Mua thiết bị vất tư y tế gây hại cho Nhà nước bị phạt bao nhiêu năm tù?

08/11/2021
Mua bán trái phép vật liệu nổ bị xử lý như nào?
676
Views

Trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước; tài sản nhà nước được giao cho các cơ quan, tổ chức, cá nhân quản lý, sử dụng. Quá trình quản lí, sử dụng tài sản của nhà nước phải đảm bảo việc sử dụng đúng mục đích; tiêu chuẩn, định mức, đảm bảo hiệu quả và tiết kiệm. Thực tế, vẫn có những hành vi gây thiệt hại cho nhà nước. Mới đây có vụ việc “Ông Nguyễn Minh Quân, 48 tuổi, Giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức thông đồng với doanh nghiệp để mua thiết bị vật tư y tế, gây thiệt hại cho Nhà nước.” Vậy hành vi Mua thiết bị vất tư y tế gây hại cho Nhà nước bị phạt bao nhiêu năm tù?

Hãy cùng Luật sư 247 tìm hiểu.

Căn cứ pháp lý

Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017.

Nội dung tư vấn

Hành vi của ông Quân có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự; về Tội vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí.

Cấu thành tội phạm của Tội vi phạm quy định về quản lý; sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí.

Chủ thể của tội phạm

Chủ thể của tội phạm này chỉ có thể là những người được giao quản lý; sử dụng tài sản nhà nước (thường là người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị được giao quản lý, sử dụng tài sản nhà nước).

Chủ thể của tội phạm có thể là cá nhân thực hiện tội phạm một mình nhưng cũng có thể là nhiều người cùng thực hiện tội phạm. Trường hợp nhiều người thực hiện cùng một tội phạm được quy định theo Điều 17 Bộ luật Hình sự:

“Điều 17. Đồng phạm

1. Đồng phạm là trường hợp có hai người trở lên cố ý cùng thực hiện một tội phạm.

2. Phạm tội có tổ chức là hình thức đồng phạm có sự câu kết chặt chẽ giữa những người cùng thực hiện tội phạm.

3. Người đồng phạm bao gồm người tổ chức, người thực hành, người xúi giục, người giúp sức.

Người thực hành là người trực tiếp thực hiện tội phạm.

Người tổ chức là người chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy việc thực hiện tội phạm.

Người xúi giục là người kích động, dụ dỗ, thúc đẩy người khác thực hiện tội phạm.

Người giúp sức là người tạo điều kiện tinh thần hoặc vật chất cho việc thực hiện tội phạm.

4. Người đồng phạm không phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi vượt quá của người thực hành.”

Khách thể của tội phạm

Tội vi phạm quy định về quản lý; sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí xâm phạm chế độ quản lý; sử dụng tài sản nhà nước tại cơ quan nhà nước; đơn vị vũ trang nhân dân, đơn vị sự nghiệp công lập, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội; tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp (gọi chung là cơ quan, tổ chức, đơn vị).

Đối tượng bị xâm hại của tội phạm này là tài sản nhà nước tại cơ quan; tổ chức, đơn vị bao gồm trụ sở làm việc và tài sản khác gắn liền với đất; quyền sử dụng đất đối với đất dùng để xây dựng trụ sở làm việc; cơ sở hoạt động sự nghiệp của cơ quan, tổ chức, đơn vị: máy móc, phương tiện vận tải; trang thiết bị làm việc và các tài sản khác do pháp luật quy định.

Mặt chủ quan của tội vi phạm

Người thực hiện tội phạm với lỗi cố ý; có thể là cố ý trực tiếp hoặc cố ý gián tiếp. Người phạm tội hoàn toàn nhận thức được hành vi của mình là hành vi không được phép; nhưng vẫn muốn thực hiện hành vi đó và mong muốn hậu quả xảy ra; hoặc dù không mong muốn nhưng vẫn có ý thức bỏ mặc cho hậu quả xảy ra.

Động cơ và mục đích không phải dấu hiệu bắt buộc của tội phạm. Thông thường người phạm tội này vì vụ lợi.

Mặt khách quan của tội phạm

Hành vi thuộc mặt khách quan của tội phạm này là hành vi vi phạm chế độ quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí tài sản.

Hành vi vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước; chỉ cấu thành tội phạm nếu gây thất thoát; lãng phí từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng; hoặc dưới 100.000.000 đồng nhưng đã bị xử lý kỉ luật; hoặc xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm. Để truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người vi phạm, cần xác định rõ hành vi của người đó đã vi phạm quy định cụ thể nào của Luật quản lý, sử dụng tài sản nhà nước năm 2008.

 Hậu quả của hành vi: gây thiệt hại về tài sản.

Mua thiết bị vất tư y tế gây hại cho Nhà nước bị phạt bao nhiêu năm tù?

Mua thiết bị vất tư y tế gây hại cho Nhà nước có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự; theo Điều 219 Bộ luật hình sự.

Có các khung hình phạt sau:

Khung 1

Người nào được giao quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước mà vi phạm chế độ quản lý; sử dụng tài sản, gây thất thoát, lãng phí từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng hoặc dưới 100.000.000 đồng; nhưng đã bị xử lý kỷ luật hoặc xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm; thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.

Khung 2

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 12 năm:

a) Vì vụ lợi;

b) Có tổ chức;

c) Dùng thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt;

d) Gây thất thoát, lãng phí từ 300.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng.

Khung 3

Phạm tội gây thất thoát; lãng phí 1.000.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 20 năm.

Hình phạt bổ sung

Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ; hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm; hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

Tội thiếu trách nhiệm; gây thiệt hại đến tài sản của Nhà nước; cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp bị xử phạt ra sao?

Theo Điều 179 Bộ luật hình sự:

1. Người nào có nhiệm vụ trực tiếp trong công tác quản lý tài sản của Nhà nước; cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, vì thiếu trách nhiệm mà để mất mát; hư hỏng, lãng phí gây thiệt hại cho tài sản của Nhà nước, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp; từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng; thì bị phạt cảnh cáo hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.

2. Phạm tội gây thiệt hại cho tài sản của Nhà nước, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp; trị giá từ 500.000.000 đồng đến dưới 2.000.000.000 đồng, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.

3. Phạm tội gây thiệt hại cho tài sản của Nhà nước, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp; trị giá từ 2.000.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm.

4. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ; cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Giải quyết vấn đề

Như vậy, đối với hành vi của ông Quân có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự; về tội vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí. Có mức phạt tù cao nhất lên đến 20 năm tù.

Mời bạn xem thêm bài viết

Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề “ Mua thiết bị vất tư y tế gây hại cho Nhà nước bị phạt bao nhiêu năm tù?” . Hy vọng bài viết hữu ích với bạn đọc. Nếu có vấn đề pháp lý cần giải quyết, vui lòng liên hệ :  0833.102.102.

Câu hỏi thường gặp

Gây thất thoát tài sản công 600 triệu động bị phạt bao nhiêu năm tù?

Theo quy định tại điểm d Khoản 2 Điều 219 Bộ luật Hình sự: Phạm tội gây thất thoát, lãng phí từ 300.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng thì bị phạt tù từ 03 năm đến 12 năm.

Tham nhũng là gì?

Tham nhũng được hiểu là hành vi của bất kì người nào có chức vụ, quyền hạn; hoặc được giao nhiệm vụ, quyền hạn và lợi dụng chức vụ, quyền hạn; hoặc nhiệm vụ được giao để vụ lợi.

Phân biệt tội danh lừa đảo chiếm đoạt tài sản và lợi dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản?

Với tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, thì từ ban đầu người phạm tội đã có ý định dùng các biện pháp thủ đoạn gian dối để thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản. Còn với tội lạm dụng tín nhiệm, ban đầu người phạm tội chưa có ý định thực hiện hành vi chiếm đoạt, mà có thể vì lòng tham khi được tin tưởng giao giữ hộ tài sản mà hình thành nên hành vi chiếm đoạt.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Hình sự

Trả lời