Điều 228 bộ luật dân sự 2015 quy định nội dung gì?

21/07/2022
Điều 228 bộ luật dân sự 2015 quy định nội dung gì?
418
Views

Chào Luật sư, hôm trước tôi có nhặt được một số nữ trang khi trên đường đi làm về. Tôi có nộp cho công an và đến nay thì vẫn chưa có ai nhận. Không biết nếu như sau một thời gian mà không có ai nhận tiền thì tôi có được quyền nhận tài sản đó không? Xác lập quyền sở hữu đối với tài sản vô chủ, tài sản không xác định được chủ sở hữu hiện nay được Luật quy định như thế nào? Điều 228 bộ luật dân sự 2015 quy định nội dung gì? Mong Luật sư tư vấn giúp tôi. Tôi xin chân thành cảm ơn Luật sư.

Điều 228 bộ luật dân sự 2015 quy định nội dung gì?

1. Tài sản vô chủ là tài sản mà chủ sở hữu đã từ bỏ quyền sở hữu đối với tài sản đó.

Người đã phát hiện, người đang quản lý tài sản vô chủ là động sản thì có quyền sở hữu tài sản đó, trừ trường hợp luật có quy định khác; nếu tài sản là bất động sản thì thuộc về Nhà nước.

2. Người phát hiện tài sản không xác định được ai là chủ sở hữu phải thông báo hoặc giao nộp cho Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc công an cấp xã nơi gần nhất để thông báo công khai cho chủ sở hữu biết mà nhận lại.

Việc giao nộp phải được lập biên bản, trong đó ghi rõ họ, tên, địa chỉ của người giao nộp, người nhận, tình trạng, số lượng, khối lượng tài sản giao nộp.

Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc công an cấp xã đã nhận tài sản phải thông báo cho người phát hiện về kết quả xác định chủ sở hữu.

Sau 01 năm, kể từ ngày thông báo công khai mà không xác định được ai là chủ sở hữu tài sản là động sản thì quyền sở hữu đối với động sản đó thuộc về người phát hiện tài sản.

Sau 05 năm, kể từ ngày thông báo công khai mà không xác định được ai là chủ sở hữu tài sản là bất động sản thì bất động sản đó thuộc về Nhà nước; người phát hiện được hưởng một khoản tiền thưởng theo quy định của pháp luật.

Điều 228 bộ luật dân sự 2015 quy định nội dung gì?
Điều 228 bộ luật dân sự 2015 quy định điều gì?

Cách xử lý với vật vô chủ hoặc không xác định được chủ sở hữu

Sau khi đã thực hiện việc thông báo công khai mà vẫn chưa tìm được chủ sở hữu, vật không xác định được chủ sở hữu được xử lý như sau:
– Thuộc quyền sở hữu của người phát hiện ra vật sau 1 năm thông báo công khai mà không tìm được chủ sở hữu nếu vật đó là động sản.
– Thuộc quyền sở hữu của Nhà nước sau 5 năm thông báo công khai mà không tìm được chủ sở hữu nếu vật là bất động sản. Người phát hiện ra vật sẽ được hưởng 1 khoản tiền thưởng. Tuy nhiên, pháp luật không có quy định cụ thể về mức thưởng cho người phát hiện trong trường hợp phát hiện ra vật không xác định được chủ sở hữu.

Như vậy, quyền sở hữu của cá nhân, pháp nhân và các chủ thể khác được tôn trọng và bảo vệ một cách tối đa. Một người chỉ được xác lập quyền sở hữu đối với tài sản của không thuộc quyền sở hữu của mình khi chủ sở hữu đã từ bỏ quyền sở hữu hoặc thông báo công khai trong 1 thời hạn nhất định nhưng không tìm thấy chủ sở hữu.

Xác lập quyền sở hữu đối với tài sản do người khác đánh rơi, bỏ quên?

Theo quy định của pháp luật tại Điều 228 Bộ luật Dân sự có quy định về Xác lập quyền sở hữu đối với tài sản vô chủ, tài sản không xác định được chủ sở hữu:

“1. Tài sản vô chủ là tài sản mà chủ sở hữu đã từ bỏ quyền sở hữu đối với tài sản đó.

Người đã phát hiện, người đang quản lý tài sản vô chủ là động sản thì có quyền sở hữu tài sản đó, trừ trường hợp luật có quy định khác; nếu tài sản là bất động sản thì thuộc về Nhà nước.

2. Người phát hiện tài sản không xác định được ai là chủ sở hữu phải thông báo hoặc giao nộp cho Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc công an cấp xã nơi gần nhất để thông báo công khai cho chủ sở hữu biết mà nhận lại.

Việc giao nộp phải được lập biên bản, trong đó ghi rõ họ, tên, địa chỉ của người giao nộp, người nhận, tình trạng, số lượng, khối lượng tài sản giao nộp.

Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc công an cấp xã đã nhận tài sản phải thông báo cho người phát hiện về kết quả xác định chủ sở hữu.

Sau 01 năm, kể từ ngày thông báo công khai mà không xác định được ai là chủ sở hữu tài sản là động sản thì quyền sở hữu đối với động sản đó thuộc về người phát hiện tài sản.

Sau 05 năm, kể từ ngày thông báo công khai mà không xác định được ai là chủ sở hữu tài sản là bất động sản thì bất động sản đó thuộc về Nhà nước; người phát hiện được hưởng một khoản tiền thưởng theo quy định của pháp luật.”

Ở tài sản vô chủ, tài sản không xác định được ai là chủ sở hữu thì người đã phát hiện, người đang quản lý tài sản vô chủ là động sản thì có quyền sở hữu tài sản, trừ trường hợp có quy định khác, nếu là bất động sản thì thuộc về Nhà nước.

Nhưng nếu như người phát hiện tài sản mà không xác định được ai là chủ sở hữu phải thông báo hoặc giao nộp cho Ủy ban nhân dân xã hoặc công an cấp xã nơi gàn nhất để thông báo công khai cho chủ sở hữu biết mà nhận lại.

Điều 228 bộ luật dân sự 2015 quy định vấn đề gì?
Điều 228 bộ luật dân sự 2015 quy định vấn đề gì?

Xác lập quyền dân sự thông qua chiếm hữu tài sản như thế nào?

Chiếm hữu là nắm giữ, quản lí. Chiếm hữu tài sản là nắm giữ, quản lí tài sản. Chiếm hữu là một trong những nội dung của quyền sở hữu. Người không phải là chủ sở hữu cũng có quyền chiếm hữu tài sản, nếu được chủ sở hữu chuyển giao hoặc do pháp luật quy định thuộc quyền của chủ sở hữu.

Trong thực tế, chiếm hữu là một căn cứ xác lập quyền dân sự khá phổ biến. Điều 186 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định cụ thể quyền chiếm hữu của chủ sở hữu: “Chủ sở hữu được thực hiện mọi hành vi theo ý chí của mình để nắm giữ, chi phối tài sản của mình nhưng không được trái pháp luật, đạo đức xã hội”. Ngoài quyền chiếm hữu của chủ sở hữu, thì người được chủ sở hữu uỷ quyền quản lý tài sản; người được chủ sở hữu giao tài sản cho người khác thông qua giao dịch dân sự mà nội dung không bao gồm việc chuyển quyền sở hữu; được giao tài sản có quyền sử dụng tài sản được giao, được chuyển quyền chiếm hữu, sử dụng tài sản đó cho người khác nếu được chủ sở hữu đồng ý… thì người được chủ sở hữu ủy quyền quản lý tài sản phải thực hiện việc chiếm hữu tài sản đó phù họp với mục đích, nội dung của giao dịch.

Hành vi chiếm hữu trong trường hợp này là căn cứ xác lập quyền dân sự, người được giao tài sản không thể trở thành chủ sở hữu của tài sản nếu không thuộc trường hợp được quy định tại Điều 236 Bộ luật dân sự 2015:

Điều 236. Xác lập quyền sở hữu theo thời hiệu do chiếm hữu, được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật

Người chiếm hữu, người được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình, liên tục, công khai trong thời hạn 10 năm đối với động sản, 30 năm đối với bất động sản thì trở thành chủ sở hữu tài sản đó, kể từ thời điểm bắt đầu chiếm hữu, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác.

Điều 228 bộ luật dân sự 2015 có gì nổi bật?
Điều 228 bộ luật dân sự 2015 có gì nổi bật?

Mời bạn xem thêm:

Thông tin liên hệ

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về “Điều 228 bộ luật dân sự 2015 quy định nội dung gì?“.

Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến giải thể công ty, tạm dừng công ty, giấy phép bay flycam; xác nhận tình trạng hôn nhân, đăng ký nhãn hiệu, khai giấy xác nhận tình trạng hôn nhân, Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu; xác nhận độc thân, quy định tạm ngừng kinh doanh, ủy quyền xác nhận tình trạng hôn nhân… của luật sư 247, hãy liên hệ: 0833102102. Hoặc qua các kênh sau:

Câu hỏi thường gặp

Căn cứ xác lập quyền sở hữu hiện nay dựa trên những yếu tố nào?

Căn cứ để xác lập quyền sở hữu xuất phát từ nguồn gốc ban đầu tạo ra tài sản, đó là do lao động, sản xuất, kinh doanh hợp pháp, chuyển quyền sở hữu, thu hoa lợi, lợi tức,…

Thời điểm xác lập quyền sở hữu là bắt đầu khi nào?

Thời điểm xác lập quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản thực hiện theo quy định của Bộ luật này, luật khác có liên quan; trường hợp luật không có quy định thì thực hiện theo thỏa thuận của các bên; trường hợp luật không quy định và các bên không có thỏa thuận thì thời điểm xác lập quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản là thời điểm tài sản được chuyển giao.

Xác định tài sản hợp pháp và thời điểm xác lập quyền sử dụng đất như thế nào?

Theo quy định tại khoản 1 Điều 95 Luật Đất đai năm 2013 về đăng ký đất đai, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất thì “1. Đăng ký đất đai là bắt buộc đối với người sử dụng đất và người được giao đất để quản lý; đăng ký quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất thực hiện theo yêu cầu của chủ sở hữu”.

5/5 - (1 bình chọn)

Comments are closed.