Điều kiện kinh doanh dịch vụ logistics là gì?

30/11/2021
Điều kiện kinh doanh dịch vụ logistics là gì
458
Views

Logistics là một thuật ngữ khá mới nhưng không còn xa lạ đối với các chủ thể trong giai đoạn hiện nay. Tuy nhiên, trên thực tế, hoạt động logistics mới chỉ được tiếp cận ở một góc độ nhất định. Vậy, logistics là gì? Pháp luật nước ta có quy định gì về điều kiện kinh doanh dịch vụ logistics này không? Doanh nghiệp muốn kinh doanh dịch vụ logistics cần chú ý những vấn đề gì?

Hãy cùng Luật sư 247 tìm hiểu rõ về vấn đề này nhé!

Căn cứ pháp lý

Nội dung tư vấn

Khái niệm

  • Theo Hội đồng chuyên gia quản lý chuỗi cung ứng Hoa Kỳ “Logistics là quá trình lập kế hoạch; thực hiện và kiểm soát các thủ tục do việc vận chuyển hiệu quả hàng hóa; và lưu trữ hàng hóa bao gồm cả các dịch vụ và thông tin liên quan; từ điểm xuất xứ đến điểm tiêu thụ cho các mục đích phù hợp với yêu cầu của khách hàng; bao gồm đầu vào, đầu ra; chuyển động bên trong và bên ngoài
  • Xét từ khía cạnh quản trị các chuỗi cung ứng: “Logistics là một bộ phận cấu thành hoạt động của chuỗi cung ứng; bao gồm việc lên kế hoạch và kiểm soát hiệu quả dòng chảy của hàng hóa theo cả hai chiều; từ điểm sản xuất đến điểm tiêu thụ theo yêu cầu của khách hàng”.
  • Theo quy định tại Điều 233 Luật Thương mại năm 2005: “Dịch vụ logistics là hoạt động thương mại, theo đó thương nhân tổ chức thực hiện một hoặc nhiều công việc bao gồm nhận hàng, vận chuyển, lưu kho, lưu bãi, làm thủ tục hải quan, các thủ tục giấy tờ khác, tư vấn khách hàng, đóng gói bao bì, ghi ký mã hiệu, giao hàng hoặc các dịch vụ khác có liên quan đến hàng hoá theo thoả thuận với khách hàng để hưởng thù lao. Dịch vụ logistics được phiên âm theo tiếng Việt là dịch vụ lô-gi-stíc”.

Đặc điểm của dịch vụ logistics

Chủ thể tham gia

  • Chủ thể tham gia dịch vụ logistics bao gồm: thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics và khách hàng.
  • Dịch vụ logistics do thương nhân thực hiện một cách chuyên nghiệp. Thương nhân cung ứng dịch vụ logistics phải đáp ứng đủ các điều kiện về phương tiện; kĩ thuật và có đội ngũ nhân viên đáp ứng yêu cầu.
  • Thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics có thể đảm nhiệm một, một phần; hoặc toàn bộ các công đoạn trong chuỗi logistics. Thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics có thể xây dựng các chuỗi logistics trên cơ sở thiết lập một cách có hệ thống các nguồn lực; công nghệ của mình với các thương nhân khác.
  • Trong chuỗi dịch vụ logistics có những thương nhân quản lý và điều hành chuỗi nhân danh chính mình; để kí kết hợp đồng với khách hàng; đưa hàng hóa của khách hàng vào chuỗi cung ứng do thương nhân đó xây dựng.
  • Khách hàng là tổ chức, cá nhân có nhu cầu sử dụng dịch vụ về giao nhận hàng hóa. Khách hàng trong dịch vụ logistics có thể là thương nhân; hoặc không phải là thương nhân.
  • Khách hàng của dịch vụ logistics có thể là chủ sở hữu hàng hóa; hoặc không phải là chủ sở hữu hàng hóa.

Nội dung dịch vụ logistics

  • Dịch vụ logistics là bước phát triển cao hơn và hoàn chỉnh hơn của các dịch vụ liên quan đến hàng hóa. Thương nhân cung ứng dịch vụ logistics có thể cung cấp dịch vụ riêng lẻ như thuê tàu; đóng gói hàng hóa; làm thủ tục hải quan,…
  • Thương nhân cung ứng dịch vụ logistics thực hiện dịch vụ theo chuỗi; có sự sắp xếp hợp lý nhằm tiết kiệm chi phí; thời gian từ nhận hàng hóa từ người gửi; đóng gói bao bì; ghi kí mã hiệu,…
  • Dịch vụ logistics là dịch vụ mang tính quá trình được thực hiện liên hoàn; dịch vụ logistics không mang tính chất đơn lẻ. Các khâu trong chuỗi được thương nhân tổ chức thực hiện theo kế hoạch được tính toán chi tiết; để hàng hóa được dịch chuyển liên tục trong các khâu của chuỗi.

Về tính chất

  • Dịch vụ logistics có vai trò quan trọng đối với quá trình sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Dịch vụ này có thể hỗ trợ toàn bộ các khâu trong hoạt động của doanh nghiệp.
  • Các doanh nghiệp sử dụng dịch vụ logistics nhằm mục đích đưa hàng hóa tới tay người tiêu dùng nhanh chóng; hạn chế tối đa rủi ro và trả thù lao.
  • Sự phát triển của dịch vụ logistics đã kéo theo sự thay đổi về phương thức sản xuất kinh doanh. Các quốc gia phát triển trên thế giới đã chuyển dịch địa bàn sản xuất hàng hóa về những quốc gia đang phát triển; để khai thác những nguồn lợi giá rẻ như tài nguyên, sức lao động,…
  • Thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics cần đáp ứng đầy đủ các yêu cầu của khách hàng thông qua việc cung cấp một; một số hoặc toàn bộ các dịch vụ trong chuỗi và hưởng thù lao từ hoạt động đó.
  • Thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics cũng được thanh toàn các khoản chi phí phát sinh hợp lý do việc thực hiện theo chỉ dẫn của khách hàng; hoặc thực hiện nhằm bảo đảm quyền lợi chính đáng của khách hàng.

Điều kiện kinh doanh dịch vụ logistics

Điều kiện chung của thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics được quy định tại Điều 234 Luật Thương mại năm 2005. Cụ thể

Thứ nhất, điều kiện về tư cách chủ thể

  • Thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics phải có đăng kí kinh doanh hợp pháp theo quy định của pháp luật. Theo Nghị định số 163/2017/NĐ-CP quy định về kinh doanh dịch vụ logistics; theo đó, thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics phải hoạt động theo mô hình doanh nghiệp tư nhân; công ty TNHH hai thành viên hoặc công ty cổ phần. Việc tổ chức và quản lý trong doanh nghiệp theo quy định về pháp luật doanh nghiệp.

Thứ hai, điều kiện về tiêu chuẩn kĩ thuật.

  • Dịch vụ logistics là loại hình dịch vụ đòi hỏi các yêu cầu về kĩ thuật cao. Nhiều loại hình dịch vụ bắt buộc thương nhân khi thực hiện hoạt động kinh doanh; phải chuẩn bị đầy đủ phương tiện; thiết bị, công cụ đảm bảo tiêu chuẩn an toàn, kĩ thuật khi thực hiện hoạt động kinh doanh.
  • Các điều kiện tiêu chuẩn đa dạng; phức tạp. Có thể kể đến một số điều kiện như điều kiện về kho bãi; máy móc, dây chuyền đóng gói, cơ sở hạ tầng,…
  • Pháp luật chuyên ngành cũng quy định cụ thể về điều kiện của thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics phụ thuộc vào dịch vụ; hoặc tổ hợp dịch vụ mà thương nhân cung ứng. Thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics trước khi thực hiện hoạt động kinh doanh; phải tiến hành các thủ tục để chứng minh đáp ứng được các điều kiện về tiêu chuẩn kĩ thuật theo quy định.

Thứ ba, điều kiện về trình độ chuyên môn.

  • Thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics phải có đội ngũ nhân viên đáp ứng yêu cầu. Đội ngũ nhân viên phải được đào tạo bài bản; đúng chuyên ngành, đúng lĩnh vực; có khả năng thực hiện các công việc trong chuỗi dịch vụ logistics theo phân công.
  • Đối với một số lĩnh vực dịch vụ đòi hỏi tách nhiệm nghề nghiệp; nhân viên tham gia cung ứng dịch vụ phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp chứng chỉ hành nghề.
  • Tùy từng lĩnh vực dịch vụ; pháp luật quy định thương nhân phải có số lượng nhân viên đáp ứng yêu cầu về trình độ chuyên môn.

Có thể bạn quan tâm

Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề “Điều kiện kinh doanh dịch vụ logistics là gì?”. Hy vọng bài viết hữu ích với bạn đọc. Nếu có vấn đề pháp lý cần giải quyết, vui lòng liên hệ Luật sư 247: 0833102102.

Câu hỏi thường gặp

Trong dịch vụ logistics khách hàng có nghĩa vụ gì?

Theo quy định tại Điều 236 Luật Thương mại anwm 2005; Trừ trường hợp có thỏa thuận khác, khách hàng có các quyền và nghĩa vụ sau đây:
+ Hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc thực hiện hợp đồng;
+ Cung cấp đầy đủ chỉ dẫn cho thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics;
+ Thông tin chi tiết, đầy đủ, chính xác và kịp thời về hàng hoá cho thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics;

Giới hạn trách nhiệm trong dịch vụ logistics được quy định như thế nào?

Theo quy định tại Điều 238 Luật Thương mại năm 2005; giới hạn trách nhiệm được quy định như sau:
+ Trừ trường hợp có thoả thuận khác, toàn bộ trách nhiệm của thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics không vượt quá giới hạn trách nhiệm đối với tổn thất toàn bộ hàng hoá.
+ Chính phủ quy định chi tiết giới hạn trách nhiệm đối với thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics phù hợp với các quy định của pháp luật và tập quán quốc tế.
+ Thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics không được hưởng quyền giới hạn trách nhiệm bồi thường thiệt hại, nếu người có quyền và lợi ích liên quan chứng minh được sự mất mát, hư hỏng hoặc giao trả hàng chậm là do thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics cố ý hành động hoặc không hành động để gây ra mất mát, hư hỏng, chậm trễ hoặc đã hành động hoặc không hành động một cách mạo hiểm và biết rằng sự mất mát, hư hỏng, chậm trễ đó chắc chắn xảy ra.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Doanh nghiệp

Để lại một bình luận