Điều kiện cấp thẻ nhà báo cần có những gì?

22/08/2022
Điều kiện cấp thẻ nhà báo theo quy định hiện hành
533
Views

Xin chào Luật Sư 247. Tôi là một người hành nghề tự do nên không nghiên cứu cũng như tìm hiểu quá chuyên sâu về lĩnh vực báo chí. Cụ thể, tôi có câu hỏi liên quan đến điều kiện để được cấp thẻ nhà báo là gì?. Mong luật sư giải đáp giúp tôi. Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về cho Luật Sư 247. Để giải đáp thắc mắc “Điều kiện cấp thẻ nhà báo theo quy định hiện hành” và cũng như nắm rõ một số vấn đề xoay quanh câu hỏi này. Mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi như sau:

Căn cứ pháp lý

Điều kiện, tiêu chuẩn được xét cấp thẻ nhà báo theo quy định hiện hành

Căn cứ tại Điều 27 Luật Báo chí 2016. Điều kiện, tiêu chuẩn được xét cấp thẻ nhà báo được quy định cụ thể như sau:

1. Người công tác tại cơ quan báo chí quy định tại các Khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 26 của Luật này được xét cấp thẻ nhà báo phải bảo đảm các Điều kiện và tiêu chuẩn sau đây:

a) Là công dân Việt Nam, có địa chỉ thường trú tại Việt Nam;

b) Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên; trường hợp là người dân tộc thiểu số đang thực hiện các ấn phẩm báo in, chương trình phát thanh, truyền hình, chuyên trang của báo điện tử bằng tiếng dân tộc thiểu số phải có bằng tốt nghiệp cao đẳng trở lên;

c) Đối với trường hợp cấp thẻ lần đầu, phải có thời gian công tác liên tục tại cơ quan báo chí đề nghị cấp thẻ từ 02 năm trở lên tính đến thời Điểm xét cấp thẻ, trừ tổng biên tập tạp chí khoa học và những trường hợp khác theo quy định của pháp luật;

d) Được cơ quan báo chí hoặc cơ quan công tác đề nghị cấp thẻ nhà báo.

2. Những trường hợp quy định tại Khoản 5 Điều 26 của Luật này được xét cấp thẻ nhà báo phải bảo đảm Điều kiện, tiêu chuẩn quy định tại các Điểm a, b và d Khoản 1 Điều này và phải bảo đảm các Điều kiện, tiêu chuẩn sau đây:

a) Là cộng tác viên thường xuyên của đài phát thanh và truyền hình tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;

b) Có ít nhất mười hai tác phẩm báo chí đã được phát sóng trên đài phát thanh và truyền hình tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trong 01 năm tính đến thời Điểm xét cấp thẻ;

c) Đối với trường hợp cấp thẻ lần đầu, phải có thời gian công tác liên tục tại đài truyền thanh, truyền hình cấp huyện và tương đương từ 02 năm trở lên tính đến thời Điểm xét cấp thẻ;

d) Được đài phát thanh và truyền hình tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đề nghị cấp thẻ nhà báo.

3. Các trường hợp sau đây không được xét cấp thẻ nhà báo:

a) Không thuộc các đối tượng quy định tại Điều 26 của Luật này;

b) Đã vi phạm quy định về đạo đức nghề nghiệp của người làm báo;

c) Đã bị xử lý kỷ luật từ hình thức khiển trách trở lên theo quy định của pháp luật về công chức, viên chức và pháp luật về lao động mà chưa hết thời hạn 12 tháng tính đến thời Điểm xét cấp thẻ;

d) Là đối tượng liên quan trong các vụ án chưa có kết luận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

đ) Đã bị kết tội bằng bản án đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án mà chưa được xóa án tích;

e) Bị thu hồi thẻ nhà báo do vi phạm quy định của pháp luật mà thời gian thu hồi thẻ chưa quá 12 tháng kể từ ngày ra quyết định đến thời Điểm xét cấp thẻ.

Điều kiện cấp thẻ nhà báo theo pháp luật hiện hành
Điều kiện cấp thẻ nhà báo theo pháp luật hiện hành

Đối tượng được xét cấp thẻ nhà báo là ai?

Căn cứ theo quy định tại Điều 26. Đối tượng được xét cấp thẻ nhà báo Luật Báo chí 2016 quy định cụ thể như sau:

1. Tổng giám đốc, phó tổng giám đốc, giám đốc, phó giám đốc, tổng biên tập, phó tổng biên tập cơ quan báo chí, thông tấn.

2. Trưởng phòng (ban), phó trưởng phòng (ban) nghiệp vụ báo chí của cơ quan báo chí, thông tấn.

3. Phóng viên, biên tập viên của cơ quan báo chí, thông tấn.

4. Người quay phim, đạo diễn chương trình phát thanh, truyền hình (trừ phim truyện) của các đơn vị được cấp giấy phép hoạt động báo chí trong lĩnh vực phát thanh, truyền hình và sản xuất phim tài liệu của Nhà nước.

5. Phóng viên, biên tập viên, người phụ trách công tác phóng viên, biên tập ở đài truyền thanh, truyền hình cấp huyện và tương đương.

6. Người đã được cấp thẻ nhà báo nhưng được Điều chuyển sang làm công việc khác vẫn tiếp tục có tác phẩm báo chí được sử dụng, được cơ quan báo chí xác nhận, được xét cấp thẻ nhà báo trong các trường hợp cụ thể sau:

a) Được Điều động công tác tại các đơn vị không trực tiếp thực hiện nghiệp vụ báo chí của cơ quan báo chí;

b) Được Điều chuyển sang làm công tác giảng dạy chuyên ngành báo chí tại các cơ sở giáo dục đại học theo quy định của Luật giáo dục đại học;

c) Được Điều chuyển sang làm cán bộ chuyên trách tại hội nhà báo các cấp, trực tiếp làm công tác quản lý nhà nước về báo chí.

Hồ sơ đề nghị cấp thẻ nhà báo bao gồm những gì?

Hồ sơ đề nghị cấp thẻ nhà báo theo quy định của pháp luật cần những hồ sơ tài liệu được quy định tại Điều 4 Thông tư 49/2016/TT-BTTTT hướng dẫn về hồ sơ, thủ tục cấp, đổi, cấp lại và thu hồi thẻ nhà báo do Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành như sau:

1. Bản khai đăng ký cấp thẻ nhà báo do người được đề nghị cấp thẻ nhà báo kê khai theo mẫu; được người đứng đầu cơ quan đề nghị cấp thẻ nhà báo ký duyệt, đóng dấu;

2. Bản sao bằng đại học, cao đẳng (đối với trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều 27 Luật báo chí) có chứng thực của cơ quan nhà nước có thẩm quyền (đối với trường hợp cấp thẻ lần đầu);

3. Bản sao quyết định tuyển dụng, hợp đồng lao động và các văn bản khác có liên quan để chứng minh thời gian công tác liên tục hai (02) năm trở lên tại cơ quan báo chí đề nghị cấp thẻ hoặc tại đài truyền thanh, truyền hình cấp huyện và tương đương (đối với trường hợp cấp thẻ lần đầu), được cơ quan báo chí xác nhận hoặc chứng thực của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

4. Danh sách tác phẩm báo chí đối với trường hợp quy định tại khoản 5 và khoản 6 Điều 26 Luật báo chí;

5. Bản tổng hợp danh sách đề nghị cấp thẻ nhà báo có chữ ký, đóng dấu xác nhận của người đứng đầu cơ quan đề nghị cấp thẻ nhà báo.

– Số lượng hồ sơ: 01 (bộ) chính.

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn của Luật Sư 247 về vấn đề “Điều kiện cấp thẻ nhà báo theo quy định hiện hành”. Chúng tôi hy vọng rằng với câu trả lời trên bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống.

Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan như điều kiện cấp phép bay flycam, giấy phép sàn thương mại điện tử, báo cáo quyết toán thuế, đăng ký lại khai sinh, mẫu hóa đơn điện tử, chi nhánh hạch toán phụ thuộc kê khai thuế, tìm hiểu về hợp thức hóa lãnh sự tại Việt Nam,  xin hợp pháp hóa lãnh sự ở Hà Nội, dịch vụ công chứng tại nhà của chúng tôi… Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư 247 để được hỗ trợ, giải đáp. 

Để được tư vấn cũng như trả lời những thắc mắc của khách hàng trong và ngoài nước thông qua web Luatsux.vn, lsx.vn, web nước ngoài Lsxlawfirm,…

Hãy liên hệ: 0833.102.102.

Mời bạn xem thêm

Câu hỏi thường gặp

Làm thẻ nhà báo có dễ không?

Theo quy định của Luật Báo chí năm 2016 (có hiệu lực từ 1/1/2017) thì người được cấp thẻ nhà báo là những người hoạt động trong ngành báo chí, phát thanh truyền hình (trừ phim truyện). Ngoài việc tham gia làm tin, bài thì người muốn được cấp thẻ nhà báo phải đảm bảo thêm một số điều kiện như: Đủ 2 năm làm việc liên tục tại 1 cơ quan báo chí, không vi phạm đạo đức người làm báo, có bằng đại học, cao đẳng (tùy đối tượng)
Như vậy làm thẻ nhà báo không phải quá khó với những ai đang công tác tại cơ quan báo chí. Quan trọng bạn phải đủ tiêu chuẩn mà Luật Báo chí ban hành và được cơ quan báo chí hoặc đơn vị nơi họ công tác giới thiệu, đề cử được cấp thẻ.

Bạn sẽ bị thu hồi thẻ nhà báo trong trường hợp nào?

Bạn sẽ bị thu hồi lại thẻ nếu bạn phạm một trong những lỗi sau:
Vi phạm quy định đạo đức nghề nghiệp hoặc sử dụng thẻ nhà báo sai mục đích gây ra hậu quả không thể chấp nhận được.
Bị cơ quan pháp luật khởi tố bị can.
Bạn thôi việc nhưng không nộp lại thẻ.

Nhà báo có nghĩa vụ gì?

Căn cứ theo khoản 3 Điều 25 Luật Báo chí 2016, nhà báo có các nghĩa vụ sau đây:
a) Thông tin trung thực về tình hình đất nước và thế giới phù hợp với lợi ích của đất nước và của Nhân dân; phản ánh ý kiến, nguyện vọng chính đáng của Nhân dân;
b) Bảo vệ quan Điểm, đường lối, chủ trương của Đảng; chính sách, pháp luật của Nhà nước; phát hiện, tuyên truyền và bảo vệ nhân tố tích cực; đấu tranh phòng, chống các tư tưởng, hành vi sai phạm;
c) Không được lạm dụng danh nghĩa nhà báo để sách nhiễu và làm việc vi phạm pháp luật;
d) Phải cải chính, xin lỗi trong trường hợp thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức, danh dự, nhân phẩm của cá nhân;
đ) Chịu trách nhiệm trước pháp luật và trước người đứng đầu cơ quan báo chí về nội dung tác phẩm báo chí của mình và về những hành vi vi phạm pháp luật;
e) Tuân thủ quy định về đạo đức nghề nghiệp của người làm báo.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật khác

Comments are closed.