chất, tinh thần của trẻ em.

5/5 - (2 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật hành chính

Comments are closed.