Phân tích điều 231 bộ luật dân sự 2015

21/07/2022
Phân tích điều 231 bộ luật dân sự 2015
537
Views

Điều 231 bộ luật dân sự 2015 quy định về Xác lập quyền sở hữu đối với gia súc bị thất lạc. Khi xác định một tài sản thuộc quyền sở hữu của một cá nhân hay tập thể nào đó, không chỉ nói miệng mà cần có căn cứ cụ thể, rõ ràng. Pháp luật chỉ công nhận và bảo vệ quyền sở hữu của chủ sở hữu nếu các quyền đó được xác lập trên những căn cứ do pháp luật quy định. Nếu cố tình chiếm giữ gia súc thất lạc bị xử lý như thế nào? Để tìm hiểu sâu hơn về vấn đề này, hãy cùng Luật sư 247 tìm hiểu về chủ đề “Phân tích Điều 231 Bộ luật dân sự 2015?” qua bài viết dưới đây nhé!

Căn cứ pháp lý

Bộ luật dân sự 2015

Gia súc bị thất lạc được hiểu là như thế nào?

Gia súc là khái niệm dùng để chỉ những loài động vật 4 chân, có vú, được thuần hóa và nuôi trong điều kiện gia đình, trang trại. Gia súc bị thất lạc là những gia súc được nuôi trong trong điều kiện gia đinh, trang trại nhưng do sơ suất trong quá trình chăn thả hoặc do tập quán thả rông, không trông coi nên bị thất lạc. Gia súc thất lạc là những gia súc mà vào thời điểm bắt được gia súc đó không nằm trong sự quản lý của bất kỳ chủ thể nào.

Căn cứ xác lập quyền sở hữu như thế nào?

Các trường hợp sau đây là trường hợp có căn cứ xác lập quyền sở hữu quy định trong điều 221 Bộ luật Dân sự 2015:

– Do lao động, do hoạt động sản xuất, kinh doanh hợp pháp, do hoạt động sáng tạo ra đối tượng quyền sở hữu trí tuệ.

– Được chuyển quyền sở hữu theo thỏa thuận hoặc theo bản án, quyết định của Tòa án, cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác.

– Thu hoa lợi, lợi tức.

– Tạo thành tài sản mới do sáp nhập, trộn lẫn, chế biến.

– Được thừa kế.

– Chiếm hữu trong các điều kiện do pháp luật quy định đối với tài sản vô chủ, tài sản không xác định được chủ sở hữu; tài sản bị chôn, giấu, bị vùi lấp, chìm đắm được tìm thấy; tài sản do người khác đánh rơi, bỏ quên; gia súc, gia cầm bị thất lạc, vật nuôi dưới nước di chuyển tự nhiên.

– Chiếm hữu, được lợi về tài sản trong thời hạn 10 năm với động sản, 30 năm với bất động sản.

– Trường hợp khác do luật quy định.

Như vậy, trường hợp chiếm hữu gia súc, gia cầm bị thất lạc mà phù hợp với các điều kiện do pháp luật quy định thì sẽ có thể xác lập quyền sở hữu đối với gia súc, gia cầm bị thất lạc đó.

Phân tích Điều 231 bộ luật dân sự 2015.

Điều 231. Xác lập quyền sở hữu đối với gia súc bị thất lạc

1. Người bắt được gia súc bị thất lạc phải nuôi giữ và báo ngay cho Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú để thông báo công khai cho chủ sở hữu biết mà nhận lại. Sau 06 tháng, kể từ ngày thông báo công khai hoặc sau 01 năm đối với gia súc thả rông theo tập quán thì quyền sở hữu đối với gia súc và số gia súc được sinh ra trong thời gian nuôi giữ thuộc về người bắt được gia súc.

Điều 231 bộ luật dân sự 2015
Điều 231 bộ luật dân sự 2015

2. Trường hợp chủ sở hữu được nhận lại gia súc bị thất lạc thì phải thanh toán tiền công nuôi giữ và các chi phí khác cho người bắt được gia súc. Trong thời gian nuôi giữ gia súc bị thất lạc, nếu gia súc có sinh con thì người bắt được gia súc được hưởng một nửa số gia súc sinh ra hoặc 50% giá trị số gia súc sinh ra và phải bồi thường thiệt hại nếu có lỗi cố ý làm chết gia súc.

Như vậy, Người bắt được gia súc bị thất lạc phải nuôi giữ và báo ngay cho Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú để thông báo công khai cho chủ sở hữu biết mà nhận lại.

Trường hợp không tìm được chủ gia súc

Sau 06 tháng, kể từ ngày thông báo công khai hoặc sau 01 năm đối với gia súc thả rông theo tập quán thì quyền sở hữu đối với gia súc và số gia súc được sinh ra trong thời gian nuôi giữ thuộc về người bắt được gia súc.

Trường hợp tìm được chủ sở hữu gia súc

Trường hợp chủ sở hữu được nhận lại gia súc bị thất lạc thì phải thanh toán tiền công nuôi giữ và các chi phí khác cho người bắt được gia súc. Trong thời gian nuôi giữ gia súc bị thất lạc, nếu gia súc có sinh con thì người bắt được gia súc được hưởng một nửa số gia súc sinh ra hoặc 50% giá trị số gia súc sinh ra và phải bồi thường thiệt hại nếu có lỗi cố ý làm chết gia súc.

Chiếm giữ gia súc thất lạc bị xử lý như thế nào?

Điểm e Khoản 2 Điều 15 Nghị định 167/2013/NĐ-CP quy định:

“Điều 15. Vi phạm quy định về gây thiệt hại đến tài sản của người khác

1. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

e) Chiếm giữ trái phép tài sản của người khác.”

Nếu gia súc thất lạc đó có giá trị từ năm triệu đồng trở lên thì người cố tình chiếm giữ có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự tội chiếm giữ trái phép tài sản theo quy định tại Điều 141 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017.

Điều 176. Tội chiếm giữ trái phép tài sản

1. Người nào cố tình không trả lại cho chủ sở hữu, người quản lý hợp pháp hoặc không giao nộp cho cơ quan có trách nhiệm tài sản trị giá từ 10.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng, hoặc dưới 10.000.000 đồng nhưng tài sản là di vật, cổ vật hoặc vật có giá trị lịch sử, văn hóa bị giao nhầm hoặc do mình tìm được, bắt được, sau khi chủ sở hữu, người quản lý hợp pháp hoặc cơ quan có trách nhiệm yêu cầu được nhận lại tài sản đó theo quy định của pháp luật, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.

2. Phạm tội chiếm giữ tài sản trị giá 200.000.000 đồng trở lên hoặc bảo vật quốc gia, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.

Có thể bạn quan tâm

Thông tin liên hệ

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề “Phân tích điều 231 bộ luật dân sự 2015″. Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan như: Giấy phép bay flycam, điều kiện Thành lập công ty, Đăng ký bảo hộ thương hiệu, Giải thể công ty, Tạm ngừng kinh doanh, Mã số thuế cá nhân, Giấy phép bay flycam, Tra cứu thông tin quy hoạch, Xác nhận tình trạng hôn nhân, Xác nhận độc thân, Hợp thức hóa lãnh sự… Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư 247 qua hotline: 0833102102 để được hỗ trợ, giải đáp.

Câu hỏi thường gặp

Chiếm giữ trái phép tài sản của người khác được hiểu là như thế nào?

Chiếm giữ trái phép tài sản là (Hành vi) không trả lại tài sản mình được giao nhầm; hoặc không nộp cho cơ quan có trách nhiệm tài sản mình tìm được, bắt được…; mà tiếp tục chiếm hữu, sử dụng hoặc định đoạt tài sản đó.
Tội chiếm giữ trái phép tài sản thể hiện bởi một trong các hành vi: cố tình không trả lại tài sản cho chủ sở hữu; không giao nộp cho cơ quan có trách nhiệm sau khi chủ sở hữu, người quản lý hợp pháp; hoặc cơ quan có trách nhiệm yêu cầu được nhận lại.

Khách thể của tội chiếm giữ trái phép tài sản là gì?

Khách thể của tội chiếm giữ trái phép tài sản không xâm phạm đến quan hệ nhân thân mà chỉ xâm phạm đến quan hệ sở hữu; đây cũng là một điểm khác với các tội có tính chất chiếm đoạt như cướp tài sản; tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản, tội cướp giật tài sản; đặc điểm này được thể hiện trong cấu thành tội chiếm giữ trái phép tài sản nhà làm luật không quy định thiệt hại về tính mạng, sức khoẻ là tình tiết định khung hình phạt.

Chủ thể của tội chiếm giữ trái phép tài sản?

Chủ thể của tội phạm cũng tương tự như đối với tội xâm phạm sở hữu khác. Tuy nhiên, người phạm tội từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi không phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm này vì tội phạm này có hai khoản nhưng không có trường hợp nào quy định là tội phạm rất nghiêm trọng; hoặc đặc biệt nghiêm trọng.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Dân sự

Comments are closed.