Xin chào Luật sư, chúng tôi có mở một văn phòng phẩm gần một trường tiểu học. Việc làm ăn ngày càng phát đạt. Sau đó chúng tôi đã thiết kế ra một chiếc bút mang tên của văn phòng chúng tôi. Tuy nhiên, hôm trước em tôi có nói tôi cần đi đăng ký bảo hộ tên thương mại. Tôi muốn hỏi Luật sư điều kiện bảo hộ với tên thương mại theo quy định của pháp luật? Tôi xin chân thành cảm ơn!
Căn cứ pháp lý
Luật sở hữu trí tuệ năm 2005, sửa đổi bổ sung năm 2009
Nội dung tư vấn
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Với câu hỏi về điều kiện bảo hộ với tên thương mại theo quy định của pháp luật Luật sư 247 xin giải đáp như sau:
Tên thương mại là gì?
Theo khoản 21 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 được sửa đổi; tên thương mại là tên gọi của tổ chức, cá nhân dùng trong hoạt động kinh doanh để phân biệt chủ thể kinh doanh mang tên gọi đó với chủ thể kinh doanh khác trong cùng lĩnh vực và khu vực kinh doanh.
Khu vực kinh doanh là khu vực địa lý nơi chủ thể kinh doanh có bạn hàng; khách hàng hoặc có danh tiếng.
Sử dụng tên thương mại là việc thực hiện hành vi nhằm mục đích thương mại; bằng cách dùng tên thương mại để xưng danh trong các hoạt động kinh doanh; thể hiện tên thương mại trong các giấy tờ giao dịch, biển hiệu, sản phẩm; hàng hoá, bao bì hàng hoá và phương tiện cung cấp dịch vụ, quảng cáo.
Tuy nhiên, Chủ sở hữu tên thương mại phải là tổ chức; cá nhân sử dụng hợp pháp tên thương mại đó trong hoạt động kinh doanh.
Điều kiện bảo hộ tên thương mại?
Căn cứ Điều 76 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 quy định như sau:
“Tên thương mại được bảo hộ nếu có khả năng phân biệt chủ thể kinh doanh mang tên thương mại đó với chủ thể kinh doanh khác trong cùng lĩnh vực và khu vực kinh doanh.”
Cụ thể:
Tên thương mại có khả năng phân biệt nếu đáp ứng các quy định như sau:
– Chứa thành phần tên riêng, trừ trường hợp đã được biết đến rộng rãi do sử dụng;
– Không trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với tên thương mại; mà người khác đã sử dụng trước trong cùng lĩnh vực và khu vực kinh doanh;
– Không trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu của người khác; hoặc với chỉ dẫn địa lý đã được bảo hộ trước ngày tên thương mại đó được sử dụng.
Tên thương mại mặc dù là đối tượng của quyền sở hữu công nghiệp; nhưng không được bảo hộ dưới hình thức cấp văn bằng. Tên thương mại không cần phải tiến hành thủ tục đăng ký bảo hộ tại Cục Sở hữu trí tuệ; mà được công nhận thông qua việc sử dụng trong hoạt động kinh doanh.
Đối tượng không được bảo hộ với danh nghĩa tên thương mại bao gồm:
Theo Điều 77 Luật sở hữu trí tuệ 2005, đối tượng không được bảo hộ với danh nghĩa tên thương mại bao gồm:
– Tên của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội; tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp.
– Chủ thể khác không liên quan đến hoạt động kinh doanh.
Phân biệt tên thương mại với nhãn hiệu?
Tên thương mại và nhãn hiệu được phân biệt dựa vào các tiêu chí sau:
Tiêu chí | Nhãn hiệu | Tên thương mại |
Dấu hiệu nhận biết | – Là dấu hiệu nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, kể cả hình ba chiều hoặc sự kết hợp các yếu tố đó- Được thể hiện bằng một hay nhiều màu sắc | Chỉ thể hiện dưới dạng từ ngữ và không được bảo hộ màu sắc, hình ảnh |
Căn cứ bảo hộ | Đăng ký đối với nhãn hiệu thông thường.Không đăng ký đối với nhãn hiệu nổi tiếng. Được cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu với cơ quan có thẩm quyền là Cục Sở hữu trí tuệ | Không phải đăng ký bảo hộ. Được công nhận thông qua việc sử dụng tên trong hoạt động kinh doanh. |
Phạm vi bảo hộ | Trong phạm vi quốc gia và cả các quốc gia khác | Lĩnh vực và khu vực kinh doanh |
Thời hạn bảo hộ | Được bảo hộ trong thời gian 10 năm và được phép gia hạn | Không xác định thời hạn bảo hộ |
Số lượng | Mỗi cá nhân, tổ chức có thể đăng ký nhiều nhãn hiệu | Mỗi chủ thể sản xuất kinh doanh chỉ có một tên thương mại duy nhất |
Ý Nghĩa | Phân biệt hàng hoá, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau | Phân biệt chủ thể kinh doanh mang tên gọi đó với chủ thể kinh doanh khác trong cùng lĩnh vực và khu vực kinh doanh |
Chuyển giao | Được chuyển nhượng thông qua hợp đồng chuyển nhượng | Chỉ được chuyển giao kèm theo việc chuyển nhượng toàn bộ cơ sở sản xuất kinh doanh. |
Những lưu ý để tên thương mại đáp ứng điều kiện bảo hộ?
Tên thương mại được bảo hộ là tên gọi của tổ chức, cá nhân dùng trong hoạt động kinh doanh; đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau đây:
a) Là tập hợp các chữ cái, có thể kèm theo chữ số, phát âm được;
b) Có khả năng phân biệt chủ thể kinh doanh mang tên gọi đó với các chủ thể kinh doanh khác trong cùng lĩnh vực kinh doanh.
Các tên gọi sau đây không được bảo hộ dưới danh nghĩa là tên thương mại:
a) Tên gọi của các cơ quan hành chính, các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội; tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp hoặc các chủ thể không liên quan tới hoạt động kinh doanh;
b) Tên gọi nhằm mục đích thực hiện chức năng của tên thương mại nhưng không có khả năng phân biệt chủ thể kinh doanh của các cơ sở kinh doanh trong cùng một lĩnh vực;
c) Tên thương mại gây nhầm lẫn với tên thương mại của người khác đã được sử dụng từ trước trên cùng một địa bàn và trong cùng một lĩnh vực kinh doanh, gây nhầm lẫn với nhãn hiệu hàng hoá của người khác đã được bảo hộ từ trước khi bắt đầu sử dụng tên thương mại đó.
Thời gian bảo hộ của tên thương mại là bao lâu?
Quyền đối với tên thương mại được xác lập dựa trên việc sử dụng tên thương mại đó. Với quy định hiện hành không quy định thời gian bảo hộ đối với tên thương mại. Đây cũng là một điểm phân biệt rõ rệt với quyền đối với nhãn hiệu. Một bên xác lập dựa trên việc sử dụng trong hoạt động kinh doanh và một bên xác lập quyền dưới hình thức cấp văn bằng bảo hộ.
Mời bạn xem thêm
- Tên thương mại là gì? Cần lưu ý điều gì khi lựa chọn tên thương mại
- Cơ quan nào có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả?
- Hợp đồng chuyển nhượng quyền tác giả, quyền liên quan?
Trên đây là tư vấn của Luật sư 247 về nội dung vấn đề ”Điều kiện bảo hộ với tên thương mại theo quy định của pháp luật? kiến thức trên để sử dụng trong công việc; cuộc sống. Nếu có thắc mắc và cần nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ hãy liên hệ 0833102102.
Câu hỏi thường gặp
Thương hiệu là khái niệm trong người tiêu dùng về sản phẩm với dấu hiệu của nhà sản xuất gắn lên mặt, lên bao bì hàng hoá nhằm khẳng định chất lượng và xuất xứ sản phẩm. Thương hiệu thường gắn liền với quyền sở hữu của nhà sản xuất và thường được uỷ quyền cho người đại diện thương mại chính thức.
Thương hiệu – theo định nghĩa của Tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO): là một dấu hiệu (hữu hình và vô hình) đặc biệt để nhận biết một sản phẩm hàng hoá hay một dịch vụ nào đó được sản xuất hay được cung cấp bởi một cá nhân hay một tổ chức.
Nhãn hiệu là những dấu hiệu dùng phân biệt hàng hóa, dịch vụ cùng loại của các cơ sở sản xuất, kinh doanh khác nhau. Nhãn hiệu hàng hóa có thể là từ ngữ, hình ảnh, biểu trưng hoặc sự kết hợp các yếu tố đó được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc.
Nhãn hiệu chính là thứ đầu tiên và quan trọng nhất giúp Doanh nghiệp tiếp cận với khách hàng hay đối tác của mình. Nhãn hiệu cũng là yếu tố giúp khẳng định vị thế của Doanh nghiệp đối với các đối thủ cạnh tranh khác.