Độ tuổi quy định làm thừa phát lại

07/09/2022
Độ tuổi quy định làm thừa phát lại
401
Views

Bạn muốn làm thừa phát lại nhưng thắc mắc không biết theo quy định hiện hành, tiêu chuẩn bổ nhiệm thừa phát lại được pháp luật quy định như thế nào? Độ tuổi quy định làm thừa phát lại là bao nhiêu? Trường hợp nào không được làm thừa phát lại? Hãy cùng Luật sư 247 tìm hiểu quy định pháp luật về nội dung này tại bài viết dưới đây. Hi vọng bài viết mang lại nhiều điều bổ ích đến bạn.

Căn cứ pháp lý

Nghị định 08/2020/NĐ-CP

Thừa phát lại là ai?

Thừa phát lại là người có đủ tiêu chuẩn được Nhà nước bổ nhiệm để thực hiện tống đạt, lập vi bằng, xác minh điều kiện thi hành án dân sự, tổ chức thi hành án dân sự theo quy định của Nghị định này và pháp luật có liên quan; trong đó:

– Tống đạt là việc thông báo, giao nhận giấy tờ, hồ sơ, tài liệu do Thừa phát lại thực hiện theo quy định của pháp luật;

– Vi bằng là văn bản ghi nhận sự kiện, hành vi có thật do Thừa phát lại trực tiếp chứng kiến, lập theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức theo quy định.

Độ tuổi quy định làm thừa phát lại
Độ tuổi quy định làm thừa phát lại

Tiêu chuẩn bổ nhiệm thừa phát lại như thế nào?

Để được bổ nhiệm thừa phát lại thì cá nhân đó cần đáp ứng các tiêu chuẩn như sau:

1. Là công dân Việt Nam không quá 65 tuổi, thường trú tại Việt Nam, chấp hành tốt Hiến pháp và pháp luật, có phẩm chất đạo đức tốt.

2. Có bằng tốt nghiệp đại học hoặc sau đại học chuyên ngành luật.

3. Có thời gian công tác pháp luật từ 03 năm trở lên tại các cơ quan, tổ chức sau khi đã có bằng tốt nghiệp đại học hoặc sau đại học chuyên ngành luật.

4. Tốt nghiệp khóa đào tạo, được công nhận tương đương đào tạo hoặc hoàn thành khóa bồi dưỡng nghề Thừa phát lại quy định tại Điều 7 của Nghị định này.

5. Đạt yêu cầu kiểm tra kết quả tập sự hành nghề Thừa phát lại.

Bao nhiêu tuổi thì được làm thừa phát lại?

Căn cứ theo quy định tại Điều 6 Nghị định 08/2020/NĐ-CP quy định về tiêu chuẩn bổ nhiệm Thừa phát lại nêu trên, có thể thấy để trở thành thừa phát lại phải là công dân Việt Nam không quá 65 tuổi, thường trú tại Việt Nam, chấp hành tốt Hiến pháp và pháp luật, có phẩm chất đạo đức tốt.

Theo đó, độ tuổi quy định làm thừa phát lại tối đa không quá 65 tuổi theo quy định pháp luật.

Thừa phát lại làm những công việc gì?

Thừa phát lại là chức danh được Nhà nước bổ nhiệm, được pháp luật công nhận, tuy nhiên hoạt động của thừa phát lại vẫn được giới hạn trong khuôn khổ theo quy định như sau:

  • Thực hiện việc tống đạt theo yêu cầu của tòa án hoặc cơ quan thi hành án dân sự. Tống đạt là việc thông báo, giao nhận các văn bản của Tòa án và Cơ quan thi hành án dân sự do Thừa phát lại thực hiện theo quy định của pháp luật.
  • Lập vi bằng theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức. Vi bằng là văn bản do Thừa phát lại lập, ghi nhận sự kiện, hành vi được dùng làm chứng cứ trong xét xử và trong các quan hệ pháp lý khác.
  • Xác minh điều kiện thi hành án theo yêu cầu của đương sự;
  • Trực tiếp tổ chức thi hành các bản án, quyết định của Tòa án theo yêu cầu của đương sự (trừ các bản án, quyết định thuộc diện Thủ trưởng Cơ quan thi hành án dân sự chủ động ra quyết định thi hành án).

Thông thường, các cơ quan, tổ chức, cá nhân quan tâm nhất là hoạt động lập vi bằng của thừa phát lại.

Trong phạm vi quy định của mình thừa phát lại được phép lập vi bằng ghi lại sự kiện pháp lý mà cá nhân, cơ quan, tổ chức yêu cầu.

Trường hợp nào không được bổ nhiệm Thừa phát lại?

1. Người bị mất hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự; có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi theo quy định của Bộ luật Dân sự.

2. Người đã được bổ nhiệm công chứng viên, được cấp chứng chỉ hành nghề luật sư, đấu giá, quản tài viên, được cấp thẻ thẩm định viên về giá mà chưa miễn nhiệm công chứng viên, thu hồi chứng chỉ hành nghề luật sư, đấu giá, quản tài viên, thẻ thẩm định viên về giá.

3. Người đang là cán bộ, công chức, viên chức, sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân, sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân.

4. Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự; người đã bị kết án về tội phạm do vô ý, tội phạm ít nghiêm trọng do cố ý mà chưa được xóa án tích; người đã bị kết án về tội phạm liên quan đến chiếm đoạt tài sản, trục lợi, gian lận, gian dối, xâm phạm an ninh quốc gia, tội phạm nghiêm trọng, tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng do cố ý, kể cả trường hợp đã được xóa án tích.

5. Người quy định tại khoản 3 Điều này bị bãi nhiệm, bị xử lý kỷ luật bằng hình thức cách chức, buộc thôi việc, tước danh hiệu hoặc đưa ra khỏi ngành.

6. Người bị xử lý kỷ luật bằng hình thức xóa tên khỏi danh sách luật sư của Đoàn luật sư do vi phạm pháp luật hoặc vi phạm quy tắc đạo đức nghề nghiệp luật sư; người bị xử phạt vi phạm hành chính bằng hình thức tước quyền sử dụng chứng chỉ hành nghề luật sư mà chưa hết thời hạn 03 năm, kể từ ngày chấp hành xong quyết định xử phạt vi phạm hành chính đó.

7. Người bị xử phạt vi phạm hành chính bằng hình thức tước quyền sử dụng thẻ công chứng viên, thẻ thẩm định viên về giá, chứng chỉ hành nghề đấu giá, chứng chỉ hành nghề quản tài viên mà chưa hết thời hạn 03 năm, kể từ ngày chấp hành xong quyết định xử phạt vi phạm hành chính đó.

8. Người đang bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc.

Thừa phát lại có được kiêm nhiệm hành nghề công chứng, luật sư không?

Người làm Thừa phát lại sẽ không được quyền làm những công việc sau đây:

– Tiết lộ thông tin về việc thực hiện công việc của mình, trừ trường hợp pháp luật quy định khác;

– Sử dụng thông tin về hoạt động của Thừa phát lại để xâm hại quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan, tổ chức;

– Đòi hỏi thêm bất kỳ khoản lợi ích vật chất nào khác ngoài chi phí đã được ghi nhận trong hợp đồng;

– Kiêm nhiệm hành nghề công chứng, luật sư, thẩm định giá, đấu giá tài sản, quản lý, thanh lý tài sản;

– Trong khi thực thi nhiệm vụ, Thừa phát lại không được nhận làm những việc liên quan đến quyền, lợi ích của bản thân và những người thân thích của mình, bao gồm: Vợ, chồng, con đẻ, con nuôi; cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, bác, chú, cậu, cô, dì và anh, chị, em ruột của Thừa phát lại, của vợ hoặc chồng của Thừa phát lại; cháu ruột mà Thừa phát lại là ông, bà, bác, chú, cậu, cô, dì;

– Các công việc bị cấm khác theo quy định của pháp luật.

Như vậy, Thừa phát lại không có quyền thực hiện việc công chứng, chứng thực cũng như kiêm nhiệm các chức danh khác như công chứng viên, luật sư.

Mời bạn xem thêm:

Thông tin liên hệ Luật sư 247

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của Luật sư 247 về “Độ tuổi quy định làm thừa phát lại″. Nếu quý khách có nhu cầu soạn thảo mẫu đơn xin tạm ngừng kinh doanh; thủ tục giải thể công ty cổ phần; thuế môn bài của chi nhánh hạch toán phụ thuộc; dịch vụ tạm ngừng kinh doanh, thủ tục xin hợp pháp hóa lãnh sự của chúng tôi;… mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.

Hotline: 0833.102.102.

Câu hỏi thường gặp

Công việc nào thừa phát lại không được làm?

Theo quy định, công việc Thừa phát lại không được làm bao gồm:
– Không được tiết lộ thông tin về việc thực hiện công việc của mình, trừ trường hợp pháp luật cho phép.
– Thừa phát lại không được đòi hỏi bất kỳ khoản lợi ích vật chất nào khác ngoài chi phí đã được ghi nhận trong hợp đồng.
– Trong khi thực thi nhiệm vụ của mình, Thừa phát lại không được nhận làm những việc liên quan đến quyền, lợi ích của bản thân và những người là người thân thích của mình, bao gồm: Vợ, chồng, con đẻ, con nuôi; cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, bác, chú, cậu, cô, dì và anh, chị, em ruột của Thừa phát lại, của vợ hoặc chồng của Thừa phát lại; cháu ruột mà Thừa phát lại là ông, bà, bác, chú, cậu, cô, dì.
– Các công việc bị cấm khác theo quy định của pháp luật.

Trường hợp nào tạm đình chỉ hành nghề thừa phát lại?

 Sở Tư pháp nơi Thừa phát lại hành nghề ra quyết định tạm đình chỉ hành nghề Thừa phát lại trong các trường hợp sau đây:
a) Thừa phát lại đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự;
b) Thừa phát lại đang bị áp dụng biện pháp xử phạt vi phạm hành chính, xử lý hành chính.

Thời gian tạm đình chỉ hành nghề Thừa phát lại là bao lâu?

Theo quy định, thời gian tạm đình chỉ hành nghề Thừa phát lại không quá 12 tháng.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật khác

Comments are closed.