Quyền nhân thân của con người bao gồm: quyền có họ, tên; quyền đối với quốc tịch; quyền sống, quyền được bảo đảm an toàn về tính mạng, sức khỏe, thân thể,… Trong đó, cụ thể tại Điều 32 Bộ luật dân sự năm 2015 số 91/2015/QH13 ngày 24 tháng 11 năm 2015 quy định về quyền của cá nhân đối với hình ảnh.
Để tìm hiểu sâu hơn về vấn đề này, hãy cùng Luật sư 247 tìm hiểu về chủ đề “Phân tích Điều 32 Bộ luật dân sự 2015?” qua bài viết dưới đây nhé!
Căn cứ pháp lý
Khái niệm quyền của cá nhân đối với hình ảnh
Hình ảnh của cá nhân được pháp luật tôn trọng và bảo vệ bằng việc quy định là quyền nhân thân của cá nhân tại điều 32 BLDS năm 2015 với tên gọi là “Quyền đối với hình ảnh của cá nhân”.
Tuy nhiên điều luật này không đưa ra khái niệm về quyền đối với hình ảnh của cá nhân, các văn bản pháp luật khác cũng không có văn bản nào đưa ra khái niệm về đối với hình ảnh.
Có thể hiểu: Quyền đối với hình ảnh của cá nhân là quyền nhân thân gắn liền với cá nhân được pháp luật ghi nhận và bảo vệ, theo đó cá nhân được phép sử dụng và cho phép người khác sử dụng hình ảnh của mình.
Quy định Điều 32 trong Bộ luật dân sự 2015
Điều 32 Bộ luật dân sự 2015 được quy định như sau:
“Điều 32. Quyền của cá nhân đối với hình ảnh
1. Cá nhân có quyền đối với hình ảnh của mình.
Việc sử dụng hình ảnh của cá nhân phải được người đó đồng ý.
Việc sử dụng hình ảnh của người khác vì mục đích thương mại thì phải trả thù lao cho người có hình ảnh, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.
2. Việc sử dụng hình ảnh trong trường hợp sau đây không cần có sự đồng ý của người có hình ảnh hoặc người đại diện theo pháp luật của họ:
a) Hình ảnh được sử dụng vì lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích công cộng;
b) Hình ảnh được sử dụng từ các hoạt động công cộng, bao gồm hội nghị, hội thảo, hoạt động thi đấu thể thao, biểu diễn nghệ thuật và hoạt động công cộng khác mà không làm tổn hại đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của người có hình ảnh.
3. Việc sử dụng hình ảnh mà vi phạm quy định tại Điều này thì người có hình ảnh có quyền yêu cầu Tòa án ra quyết định buộc người vi phạm, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan phải thu hồi, tiêu hủy, chấm dứt việc sử dụng hình ảnh, bồi thường thiệt hại và áp dụng các biện pháp xử lý khác theo quy định của pháp luật.”
Phân tích Điều 32 Bộ luật dân sự 2015
Trường hợp sử dụng ảnh cá nhân phải xin phép
Khoản 1 Điều 32 Bộ luật dân sự 2015 quy định:
“1. Cá nhân có quyền đối với hình ảnh của mình.
Việc sử dụng hình ảnh của cá nhân phải được người đó đồng ý.
Việc sử dụng hình ảnh của người khác vì mục đích thương mại thì phải trả thù lao cho người có hình ảnh, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.“
Quyền của cá nhân đối với hình ảnh là quyền nhân thân gắn liền với mỗi cá nhân được pháp luật ghi nhận và bảo vệ.
Theo đó cá nhân được phép sử dụng hình ảnh và cho phép người khác sử dụng hình ảnh của mình.
Quyền của cá nhân đối với hình ảnh nằm trong nhóm quyền nhân thân cá biệt hóa cá nhân bởi thông qua hình ảnh của một cá nhân mà phân biệt được sự khác nhau giữa cá nhân này và cá nhân khác.
Cá nhân là người có quyền đối với hình ảnh của mình, quyền của cá nhân được thể hiện như: cá nhân được trực tiếp sử dụng hình ảnh, quảng bá hình ảnh của bản thân, được đăng tải, công khai hình ảnh với các mục đích hợp pháp của cá nhân… hoặc cá nhân được quyền cho phép hoặc không cho phép người khác sử dụng hình ảnh của mình.
Khi muốn sử dụng hình ảnh của người khác thì phải được người đó đồng ý.
Hiện nay, việc sử dụng hình ảnh cá nhân nhằm mục đích thương mại đang ngày càng phổ biển: đặc biệt là sử dụng hình ảnh của người nổi tiếng để quảng cáo sản phẩm hàng hóa;… hoặc gắn hình ảnh với bất kỳ hành vi phát sinh lợi nhuận một cách hợp pháp nào khác.
Đối với những trường hợp sử dụng hình ảnh cá nhân nhằm mục đích thương mại thì người sử dụng hình ảnh có nghĩa vụ trả thù lao cho cá nhân có hình ảnh.
Mức thù lao phụ thuộc vào thỏa thuận giữa bên sử dụng và cá nhân có hình ảnh.
Bên sử dụng hình ảnh chỉ không phải trả thù lao khi giữa các bên có thỏa thuận tự nguyện ngay từ ban đầu về việc sử dụng hình ảnh mà không trả thù lao hoặc giữa các bên thỏa thuận có phải trả thù lao nhưng sau đó cá nhân có hình ảnh miễn nghĩa vụ trả thù lao cho bên sử dụng.
Trường hợp sử dụng hình ảnh cá nhân không cần xin phép
Khoản 2 Điều 32 Bộ luật dân sự 2015 quy định:
“2. Việc sử dụng hình ảnh trong trường hợp sau đây không cần có sự đồng ý của người có hình ảnh hoặc người đại diện theo pháp luật của họ:
a) Hình ảnh được sử dụng vì lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích công cộng;
b) Hình ảnh được sử dụng từ các hoạt động công cộng, bao gồm hội nghị, hội thảo, hoạt động thi đấu thể thao, biểu diễn nghệ thuật và hoạt động công cộng khác mà không làm tổn hại đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của người có hình ảnh.“
Về nguyên tắc, việc sử dụng hình ảnh cá nhân phải được sự đồng ý của người đó. Tuy nhiên, trong một số trường hợp do pháp luật quy định thì một chủ thể được quyền sử dụng hình ảnh của cá nhân mà không cần sự đồng ý của người có hình ảnh.
Việc sử dụng hình ảnh cá nhân vì lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích công cộng không cần thiết phải có sự đồng ý của người có hình ảnh.
Ví dụ: Hình ảnh của các lãnh tụ, danh nhân văn hóa được sử dụng nhằm quảng bá cho dân tộc, đất nước Việt Nam.
Hình ảnh được sử dụng từ các hoạt động công cộng, bao gồm: Hội nghị, hội thảo, hoạt động thi đấu thể thao, biểu diễn nghệ thuật và hoạt động công cộng khác mà không làm tổn hại đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân có hình ảnh.
Bảo vệ quyền nhân thân khi bị xâm phạm quyền
Khoản 3 Điều 32 Bộ luật dân sự 2015 quy định:
“3. Việc sử dụng hình ảnh mà vi phạm quy định tại Điều này thì người có hình ảnh có quyền yêu cầu Tòa án ra quyết định buộc người vi phạm, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan phải thu hồi, tiêu hủy, chấm dứt việc sử dụng hình ảnh, bồi thường thiệt hại và áp dụng các biện pháp xử lý khác theo quy định của pháp luật.“
Khi quyền của cá nhân đối với hình ảnh bị xâm phạm, cá nhân có quyền bảo vệ quyền nhân thân này của mình thông qua các phương thức:
Thứ nhất, yêu cầu Tòa án ra quyết định liên quan bao gồm buộc chủ thể vi phạm hoặc liên quan phải: thu hồi, tiêu hủy, chấm dứt việc sử dụng hình ảnh; bồi thường thiệt hại (nếu có);
Thứ hai, áp dụng các biện pháp xử lý khác theo quy định của pháp luật.
Có thể bạn quan tâm
- Quy định pháp luật bao nhiêu phòng trọ thì phải đăng ký kinh doanh?
- Hợp thức hóa lãnh sự theo quy định pháp luật Việt Nam
Thông tin liên hệ
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề “Phân tích Điều 32 Bộ luật dân sự 2015?″. Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan như: Giấy phép bay flycam, điều kiện Thành lập công ty, Đăng ký bảo hộ logo, Giải thể công ty, Tạm ngừng kinh doanh, Mã số thuế cá nhân, Giấy phép bay flycam, Tra cứu thông tin quy hoạch, Xác nhận tình trạng hôn nhân, Xác nhận độc thân, Hợp thức hóa lãnh sự… Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư 247 qua hotline: 0833102102 để được hỗ trợ, giải đáp.
Câu hỏi thường gặp
Điều 592 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định Thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm như sau:
1. Thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm bao gồm:
a) Chi phí hợp lý để hạn chế, khắc phục thiệt hại;
b) Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút;
c) Thiệt hại khác do luật quy định.
2. Người chịu trách nhiệm bồi thường trong trường hợp danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác bị xâm phạm phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1 Điều này và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người đó gánh chịu. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa cho một người có danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm không quá mười lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định.
Theo Nghị định 15/2020/NĐ-CP quy định xử phạt hành chính như sau:
Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Cung cấp nội dung thông tin sai sự thật, vu khống, xuyên tạc, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức và danh dự, nhân phẩm của cá nhân;
đ) Giả mạo trang thông tin điện tử của tổ chức, cá nhân khác;…
Trường hợp sử dụng hình ảnh của người khác nhằm mục đích thương mại mà không được người đó đồng ý thì sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính.
Theo Khoản 3 Điều 51 Nghị định 158/2013/NĐ-CP quy định:
Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Quảng cáo sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ vi phạm quyền sở hữu trí tuệ theo quy định;
b) Quảng cáo có sử dụng hình ảnh, lời nói, chữ viết của cá nhân khi chưa được cá nhân đó đồng ý, trừ trường hợp được pháp luật cho phép.”