Điều kiện bảo hộ đối với chỉ dẫn địa lý theo quy định của pháp luật?

24/12/2021
582
Views

Xin chào Luật sư, xin luật sư cho biết điều kiện bảo hộ đối với chỉ dẫn địa lý theo quy định của pháp luật? Tôi xin chân thành cảm ơn!

Căn cứ pháp lý

Luật sở hữu trí tuệ năm 2005, sửa đổi bổ sung năm 2009

Nghị định 105/2006/NĐ-CP

Nội dung tư vấn

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Đối với điều kiện bảo hộ đối với chỉ dẫn địa lý theo quy định của pháp luật? Luật sư 247 xin giải đáp ngay sau đây:

Chỉ dẫn địa lý là gì?

Theo khoản 22 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ 2005; chỉ dẫn địa lý là dấu hiệu dùng để chỉ sản phẩm có nguồn gốc từ khu vực; địa phương, vùng lãnh thổ hay quốc gia cụ thể. Ví dụ: Gốm sứ Bát Tràng, Nước mắm Phú Quốc, Bưởi Phúc Trạch…

Căn cứ Điều 88 Luật Sở hữu trí tuệ 2005; thì quyền đăng ký chỉ dẫn địa lý của Việt Nam thuộc về Nhà nước.

Nhà nước cho phép tổ chức, cá nhân sản xuất sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý; tổ chức tập thể đại diện cho các tổ chức, cá nhân đó; hoặc cơ quan quản lý hành chính địa phương nơi có chỉ dẫn địa lý thực hiện quyền đăng ký chỉ dẫn địa lý. Người thực hiện quyền đăng ký chỉ dẫn địa lý không trở thành chủ sở hữu chỉ dẫn địa lý đó.

Chỉ dẫn địa lý được bảo hộ dưới hình thức cấp Văn bằng bảo hộ.

Điều kiện bảo hộ chỉ dẫn địa lý theo quy định của pháp luật?

Điều 79 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 quy định như sau:

“Chỉ dẫn địa lý được bảo hộ nếu đáp ứng các điều kiện sau đây:

1. Sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý có nguồn gốc địa lý từ khu vực, địa phương; vùng lãnh thổ hoặc nước tương ứng với chỉ dẫn địa lý;

2. Sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý có danh tiếng, chất lượng; hoặc đặc tính chủ yếu do điều kiện địa lý của khu vực, địa phương; vùng lãnh thổ hoặc nước tương ứng với chỉ dẫn địa lý đó quyết định.”

Cụ thể:

Danh tiếng, chất lượng, đặc tính của sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý

Căn cứ Điều 80 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 thì:

– Danh tiếng của sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý được xác định bằng mức độ tín nhiệm của người tiêu dùng đối với sản phẩm đó; thông qua mức độ rộng rãi người tiêu dùng biết đến và chọn lựa sản phẩm đó.

– Chất lượng, đặc tính của sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý được xác định bằng một; hoặc một số chỉ tiêu định tính, định lượng hoặc cảm quan về vật lý, hoá học, vi sinh; và các chỉ tiêu đó phải có khả năng kiểm tra được bằng phương tiện kỹ thuật; hoặc chuyên gia với phương pháp kiểm tra phù hợp.

Điều kiện địa lý liên quan đến chỉ dẫn địa lý

Căn cứ Điều 82 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 thì:

– Các điều kiện địa lý liên quan đến chỉ dẫn địa lý là những yếu tố tự nhiên; yếu tố về con người quyết định danh tiếng, chất lượng; đặc tính của sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý đó.

– Yếu tố tự nhiên bao gồm yếu tố về khí hậu, thuỷ văn, địa chất, địa hình; hệ sinh thái và các điều kiện tự nhiên khác.

– Yếu tố về con người bao gồm kỹ năng, kỹ xảo của người sản xuất; quy trình sản xuất truyền thống của địa phương.

Khu vực địa lý mang chỉ dẫn địa lý

Căn cứ Điều 83 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 thì:

Khu vực địa lý mang chỉ dẫn địa lý có ranh giới được xác định một cách chính xác bằng từ ngữ và bản đồ.

Đối tượng nào không được bảo hộ là chỉ dẫn địa lý?

Theo Điều 80 Luật Sở hữu trí tuệ 2005; các đối tượng sau không được bảo hộ với danh nghĩa chỉ dẫn địa lý:

– Tên gọi, chỉ dẫn đã trở thành tên gọi chung của hàng hóa theo nhận thức của người tiêu dùng có liên quan trên lãnh thổ Việt Nam.

– Chỉ dẫn địa lý của nước ngoài mà tại nước đó chỉ dẫn địa lý không được bảo hộ; đã bị chấm dứt bảo hộ hoặc không còn được sử dụng.

– Chỉ dẫn địa lý trùng hoặc tương tự với một nhãn hiệu đang được bảo hộ; hoặc đã được nộp theo đơn đăng ký nhãn hiệu có ngày nộp đơn; hoặc ngày ưu tiên sớm hơn, nếu việc sử dụng chỉ dẫn địa lý đó được thực hiện thì có khả năng gây nhầm lẫn về nguồn gốc thương mại của hàng hóa.

– Chỉ dẫn địa lý gây hiểu sai lệch cho người tiêu dùng về nguồn gốc địa lý thực của sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý đó.

Như vậy, chỉ dẫn địa lý thể hiện nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm; nhưng không phải sản phẩm nào cũng có thể đăng ký được chỉ dẫn địa lý.

Có được chuyển giao quyền sử dụng đối với chỉ dẫn địa lý không ?

Chuyển quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp là việc chủ sở hữu đối tượng sở hữu công nghiệp cho phép tổ chức; cá nhân khác sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp thuộc phạm vi quyền sử dụng của mình. Việc chuyển quyền sử dụng cũng phải thực hiện bởi hình thức hợp đồng bằng văn bản gọi là hợp đồng sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp.

Tuy nhiên, khác với các loại tài sản trí tuệ khác; tại khoản 2 Điều 139 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 về các điều kiện hạn chế việc chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp quy định rõ “Quyền đối với chỉ dẫn địa lý không được chuyển nhượng”. Theo đó, quyền đối với chỉ dẫn địa lý là một quyền sở hữu công nghiệp đặc biệt; và vì thế chỉ dẫn địa lý không được chuyển nhượng.

Theo Điều 88 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005; quyền đăng ký chỉ dẫn địa lý của Việt Nam thuộc về Nhà nước. Nhà nước cho phép tổ chức, cá nhân sản xuất sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý; tổ chức tập thể đại diện cho các tổ chức, cá nhân đó; hoặc cơ quan quản lý hành chính địa phương nơi có chỉ dẫn địa lý thực hiện quyền đăng ký chỉ dẫn địa lý. Căn cứ vào Điều 8 Nghị định số 103/2006/NĐ-CPthì cá nhân, tổ chức nước ngoài là chủ thể quyền đối với chỉ dẫn địa lý theo quy định pháp luật của nước xuất xứ có quyền đăng ký chỉ dẫn địa lý đó tại Việt Nam.

Điều đó có nghĩa là: người thực hiện quyền đăng ký chỉ dẫn địa lý của Việt Nam không trở thành chủ sở hữu chỉ dẫn địa lý đó; bởi chủ sở hữu chỉ dẫn địa lý của Việt Nam là Nhà nước Việt Nam. Đây chính là lý do chính hạn chế và giải thích tại sao chỉ dẫn địa lý không được chuyển giao.

Theo đó, nhà nước chỉ trao quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý cho tổ chức; cá nhân tiến hành việc sản xuất sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý tại địa phương tương ứng và đưa sản phẩm đó ra thị trường. Nhà nước trực tiếp thực hiện quyền quản lý chỉ dẫn địa lý hoặc trao quyền quản lý chỉ dẫn địa lý cho tổ chức đại diện quyền lợi của tất cả các tổ chức, cá nhân được trao quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý.

Mặt khác tại khoản 1 Điều 142 Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 quy định quyền sử dụng đối với chỉ dẫn địa lý không được chuyển giao.

Như vậy, quyền sử dụng đối với chỉ dẫn địa lý không được phép chuyển giao.

Mời bạn xem thêm

Trên đây là tư vấn của Luật sư 247 về nội dung vấn đề Điều kiện bảo hộ đối với chỉ dẫn địa lý theo quy định của pháp luật? kiến thức trên để sử dụng trong công việc; cuộc sống. Nếu có thắc mắc và cần nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ hãy liên hệ 0833102102.

Câu hỏi thường gặp

Sự khác nhau giữa chỉ dẫn địa lý và nhãn hiệu là gì?

Nhãn hiệu là dấu hiệu mà một thương nhân hoặc một công ty sử dụng để phân biệt hàng hóa hoặc dịch vụ của họ với hàng hóa hoặc dịch vụ của các đối thủ cạnh tranh.
Chỉ dẫn địa lý được sử dụng để chỉ ra rằng những sản phẩm được nhắc tới có xuất xứ từ một vùng nào đó. Một chỉ dẫn địa lý phải được dành cho tất cả các nhà sản xuất ở khu vực đó sử dụng. 

Thành phần, số lượng hồ sơ đăng ký bảo hộ chỉ dẫn địa lý?

– Thành phần hồ sơ, bao gồm:
+ Tờ khai (2 bản);
+ Mẫu trình bày chỉ dẫn địa lý (10 mẫu, nếu chỉ dẫn địa lý không phải là từ ngữ, kích thước không lớn hơn 80mm x 80mm và không nhỏ hơn 20mm x 20mm );
+ Bản mô tả tính chất/chất lượng/danh tiếng của sản phẩm (02 bản);
+ Bản đồ khu vực địa lý tương ứng với chỉ dẫn địa lý (02 bản);
+ Giấy ủy quyền (nếu nộp đơn thông qua đại diện);
+ Bản sao chứng từ nộp phí, lệ phí (trường hợp nộp phí, lệ phí qua dịch vụ bưu chính hoặc nộp trực tiếp vào tài khoản của Cục Sở hữu trí tuệ).
– Số lượng hồ sơ: 01 (bộ).

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Sở hữu trí tuệ

Comments are closed.