Mức phạt đối với xe ô tô không đăng ký kinh doanh

24/10/2021
Mức phạt đối với xe ô tô không đăng ký kinh doanh
684
Views

Hiện nay, nhiều phương tiện như ô tô được sử dụng nhằm mục đích kinh doanh nhưng chủ sở hữu lại không tiến hành đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến việc quản lý về cả kinh doanh; lẫn phương tiện giao thông của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền liên quan.

Vậy hành vi này có vi phạm pháp luật không? Mức xử phạt đối với xe ô tô không đăng ký kinh doanh là bao nhiêu? Mời bạn tham khảo qua bài viết sau đây của Luật sư 247.

Hi vọng bài viết hữu ích cho bạn đọc!

Căn cứ pháp lý

Nội dung tư vấn

Đăng ký kinh doanh là gì?

Đăng ký kinh doanh là Sự ghi nhận bằng văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về mặt pháp lý sự ra đời của chủ thể kinh doanh.

Giấy phép đăng ký kinh doanh là gì?

Giấy phép kinh doanh (GPKD) là loại giấy được cấp cho các doanh nghiệp có kinh doanh ngành nghề có điều kiện; loại giấy này thông thường được cấp sau Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

Theo khoản 1 Điều 8 Luật doanh nghiệp quy định:

Doanh nghiệp có nghĩa vụ đáp ứng đủ điều kiện kinh doanh khi kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện theo quy định của Luật đầu tư và bảo đảm duy trì đủ điều kiện đầu tư kinh doanh đó trong suốt quá trình hoạt động kinh doanh

Điều kiện kinh doanh là yêu cầu mà doanh nghiệp phải có; hoặc phải thực hiện khi kinh doanh ngành, nghề cụ thể, được thể hiện bằng giấy phép kinh doanh; giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh, chứng chỉ hành nghề, chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp; yêu cầu về vốn pháp định hoặc yêu cầu khác.). Trên thực tế chúng ta hay gọi tắt tất cả các loại giấy này gọi tắt là giấy phép kinh doanh.

Điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô

Kinh doanh vận tải bằng xe ô tô là việc thực hiện ít nhất một trong các công đoạn chính của hoạt động vận tải (trực tiếp điều hành phưong tiện, lái xe; hoặc quyết định giá cước vận tải) để vận chuyển hành khách; hàng hóa trên đường bộ nhằm mục đích sinh lợi.

Theo quy định tại Điều 17 Nghị định 10/2020/NĐ-CP về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô:

Điều 17. Cấp Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô

1. Đơn vị kinh doanh vận tải hành khách, đơn vị kinh doanh vận tải hàng hóa phải có Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô (sau đây gọi chung là Giấy phép kinh doanh).

2. Nội dung Giấy phép kinh doanh bao gồm:

a) Tên và địa chỉ đơn vị kinh doanh;

b) Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp) bao gồm: Số, ngày, tháng, năm, cơ quan cấp;

c) Người đại diện theo pháp luật;

d) Các hình thức kinh doanh;

đ) Cơ quan cấp Giấy phép kinh doanh.

3. Cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy phép kinh doanh là Sở Giao thông vận tải các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

Mức phạt đối với xe ô tô không đăng ký kinh doanh

Theo quy định tại điểm b, c khoản 7 Điều 28 Nghị định 100/2019 xử phạt vi vi phạm quy định về vận tải đường bộ, dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ; phạt tiền từ 07 – 10 triệu đồng đối với cá nhân; từ 14 – 20 triệu đồng đối với tổ chức kinh doanh vận tải, dịch vụ hỗ trợ vận tải thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

“Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 14.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với tổ chức kinh doanh vận tải, dịch vụ hỗ trợ vận tải thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Kinh doanh vận tải bằng xe ô tô mà không có Giấy phép kinh doanh vận tải theo quy định;

b) Thực hiện không đúng hình thức kinh doanh đã đăng ký trong Giấy phép kinh doanh vận tải;”

– Kinh doanh vận tải bằng xe ô tô mà không có Giấy phép kinh doanh vận tải theo quy định;

– Thực hiện không đúng hình thức kinh doanh đã đăng ký trong Giấy phép kinh doanh vận tải…

Như vậy, mức phạt với ô tô kinh doanh vận tải nhưng không đăng ký tối đa là 20 triệu đồng.

Ôtô kinh doanh phải gắn phù hiệu

Cũng theo hướng dẫn tại khoản 1 Điều 7 Nghị định 10/2020/NĐ-CP; xe ôtô kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng cần phải tuân thủ 1 số điều như sau:

– Phải có phù hiệu “xe hợp đồng” và được dán cố định phía bên phải mặt trong kính trước của xe; phải được niêm yết các thông tin khác trên xe.

– Phải được niêm yết cụm từ phù hiệu làm bằng vật liệu phản quang trên kính phía trước và kính phía sau xe; với kích thước tối thiểu là 06 x 20 cm.

Ngoài ra, khi vận chuyển hành khách, bên cạnh các giấy tờ phải mang theo quy định của pháp luật;, tài xế còn phải thực hiện các quy định sau (trừ các trường hợp khác theo quy định của luật)

– Mang theo hợp đồng vận chuyển bằng văn bản giấy của đơn vị kinh doanh vận tải đã ký kết;

– Mang theo danh sách hành khách có dấu xác nhận của đơn vị kinh doanh vận tải;

Bên cạnh việc dán phù hiệu, trước ngày 31.12.2021; xe kinh doanh vận tải bắt buộc phải đổi sang biển vàng; nếu không sẽ bị phạt hành chính ở mức 8.000.000 đồng.

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn của Luật sư 247 về nội dung “Mức phạt đối với xe ô tô không đăng ký kinh doanh

Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Nếu có thắc mắc và cần nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ của luật sư ; hãy liên hệ qua hotline 0833.102.102

Mời bạn đọc tham khảo:

Câu hỏi liên quan

Vận tải hàng hóa bằng xe ô tô?

Vận chuyển hàng hóa siêu trường, siêu trọng : là việc sử dụng xe ô tô phù hợp để kinh doanh vận chuyển các loại hàng siêu trường, siêu trọng. Khi vận chuyển, lái xe phải mang theo giấy phép sử dụng đường bộ. Đơn vị kinh doanh phải chịu chi phí gia cố cầu đường bộ theo yêu cầu của cơ quan quản lý đường bộ.

Trách nhiệm trong việc bồi thường hàng hoá hư hỏng, mất mát, thiếu hụt khi vận tải hàng hóa bằng xe ô tô?

– Theo thỏa thuận
– Không có thỏa thuận trong hợp đồng vận tải việc bồi thường hàng hoá hư hỏng, mất mát, thiếu hụt do lỗi của người kinh doanh vận tải hàng hoá thì mức bồi thường không vượt quá 20.000 đồng Việt Nam cho một ki lô gam hàng hoá bị tổn thất đối với hàng hoá không đóng trong bao, kiện hoặc không vượt quá 7.000.000 đồng Việt Nam cho một bao, kiện hàng hóa bị tổn thất đối với hàng hóa đóng trong bao, kiện.

Niên hạn sử dụng đối với kinh doanh vận tải xe buýt?

Xe buýt phải có niên hạn sử dụng theo quy định sau:
– Cự ly trên 300 ki lô mét: Không quá 15 năm đối với ô tô sản xuất để chở người; từ ngày 01 tháng 01 năm 2016 không được sử dụng xe ô tô chuyển đổi công năng;
– Cự ly từ 300 ki lô mét trở xuống: Không quá 20 năm đối với xe ô tô sản xuất để chở người; không quá 17 năm đối với ô tô chuyển đổi công năng trước ngày 01 tháng 01 năm 2002 từ các loại xe khác thành xe ô tô chở khách.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Giao thông

Trả lời