Điều 321 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về quyền của các bên thế chấp khi thế chấp tài sản. Khi trong quá trình thế chấp tài sản, các bên tham gia còn quyền và nghĩa vụ theo quy định pháp luật. Vậy, quyền của các bên thế chấp theo quy định của Điều 321 Bộ luật Dân sự 2015 như thế nào? Hãy tìm hiểu cùng Luật sư 247 nhé.
Căn cứ pháp lý
Nội dung Điều 321 Bộ luật Dân sự 2015
“Điều 321. Quyền của bên thế chấp
1. Khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản thế chấp, trừ trường hợp hoa lợi, lợi tức cũng là tài sản thế chấp theo thỏa thuận.
2. Đầu tư để làm tăng giá trị của tài sản thế chấp.
3. Nhận lại tài sản thế chấp do người thứ ba giữ và giấy tờ liên quan đến tài sản thế chấp do bên nhận thế chấp giữ khi nghĩa vụ được bảo đảm bằng thế chấp chấm dứt hoặc được thay thế bằng biện pháp bảo đảm khác.
4. Được bán, thay thế, trao đổi tài sản thế chấp, nếu tài sản đó là hàng hóa luân chuyển trong quá trình sản xuất, kinh doanh. Trong trường hợp này, quyền yêu cầu bên mua thanh toán tiền, số tiền thu được, tài sản hình thành từ số tiền thu được, tài sản được thay thế hoặc được trao đổi trở thành tài sản thế chấp.
Trường hợp tài sản thế chấp là kho hàng thì bên thế chấp được quyền thay thế hàng hóa trong kho, nhưng phải bảo đảm giá trị của hàng hóa trong kho đúng như thỏa thuận.
5. Được bán, trao đổi, tặng cho tài sản thế chấp không phải là hàng hóa luân chuyển trong quá trình sản xuất, kinh doanh, nếu được bên nhận thế chấp đồng ý hoặc theo quy định của luật.
6. Được cho thuê, cho mượn tài sản thế chấp nhưng phải thông báo cho bên thuê, bên mượn biết về việc tài sản cho thuê, cho mượn đang được dùng để thế chấp và phải thông báo cho bên nhận thế chấp biết.“
Phân tích Điều 321 Bộ luật Dân sự 2015
Quyền của bên thế chấp là những việc mà bên thế chấp được thực hiện để tự bảo vệ quyền, lợi ích của mình. Trong quan hệ thế chấp, bên thế chấp có thể chính là bên mang nghĩa vụ trong quan hệ nghĩa vụ được bảo đảm, hoặc là bên thứ ba dùng tài sản của mình để bảo đảm cho việc thực hiện nghĩa vụ của bên mang nghĩa vụ. Căn cứ vào quy định tại Điều 321, bên thế chấp có quyền như sau:
Khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản thế chấp
Bên thế chấp là chủ sở hữu tài sản, quyền của chủ sở hữu là chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản. Cho nên, để phát huy công dụng của tài sản, đưa tài sản vào sản xuất kinh doanh, thu lợi nhuận pháp luật cho phép bên thế chấp được khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản thế chấp. Đây là ưu điểm của biện pháp thế chấp tài sản, tạo điều kiện để thế chấp khai thác, thu lợi từ tài sản để tạo nguồn thu nhập thực hiện nghĩa vụ. Trên thực tế, có trường hợp người đi vay thế chấp sử dụng chính tài sản mà mình đi vay để mua, dùng làm tài sản thế chấp. Ví dụ: A vay vốn của ngân hàng để mua tàu phục vụ cho việc đánh bắt, tìm kiếm nguồn thu nhập. A dùng chính con tàu đó làm tài sản thế chấp tại ngân hàng. Trừ trường hợp các bên thỏa thuận hoa lợi, lợi tức cũng là tài sản thế chấp, thì bên thế chấp không có quyền hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản thế chấp.
Đầu tư làm tăng giá trị của tài sản thế chấp
Trong thời hạn thế chấp, để khai thác công dụng hiệu quả của tài sản, bên thế chấp có quyền đầu tư làm tăng giá trị của tài sản thế chấp. Nếu việc đầu tư đó không làm ảnh hưởng đến quyền, lợi ích của bên nhận thế chấp. Trên thực tế, việc bên thế chấp đầu tư làm tăng giá trị của tài sản thế chấp là một lợi thế cho bên nhận thế chấp. Giá trị của tài sản tăng nghĩa là khả năng đảm bảo nghĩa vụ tốt hơn. Khi tiến hành xử lý tài sản sẽ đảm bảo được khả năng thay thế đầy đủ nghĩa vụ chưa thực hiện. Bên cạnh đó, việc đầu tư nâng cao giá trị tài sản cũng là một biện pháp có lợi cho bên thế chấp. Không chỉ đem lại nguồn thu nhập cao cho họ, mà còn có thể đảm bảo thực hiện toàn bộ nghĩa vụ khi bị xử lý tài sản, bên thế chấp không cần phải tiếp tục thanh toán phần nghĩa vụ còn thiếu (do tài sản thế chấp có giá trị nhỏ hơn nghĩa vụ chính).
Nhận lại tài sản thế chấp do người thứ ba giữ, và giấy tờ liên quan do bên nhận thế chấp giữ
Khi thế chấp tài sản, bên thế chấp phải giao giấy tờ liên quan cho bên nhận thế chấp giữ nếu có thỏa thuận. Tài sản thế chấp do người thứ ba chiếm giữ trong trường hợp bên thế chấp cho thuê, chuyển giao quyền bề mặt,…Bên thế chấp có quyền nhận lại tài sản từ người thứ ba và giấy tờ liên quan do bên nhận thế chấp giữ khi nghĩa vụ được bảo đảm bằng biện pháp thế chấp chấm dứt, hoặc các bên thảo thuận thay thế biện pháp bảo đảm khác. Khi nghĩa vụ được bảo đảm bằng biện pháp thế chấp chấm dứt, thì kéo theo hợp đồng thế chấp cũng chấm dứt. Khi hợp đồng chấm dứt bên nhận thế chấp có nghĩa vụ nghĩa vụ phải trả cho bên thế chấp những giấy tờ liên quan đến tài sản thế chấp, mà bên thế chấp dùng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ. Bên cạnh đó, mỗi biện pháp bảo đảm có những đặc điểm riêng, ví dụ như cầm cố tài sản thì bên nhận cầm cố sẽ chiếm giữ tài sản,…do đó, khi các bên thỏa thuận về việc thay thế biện pháp bảo đảm khác, thì bên nhận thế chấp cũng phải giao giấy tờ đã giữ, để thiết lập quan hệ bảo đảm mới.
Được bán, thay thế, trao đổi tài sản thế chấp
Trong quá trình sản xuất, kinh doanh thì hàng hóa cần được lưu thông mang lại lợi nhuận cho người sản xuất, kinh doanh. Do đặc điểm của hàng hóa luân chuyển, kinh doanh luôn có sự biến động, do đó, bên thế chấp có quyền bán, thay thế, trao đổi hàng hóa. Nếu tài sản thế chấp là hàng hóa luân chuyển trong quá trình sản xuất, kinh doanh, thì bên thế chấp có quyền được bán, thay thế, trao đổi tài sản thế chấp. Trong trường hợp này, nếu tài sẩn được bán thì quyền yêu cầu bên mua thanh toán tiền, số tiền thu được, tài sản hình thành từ số tiền thu được là tài sản thế chấp; còn nếu tài sản được trai đổi hoặc thay thế thì tài sản được thay thế hoặc được trao đổi đương nhiên trở thành tài sản thế chấp. Dù ở trong trường hợp nào, thì vẫn phải đảm bảo có tài sản thế chấp để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ, tránh gây rủi ro cho bên nhận tài sản thế chấp. Trường hợp tài sản thế chấp là kho hàng thì bên thế chấp được quyền thay thế hàng hóa trong kho, nhưng phải bảo đảm giá trị của hàng hóa trong kho đúng như thỏa thuận. Quy định nhằm linh hoạt hơn cho bên thế chấp, trong việc định đoạt, sử dụng tài sản thế chấp. Mặc dù vậy, quy định này cũng không dễ dàng với bên nhận thế chấp, nó đòi hỏi bên nhận thế chấp phải theo sát hoạt động kinh doanh của bên thế chấp, thì mới có thể nắm được các thông tin cần thiết, để hạn chế việc bên thế chấp lợi dụng quyền hạn mà gây khó khăn, hoặc trốn tránh thực hiện nghĩa vụ.
Được bán, trao đổi, tặng cho tài sản thế chấp không phải là hàng hóa luân chuyển trong quá trình sản xuất, kinh doanh
Trên hết, quy định của pháp luật về việc bên thế chấp không được định đoạt tài sản thế chấp trong thời hạn thế chấp là để bảo vệ quyền, lợi ích của bên nhận thế chấp. Tuy nhiên, trên thực tế các bên có thể có thỏa thuận mới, mà tại đó các bên đều tin rằng quyền và lợi ích của mình được đảm bảo. Vì vậy, pháp luật tôn trọng quyết định cũng như ý chí của các chủ thể. Cho nên, bên thế chấp có thể bán, trao đổi, tặng cho tài sản thế chấp không phải hàng hóa luân chuyển trong quá trình sản xuất, kinh doanh nếu các bên có thỏa thuận.
Được cho thuê, cho mượn tài sản thế chấp
Như ở trên, việc cho thuê, cho mượn tài sản thế chấp cũng là một cách định đoạt, sử dụng tài sản nhằm tăng nguồn thu nhập, phát huy công dụng của tài sản. Vì vậy, bên thế chấp hoàn toàn có thể cho thuê, cho mượn tài sản thế chấp. Tuy nhiên, vì có liên quan đến quyền tuy đòi tài sản từ người thứ ba, nên bên thế chấp phải thông báo cho bên thuê, bên mượn biết về việc tài sản cho thuê, cho mượn đang được dùng để thế chấp và phải thông báo cho bên nhận thế chấp biết.
Hậu quả pháp lý khi các bên thế chấp tài sản mà không sử dụng Hợp đồng thế chấp
Về nguyên tắc, hợp đồng thể chấp có thể được giao kết dưới nhiều hình thức khác nhau, miễn là các bên có thể chứng minh về quan hệ hợp đồng. Tuy nhiên, đối với việc thể chấp quyền sử dụng đất, theo quy định tại khoản 1 Điều 502 Bộ Luật Dân sự 2015 quy định hình thức về quyền sử dụng đất phải được lập thành văn bản. Như vậy, hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất phải được lập thành văn bản. Trường hợp hợp đồng thể chấp quyền sử dụng đất không được lập thành văn bản thi sẽ không đáp ứng về điều kiện hình thức giao dịch dân sự dẫn đến hợp đồng bị vô hiệu
Hậu quả pháp lý khi hợp đồng thế chấp bị vô hiệu:
- Hợp đồng thế chấp vô hiệu không làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của các bên kể từ thời điểm giao dịch được xác lập
- Khi hợp đồng thế chấp và hiệu thì các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận. Trường hợp không thể hoàn trả được bằng hiện vật thì trị giá thành tiền để hoàn trả
- Bản ngay tình trong việc thu hoa lợi, lợi tức không phải hoàn trả lại hoa lợi, lợi tức đó
- Đàn có lỗi gây thiệt hại thì phải bồi thường.
Mời bạn xem thêm bài viết
- Các trường hợp phải thay đổi đăng ký thế chấp theo quy định mới 2022
- Sổ đỏ đồng sở hữu có thế chấp được không theo quy định mới?
- Thế chấp đất mà không thế chấp nhà thì xử lý thế nào?
Thông tin liên hệ
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề “Điều 321 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về nội dung gì?”. Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan như: điều kiện Thành lập công ty, Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, Đăng ký bảo hộ thương hiệu, Đăng ký bảo hộ logo, Giải thể công ty, Tạm ngừng kinh doanh, Mã số thuế cá nhân, Giấy phép bay flycam, Tra cứu thông tin quy hoạch, Xác nhận độc thân, Xác nhận tình trạng hôn nhân, Hợp thức hóa lãnh sự trọn gói giá rẻ… Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư 247 qua hotline: 0833102102 để được hỗ trợ, giải đáp.
Luật sư X là đơn vị dịch vụ luật uy tín, tư vấn các vấn đề về luật trong và ngoài nước thông qua web luatsux, lsx, web nước ngoài Lsxlawfirm,…
Câu hỏi thường gặp
Sau khi chấm dứt hợp đồng thể chấp. Bên nhận thế chấp sẽ trả tài sản thế chấp lại cho Bên thế chấp. Đồng thời các bên làm thủ tục xóa đăng kỷ thế chấp tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền
Tại Điều 581 BLDS 2015 quy định hợp đồng ủy quyền như sau. “Hợp đồng ủy quyền là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bàn được ủy quyền có nghĩa vụ thực hiện công việc nhân danh bên ủy quyền, bản ủy quyền chỉ phải trả thủ lao nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định”.
Như vậy, người được ủy quyền được quyền thay mặt người ủy quyền sử dụng tài sản để thể chấp tại ngân hàng nếu được người ủy quyền đồng ý và sự đồng ý được thể hiện trong Hợp đồng ủy quyền.
Căn cứ quy định là khoản 6 Điều 321 Bộ Luật dân sự 2015 về quyền của bên thế chấp: “Được cho thuê, cho mượn tài sản thế chấp những pha thông báo cho bên thuê, bên mượn biết về việc tài sản cho thuê, cho mượn đang được dùng để chấp và phải thông báo cho bên nhận thế chấp biết“. Như vậy, tài sản đang thể chấp vẫn được cho thuê nhưng chủ sở hữu phải thông báo cho bên thuê về việc tài sản cho thuê đang được dùng để thế chấp.