Bố đẻ của bé gái 8 tuổi liệu có bị thay đổi truy tố về tội giết người?

21/07/2022
392
Views

Xin chào luật sư. Tôi đang theo dõi vụ án bé gái N.T.V.A (8 tuổi) bị bạo hành đến tử vong tại quận Bình Thạnh. Sáng 21/7/2022 tòa án xét xử công khai vụ án này nhưng sau đó lại hoãn phiên tòa vì luậts ư bên bị hại đề nghị thay đổi tọi danh với bố cháu bé. Vậy cho hỏi việc Hội đồng xét xử hoãn phiên tòa có đúng không? Bố đẻ của bé gái 8 tuổi liệu có bị thay đổi truy tố về tội giết người? Mong luật sư giải đáp.

Cũng như bạn đọc trên, vụ án cháu bé 8 tuổi bị dì và bố đẻ bạo hành tử vong dư luận vô cùng quan tâm. Khi tòa án đưa vụ án ra xét xử công khai, tất cả mọi người đều trong chờ về hình phạt với kẻ gây án. Tuy nhiên tại phiên tòa, Hội đồng xét xử sau nghị án đã quyết định hoãn phiên tòa và trả hồ sơ điều tra bổ sung cho Viện kiểm sát. Vậy việc này có đúng quy định không? Tòa án dựa vào đâu để hoãn phiên tòa này? Sau bao lâu phiên tòa sẽ được tiếp tục? Để giải đáp vấn đề này, Luật sư 247 xin giới thiệu bài viết “Bố đẻ của bé gái 8 tuổi liệu có bị thay đổi truy tố về tội giết người?“. Mời bạn đọc cùng tham khảo.

Căn cứ pháp lý

Tóm tắt vụ án

Hôm nay (21/7), Tòa gia đình và người chưa thành niên (TAND TP.HCM) đưa vụ án bé gái 8 tuổi N.T.V.A bị dì ghẻ bạo hành đến tử vong ra xét xử sơ thẩm công khai.

Ngày 22/12/2021, Công an Q.Bình Thạnh nhận được tin báo cháu V.A được đưa vào bệnh viện cấp cứu nhưng đã tử vong với nhiều vết thương bầm tím, vết sẹo khắp người nghi bị bạo hành. Công an Q. Bình Thạnh, TPHCM bắt khẩn cấp đối tượng Nguyễn Quỳnh Trang, Nguyễn Kim Trung để điều tra liên quan đến cái chết của cháu N.T.V.A (8 tuổi), nghi từng bị bào hành thời gian dài.

Qua quá trình điều tra, truy tố, Nguyễn Kim Trung Thái bị truy tố về tội Hành hạ người khác và Che giấu tội phạm, còn Nguyễn Võ Quỳnh Trang (27 tuổi) bị truy tố về tội Giết người  Hành hạ người khác. Thái là cha ruột bé N.T.V.A (8 tuổi, nạn nhân bị bạo hành), còn Trang là người tình của Thái.

Trước phiên xử, tòa đã bố trí phòng xử lớn, màn hình máy chiếu, tivi… để công bố những chứng cứ về hành vi của các đối tượng.

Tại phiên tòa sơ thẩm vụ án bé gái 8 tuổi bị dì ghẻ bạo hành dẫn đến tử vong, nhóm bảo vệ quyền lợi hợp pháp của nạn nhân kiến nghị với Tòa xác định tỷ lệ thương tật, thương tích của bị hại từ ngày 7 đến 22/12/2021. Và xác định Thái là đồng phạm tội Giết người nên đề nghị trả hồ sơ điều tra bổ sung.

Theo HĐXX, vụ án này thuộc trường hợp phải xử kín, tuy nhiên trong vụ án này, bị cáo bị truy tố đặc biệt nghiêm trọng, được dư luận xã hội quan tâm và người đại diện bị hại không yêu cầu xử kín nên vụ án được xử công khai nhằm giáo dục, phòng ngừa, răn đe chung.

HĐXX cho rằng kiến nghị giám định thương tật bổ sung đối với cháu V.A. vào các ngày 7, 10, 11, 12 tháng 12 năm 2021 là có căn cứ. Đối với kiến nghị thay đổi tội danh, HĐXX cho rằng sau khi có kết quả điều tra bổ sung, HĐXX sẽ cân nhắc, xem xét. Do đó Hội đồng xét xử quyết định hoãn phiên tòa.

Hội đồng xét xử quyết định hoãn phiên tòa có đúng không?

Hoãn phiên tòa được hiểu là việc không tiến hành xét xử vì một số lý do nhằm đảm bảo việc xét xử được khách quan, công bằng. Việc hoàn phiên tòa này chỉ trong một thời gian nhất định, sau khoảng thời gian đó sẽ tiến hành xét xử. Hoãn phiên tòa dựa trên những căn cứ, quy định của Luật đảm bảo vụ án được xét xử toàn diện, khách quan. Theo đó:

Căn cứ hoãn phiên tòa

Căn cứ hoãn phiên tòa được quy định tại Khoản 1 Điều 297 Bộ luật tố tụng hình sự. Cụ thể:

Tòa án hoãn phiên tòa khi thuộc một trong các trường hợp:

a) Có một trong những căn cứ quy định tại các điều 52, 53, 288, 289, 290, 291, 292, 293, 294 và 295 của Bộ luật này;

b) Cần phải xác minh, thu thập bổ sung chứng cứ, tài liệu, đồ vật mà không thể thực hiện ngay tại phiên tòa;

c) Cần tiến hành giám định bổ sung, giám định lại;

d) Cần định giá tài sản, định giá lại tài sản.

Quy định về giới hạn của việc xét xử

Giới hạn của việc xét xử chính là giới hạn về bị cáo, hành vi, tội danh mà Hội đồng xet xử tiến hành xét xử tại phiên tòa theo quyết định truy tố, cáo trạng của Viện kiểm sát.

Theo Điều 298 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 quy định:

“1. Tòa án xét xử những bị cáo và những hành vi theo tội danh mà Viện kiểm sát truy tố và Tòa án đã quyết định đưa vụ án ra xét xử.

2. Tòa án có thể xét xử bị cáo theo khoản khác với khoản mà Viện kiểm sát đã truy tố trong cùng một điều luật hoặc về một tội khác bằng hoặc nhẹ hơn tội mà Viện kiểm sát đã truy tố.

3. Trường hợp xét thấy cần xét xử bị cáo về tội danh nặng hơn tội danh Viện kiểm sát truy tố thì Tòa án trả hồ sơ để Viện kiểm sát truy tố lại và thông báo rõ lý do cho bị cáo hoặc người đại diện của bị cáo, người bào chữa biết; nếu Viện kiểm sát vẫn giữ tội danh đã truy tố thì Tòa án có quyền xét xử bị cáo về tội danh nặng hơn đó.”

Hội đồng xét xử hoãn phiên tòa, trả hồ sơ trong trường hợp trên có đúng không?

Theo Hội đồng xét xử lý do hoãn phiên tòa trong trường hợp này là do cần phải giám định bổ sung thương tật của cháu V.A. Việc này không thể thực hiện tại phiên tòa. Do đó việc hoãn phiên tòa là đúng căn cứ theo Điểm b, c Khoản 1 Điều 297 Bộ luật tố tụng hình sự.

Bên cạnh đó, phía luật sư cũng đề nghị thay đổi tội danh đối với bị cáo Thái sang tội “Giết người”.

Để làm rõ về sự việc này cần phải điều tra bổ sung để xem bị cáo Thái có dấu hiệu của tội giết người hay không.

Tội giết người với hình phạt cao nhất là tử hình (theo Điều 123 Bộ luật hình sự) còn tội “che giấu tội phạm” cao nhất 7 năm tù (Điều 389 BLHS). Do đó tội giết người nặng hơn so với tội che giấu tội phạm mà Viện kiểm sát đã truy tố. Căn cứ vào giới hạn xét xử, trong trường hợp này nếu muốn xét xử tội Giết người với bị cáo Thái, Tòa án sẽ trả hồ sơ điều tra bổ sung để Viện kiểm sát truy tố lại.

Do đó việc hoãn phiên tòa, trả hồ sơ điều tra bổ sung trong trường hợp trên là hoàn toàn hợp lý theo quy định tại Điều 297, 298 Bộ luật tố tụng hình sự.

Bố đẻ của bé gái 8 tuổi liệu có bị thay đổi tội danh?

Bố đẻ của bé gái 8 tuổi liệu có bị thay đổi truy tố về tội giết người?
Bố đẻ của bé gái 8 tuổi liệu có bị thay đổi truy tố về tội giết người?

Phía luật sư của bị hai cho hay , trong hồ sơ thể hiện, từ 22h14 ngày 10/12/2021 đến hơn 2h sáng hôm sau, Trang và Thái dùng roi, thanh kim loại đánh vào đầu bé An trong tình trạng cháu không mặc quần áo. Thái là cha ruột của bé An nhưng đã cùng Trang chửi mắng, dùng hung khí nguy hiểm đánh đập con. Các lần khác Trang đánh bé, người cha này đều nhìn thấy trực tiếp hoặc theo dõi qua camera.

Theo đó, các luật sư bảo vệ cho người bị hại kiến nghị HĐXX trả hồ sơ để điều tra bổ sung, xem xét cha ruột của bé V.A về tội giết người.

Tuy nhiên vì không biết rõ các tình tiết của vụ án nên việc khẳng định bố đẻ của cháu bé có bị thay đổi tội danh hay không cần phải dựa vào quá trình điều tra của Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát và việc xem xét tại phiên tòa.

Hội đồng xét xử trả hồ sơ điều tra bổ sung cho Viện kiểm sát, nếu xét thấy không thể bổ sung được Viển kiểm sát sẽ trả hồ sơ cho cơ quan điều tra để yêu cầu điều tra bổ sung. (Căn cứ Điều 246 BLTTHS)

Trong trường hợp này thời hạn điều tra bổ sung là 1 tháng theo Khoản 2 Điều 174 BLTTHS.

Phiên tòa được hoãn bao lâu sẽ xét xử lại?

Theo Khoản 2 Điều 297 Bộ luật tố tụng hình sự quy định:

 “Thời hạn hoãn phiên tòa sơ thẩm không được quá 30 ngày kể từ ngày ra quyết định hoãn phiên tòa.”

Bên cạnh đó theo quy định trên việc điều tra bổ sung là 1 tháng theo Khoản 2 Điều 174 BLTTHS.

Vì vậy không quá 30 ngày kể từ ngày ra quyết định hoãn phiên tòa, phiên tòa sẽ được xét xử.

Trường hợp hoãn phiên tòa thì vụ án phải được xét xử lại từ đầu.

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn về “Bố đẻ của bé gái 8 tuổi liệu có bị thay đổi truy tố về tội giết người?”. Nếu quý khách có nhu cầu xác nhận tình trạng độc thân; hoặc muốn sử dụng dịch vụ tạm ngừng kinh doanh của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.

Liên hệ hotline: 0833102102. Hoặc bạn có thể tham khảo thêm các kênh sau:

Mời bạn xem thêm

Câu hỏi thường gặp

Tòa án trả hồ sơ điều tra bổ sung khi nào?

Căn cứ Điều 280 Bộ luật tố tụng hình sự:
Thẩm phán chủ tọa phiên tòa ra quyết định trả hồ sơ cho Viện kiểm sát để điều tra bổ sung khi thuộc một trong các trường hợp:
a) Khi thiếu chứng cứ dùng để chứng minh một trong những vấn đề quy định tại Điều 85 của Bộ luật này mà không thể bổ sung tại phiên tòa được;
b) Có căn cứ cho rằng ngoài hành vi mà Viện kiểm sát đã truy tố, bị can còn thực hiện hành vi khác mà Bộ luật hình sự quy định là tội phạm;
c) Có căn cứ cho rằng còn có đồng phạm khác hoặc có người khác thực hiện hành vi mà Bộ luật hình sự quy định là tội phạm liên quan đến vụ án nhưng chưa được khởi tố vụ án, khởi tố bị can;
d) Việc khởi tố, điều tra, truy tố vi phạm nghiêm trọng về thủ tục tố tụng.

Tòa án có được xét xử về tội khác mà không trả hồ sơ điều tra được không?

Theo Khoản 2 Điều 289 Bộ luật tố tụng hình sự quy định:
“2.Tòa án có thể xét xử bị cáo theo khoản khác với khoản mà Viện kiểm sát đã truy tố trong cùng một điều luật hoặc về một tội khác bằng hoặc nhẹ hơn tội mà Viện kiểm sát đã truy tố.”
Do đó nếu xét xử với khoản khác hoặc tội khác bằng hoặc nhẹ hơn tội mà Viện kiểm sát đã truy tố thì Hội đồng xét xử có thể đưa ra xét xử mà không cần trả hồ sơ điều tra bổ sung.

Quyết định hoãn phiên tòa phải được gửi cho những ai?

Căn cứ Khoản 4 Điều 297 Bộ luật tố tụng hình sự, quyết định hoãn phiên tòa phải được thông báo ngay cho những người tham gia tố tụng có mặt tại phiên tòa; gửi cho Viện kiểm sát cùng cấp và những người vắng mặt tại phiên tòa trong thời hạn 02 ngày kể từ ngày ra quyết định.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Hình sự

Comments are closed.