Để phục vụ nhu cầu an sinh xã hội: khám bệnh, chữa bệnh, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được tổ chức thành hệ thống từ tuyến trung ương đến tuyến xã, phường, thị trấn. Hệ thống cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bao gồm cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của Nhà nước, tư nhân và cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác. Phòng chẩn trị y học cổ truyền là một loại trong các hình thức tổ chức khám bệnh, chữa bệnh trong hệ thống này. Vậy điều kiện cấp giấy phép kinh doanh y học cổ truyền là gì? Bài viết dưới đây của Luật sư X sẽ mang đến cho bạn quy định của pháp luật về nội dung nêu trên. Hi vọng bài viết mang lại nhiều điều bổ ích cho bạn đọc
Căn cứ pháp lý
- Luật khám bệnh, chữa bệnh 2009;
- Nghị định 109/2016/NĐ-CP quy định cấp chứng chỉ hành nghề đối với người hành nghề và cấp giấy phép hoạt động đối với cơ sở khám, chữa bệnh;
- Thông tư 03/2013/TT-BTC quy định phí dịch vụ thẩm định; thẩm định tiêu chuẩn, điều kiện hành nghề y, dược; cấp giấy phép hoạt động đối với cơ sở khám, chữa bệnh…;
- Nghị định 87/2011/NĐ-CP hướng dẫn Luật Khám, chữa bệnh.
Điều kiện cấp giấy phép kinh doanh y học cổ truyền là gì?
Để được cấp giấy phép kinh doanh y học cổ truyền thì phòng khám/phòng chẩn trị y học cần đáp ứng các điều kiện sau:
Điều kiện về cơ sở vật chất
- Phòng khám/chẩn trị có diện tích ít nhất là 10m2 và có nơi đón tiếp người bệnh.
- Tùy theo phạm vi hoạt động chuyên môn đăng ký, phòng chẩn trị y học cổ truyền phải đáp ứng thêm các điều kiện về cơ sở vật chất sau đây:
Trường hợp có châm cứu, xoa bóp day ấn huyệt thì phải có buồng hoặc bố trí nơi kê giường châm cứu, xoa bóp day ấn huyệt có diện tích ít nhất là 5m2 một giường bệnh;
Trường hợp có xông hơi thuốc thì phải có buồng xông hơi có diện tích ít nhất là 02 m2 và phải kín nhưng đủ ánh sáng.
Điều kiện về thiết bị y tế
Nếu thực hiện việc khám bệnh, kê đơn, bốc thuốc: Có tủ thuốc, các vị thuốc được đựng trong ô kéo hoặc trong chai lọ thủy tinh hoặc nhựa trắng có nắp và ghi rõ tên vị thuốc ở bên ngoài;
Trường hợp thực hiện việc châm cứu, xoa bóp, day ấn huyệt phải có ít nhất các thiết bị sau:
- Có giường châm cứu, xoa bóp, day ấn huyệt;
- Có đủ dụng cụ để châm cứu, xoa bóp, day ấn huyệt;
- Có đủ dụng cụ và hướng dẫn xử lý vượng châm.
Trường hợp có xông hơi thuốc: Phải có hệ thống tạo hơi thuốc, van điều chỉnh, có bảng hướng dẫn xông hơi và hệ thống chuông báo trong trường hợp khẩn cấp.
Điều kiện về nhân sự
- Người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật của phòng chẩn trị y học cổ truyền phải là bác sĩ chuyên khoa y học cổ truyền hoặc y sĩ chuyên khoa y học cổ truyền hoặc là người có giấy chứng nhận là lương y do Bộ trưởng Bộ Y tế hoặc Giám đốc Sở Y tế cấp hoặc người có bài thuốc gia truyền hoặc có phương pháp chữa bệnh gia truyền và phải có chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh y học cổ truyền.
- Có thời gian khám bệnh, chữa bệnh bằng y học cổ truyền ít nhất là 54 tháng đối với bác sĩ chuyên khoa y học cổ truyền;
- Có thời gian khám bệnh, chữa bệnh bằng y học cổ truyền ít nhất là 48 tháng đối với y sỹ chuyên khoa y học cổ truyền;
- Có thời gian khám bệnh, chữa bệnh bằng y học cổ truyền ít nhất là 36 tháng đối với lương y hoặc người có bài thuốc gia truyền hoặc người có phương pháp chữa bệnh gia truyền;
- Là người hành nghề cơ hữu tại phòng chẩn trị y học cổ truyền.
Hồ sơ xin cấp giấy phép phòng khám y học cổ truyền
Để thực hiện thủ tục cấp giấy phép hoạt động phòng khám y học cổ truyền; bạn cần chuẩn bị hồ sơ đầy đủ bao gồm những giấy tờ sau:
- Đơn đề nghị cấp giấy phép hoạt động (theo mẫu);
- Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc quyết định thành lập (đối với tổ chức);
- Chứng chỉ hành nghề của người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật của phòng khám;
- Danh sách đăng ký người hành nghề tại phòng khám bao gồm đăng ký người hành nghề và người làm việc chuyên môn y tế tại phòng khám. Những người này gồm: thu ngân; bảo vệ; kế toán; lễ tân – không thuộc diện phải cấp chứng chỉ hành nghề;
- Bản kê khai cơ sở vật chất; thiết bị y tế, tổ chức và nhân sự của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh (theo mẫu);
- Tài liệu chứng minh phòng khám đáp ứng điều kiện về cơ sở vật chất; thiết bị y tế; tổ chức nhân sự phù hợp với phạm vi hoạt động chuyên môn của phòng khám như: giấy chứng chứng nhận quyền sử dụng đất kèm hợp đồng thuê nhà (nếu có); để chứng minh đảm bảo điều kiện về diện tích tối thiểu theo quy định; các hợp đồng, chứng từ về việc mua các thiết bị tại phòng khám,…
- Danh mục chuyên môn kỹ thuật của phòng khám đề xuất trên cơ sở danh mục chuyên môn kỹ thuật do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành (người đứng đầu phải lập).
Phạm vi hoạt động chuyên môn y học cổ truyền
Phạm vi hoạt động chuyên môn là những việc mà người có chứng chỉ hành nghề khám, chữa bệnh được thực hiện trong phạm vi pháp luật quy định. Phạm vi hoạt động chuyên môn y học cổ truyền mà người hành nghề y học cổ truyền được thực hiện như sau:
- Khám bệnh, chữa bệnh bằng y học cổ truyền (dùng thuốc và không dùng thuốc);
- Được sử dụng các thành phẩm thuốc y học cổ truyền do các cơ sở khác sản xuất đã được Bộ Y tế cấp đăng ký lưu hành để phục vụ cho việc khám bệnh, chữa bệnh;
- Bào chế thuốc sống thành thuốc chín (thuốc phiến), cân thuốc thang cho người bệnh;
- Người hành nghề bằng bài thuốc gia truyền hoặc phương pháp chữa bệnh gia truyền chỉ được khám, chữa bệnh bằng chính bài thuốc gia truyền hoặc phương pháp gia truyền đó;
- Trong trường hợp có sản xuất một số dạng đóng gói sẵn để phục vụ trực tiếp cho người bệnh của phòng chẩn trị (cao, đơn, hoàn, tán hoặc các dạng khác) thì phải đăng ký với Sở Y tế tỉnh về công thức bài thuốc, quy trình sản xuất (kèm theo bản giải trình về cơ sở vật chất, thiết bị), công dụng, liều dùng, chống chỉ định và mẫu nhãn thuốc. Sở Y tế tỉnh sẽ xem xét thẩm định và công nhận đủ điều kiện thì mới được sản xuất. Thuốc chỉ để phục vụ trực tiếp cho người bệnh của phòng chẩn trị, không lưu hành trên thị trường theo đúng quy định của Luật Dược.
Mời bạn xem thêm bài viết
- Bác sĩ nhận phong bì có bị coi là tội nhận hối lộ hay không?
- Mua thiết bị vất tư y tế gây hại cho Nhà nước bị phạt bao nhiêu năm tù?
- Không khai báo y tế bị xử phạt bao nhiêu tiền theo quy định pháp luật?
Thông tin liên hệ
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về “Điều kiện cấp giấy phép kinh doanh y học cổ truyền là gì?”. Nếu quý khách có nhu cầu soạn thảo hồ sơ ngừng kinh doanh; cách tra cứu quy hoạch xây dựng hoặc muốn sử dụng dịch vụ thành lập công ty giá rẻ, thủ tục xin hợp pháp hóa lãnh sự của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.
Liên hệ hotline: 0833.102.102.
FaceBook: www.facebook.com/luatsux
Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Theo Điều 2 Luật viên chức năm 2010
Viên chức là công dân Việt Nam được tuyển dụng theo vị trí việc làm, làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập theo chế độ hợp đồng làm việc, hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật.
Theo đó Bác sĩ làm việc theo hợp đồng là viên chức.
Theo 109/2016/NĐ-CP quy định cấp chứng chỉ hành nghề đối với người hành nghề và cấp giấy phép hoạt động đối với cơ sở khám, chữa bệnh thì thủ tục xin giấy phép kinh doanh y học cổ truyền.