Điều 221 Bộ luật dân sự 2015 quy định nội dung gì?

21/07/2022
Điều 221 Bộ luật dân sự 2015 quy định nội dung gì
422
Views

Chào Luật sư, căn cứ xác lập quyền sở hữu hiện nay được Luật quy định ra sao? Căn cứ xác lập quyền sở hữu được quy định tại Điều mấy của Bộ luật dân sự 2015? Điều 221 Bộ luật dân sự 2015 quy định nội dung gì? Quyền sở hữu được xác lập đối với tài sản gồm những nội dung nào? Luật quy định Điều 221 Bộ luật dân sự có những điểm gì cần lưu ý? Mong Luật sư tư vấn giúp tôi. Tôi xin chân thành cảm ơn Luật sư.

Căn cứ xác lập quyền sở hữu

Quyền sở hữu được xác lập đối với tài sản trong trường hợp sau đây:

1. Do lao động, do hoạt động sản xuất, kinh doanh hợp pháp, do hoạt động sáng tạo ra đối tượng quyền sở hữu trí tuệ.

2. Được chuyển quyền sở hữu theo thỏa thuận hoặc theo bản án, quyết định của Tòa án, cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác.

3. Thu hoa lợi, lợi tức.

4. Tạo thành tài sản mới do sáp nhập, trộn lẫn, chế biến.

5. Được thừa kế.

Điều 221 Bộ luật dân sự 2015 quy định nội dung gì?
Điều 221 Bộ luật dân sự 2015 quy định vấn đề gì?

Điều 221 Bộ luật dân sự 2015 quy định nội dung gì?

Điều 221. Căn cứ xác lập quyền sở hữu

Quyền sở hữu được xác lập đối với tài sản trong trường hợp sau đây:

1. Do lao động, do hoạt động sản xuất, kinh doanh hợp pháp, do hoạt động sáng tạo ra đối tượng quyền sở hữu trí tuệ.

2. Được chuyển quyền sở hữu theo thỏa thuận hoặc theo bản án, quyết định của Tòa án, cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác.

3. Thu hoa lợi, lợi tức.

4. Tạo thành tài sản mới do sáp nhập, trộn lẫn, chế biến.

5. Được thừa kế.

6. Chiếm hữu trong các điều kiện do pháp luật quy định đối với tài sản vô chủ, tài sản không xác định được chủ sở hữu; tài sản bị chôn, giấu, bị vùi lấp, chìm đắm được tìm thấy; tài sản do người khác đánh rơi, bỏ quên; gia súc, gia cầm bị thất lạc, vật nuôi dưới nước di chuyển tự nhiên.

7. Chiếm hữu, được lợi về tài sản theo quy định tại Điều 236 của Bộ luật này.

8. Trường hợp khác do luật quy định.

Căn cứ xác lập quyền sở hữu được chia làm mấy loại?

Trong khoa học pháp lý, căn cứ xác lập quyền sở hữu thường được phân loại thành: căn cứ nguyên sinh và căn cứ phái sinh.

Căn cứ nguyên sinh là những căn cứ dẫn đến việc xác lập quyền sở hữu cho chủ sở hữu đầu tiên đối với tài sản. Căn cứ nguyên sinh bao gồm các trường họp xác lập quyền sở hữu sau đây:

  • Do lao động, do hoạt động sản xuất, kinh doanh họp pháp, do hoạt động sáng tạo ra đối tượng quyền sở hữu trí tuệ;
  • Thu hoa lợi, lợi tức;
  • Tạo thành tài sản mới do sáp nhập, trộn lẫn, chể biến;

Căn cứ phái sinh là những căn cứ dẫn đến việc xác lập quyền sở hữu cho các chủ thể từ chủ thể thứ hai trở đi (tức là tài sản trước đó đã thuộc sở hữu của một chủ thể khác). Căn cứ phái sinh bao gồm các trường hợp sau đây:

  • Được chuyển quyền sở hữu theo thỏa thuận hoặc theo bản án, quyết định của Tòa án, cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác;
  • Được thừa kế.

Quyền sở hữu cũng có thể được xác lập trong những trường hợp cụ thể khác do pháp luật quy định. Tuy nhiên, các trường hợp cụ thể này đều có thể được phân loại vào một trong hai nhóm căn cứ xác lập quyền sở hữu nêu trên.

  • Chiếm hữu trong các điều kiện do pháp luật quy định đối với tài sản vô chủ, tài sản không xác định được chủ sở hữu; tài sản bị chôn, giấu, bị vùi lấp, chìm đắm được tìm thấy; tài sản do người khác đánh rơi, bỏ quên; gia súc, gia cầm bị thất lạc, vật nuôi dưới nước di chuyển tự nhiên;
  • Chiếm hữu, được lợi về tài sản theo quy định tại Điều 236 của Bộ luật dân sự năm 2015.

Xác lập quyền sở hữu đối với tài sản có được từ lao động

Trong chuỗi những hoạt động của con người, lao động sản xuất là hoạt động cơ bản nhất…. Trong quá trình lao động và sản xuất, con người sử dụng nguồn vật chất tự nhiên, tác động vào thế giới tự nhiên, biến đổi thế giới tự nhiên để tạo ra những sản phẩm cần thiết phục vụ cho đời sống. Những tài sản này thuộc về người đã trực tiếp tạo ra nó thông qua quá trình lao động, sản xuất của mình. Tuy nhiên, nếu người lao động, sản xuất tạo ra sản phẩm trong quá trình làm thuê, làm công thì người đó chỉ được hưởng tiền thù lao, tiền công chứ không có quyền sở hữu đối với tài sản do mình tạo ra trong quá trình làm thuê, làm công đó. Khoản thù lao, tiền công này cũng được coi là tài sản hợp pháp thuộc về người lao động, sản xuất. Tương tự như vậy, những lợi nhuận thu được từ hoạt động kinh doanh hợp pháp thuộc về chủ thể đã tiến hành hoạt động kinh doanh đó.

Theo Điều 222 Bộ luật dân sự 2015:

Điều 222. Xác lập quyền sở hữu đối với tài sản có được từ lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh hợp pháp, hoạt động sáng tạo ra đối tượng quyền sở hữu trí tuệ

Người lao động, người tiến hành hoạt động sản xuất, kinh doanh hợp pháp có quyền sở hữu đối với tài sản có được từ lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh hợp pháp, kể từ thời điểm có được tài sản đó.

Người tiến hành hoạt động sáng tạo có quyền sở hữu đối với tài sản có được từ hoạt động sáng tạo theo quy định của Luật sở hữu trí tuệ.

Điều 221 Bộ luật dân sự 2015 quy định căn cứ xác lập quyền sở hữu
Điều 221 Bộ luật dân sự 2015 quy định căn cứ xác lập quyền sở hữu

Xác lập quyền sở hữu theo hợp đồng

Điều 223 Bộ luật dân sự 2015 có quy định như sau:

Điều 223. Xác lập quyền sở hữu theo hợp đồng

Người được giao tài sản thông qua hợp đồng mua bán, tặng cho, trao đổi, cho vay hoặc hợp đồng chuyển quyền sở hữu khác theo quy định của pháp luật thì có quyền sở hữu tài sản đó.

Đây là một trong trường hợp quyền sở hữu được xác lập theo căn cứ phái sinh. Trong trường hợp này việc xác lập quyền sở hữu phụ thuộc vào ý chí của chủ sở hữu trước đó. Căn cứ xác lập quyền sở hữu cho bên được chuyển giao tài sản cũng chính là căn cứ chấm dứt quyền sở hữu của bên chuyển giao. Để có thể phát sinh quyền sở hữu của bên được chuyển giao tài sản đối với tài sản đó, giữa người được chuyển giao tài sản và người chuyển giao tài sản bắt buộc phải giao kết hợp đồng theo đúng quy định của pháp luật. Hợp đồng dẫn đến việc chuyển giao quyền sở hữu đối với tài sản được chuyển giao cho bên nhận chuyển giao có thể là hợp đồng mua bán, tặng cho, trao đổi, cho vay hoặc các họp đồng chuyển quyền sở hữu khác theo quy định của pháp luật.

Xác lập quyền sở hữu đối với hoa lợi, lợi tức

Hoa lợi là sản vật tự nhiên mà tài sản mang lại. Lợi tức là khoản lợi thu được từ việc khai thác tài sản. Định nghĩa và quy định Hoa lợi, lợi tức được quy định tại Điều 109 Bộ luật dân sự 2015.

Theo Điều 224 Bộ luật dân sự 2015:

Điều 224. Xác lập quyền sở hữu đối với hoa lợi, lợi tức

Chủ sở hữu, người sử dụng tài sản có quyền sở hữu đối với hoa lợi, lợi tức theo thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật, kể từ thời điểm thu được hoa lợi, lợi tức đó.

Về mặt nguyên tắc, chủ sở hữu là người có quyền hưởng hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản của mình. Điều 189 Bộ luật dân sự 2015 quy định:

“Quyền sử dụng là quyền khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức. Quyền sử dụng có thể chuyển giao cho người khác theo thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật”.

Khi chủ sở hữu trực tiếp thực hiện quyền sử dụng tài sản của mình và tài sản đó tạo ra hoa lợi, lợi tức thì hoa lợi, lợi tức này thuộc về chủ sở hữu. Khi quyền sử dụng tài sản được chuyển giao cho người khác thì việc xác lập quyền sở hữu đối với hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản đó được thực hiện theo thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật. Chủ sở hữu có quyền thu hoa lợi, lợi tức từ tài sản của mình bằng mọi hình thức hợp pháp.

Điều 221 Bộ luật dân sự 2015 quy định căn cứ xác lập quyền sở hữu ra sao
Điều 221 Bộ luật dân sự 2015 quy định căn cứ xác lập quyền sở hữu ra sao

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn của Luật sư 247 về Điều 221 Bộ luật dân sự 2015 quy định nội dung gì?. Chúng tôi hi vọng rằng thông tin trên có thể cho bạn thêm kiến thức về hóa đơn điện tử và đối tượng sử dụng hóa đơn điện tử. Để biết thêm thông tin chi tiết và có thêm sự tư vấn về vấn đề trên cũng như các vấn đề liên quan đến pháp luật như Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, muốn thay đổi tên đệm trong giấy khai sinh, làm lại giấy khai sinh đổi tên đệm; Thành lập công ty… hãy liên hệ đến đường dây nóng của luật sư 247, tel: 0833102102.

Hoặc qua các kênh sau:

Câu hỏi thường gặp

Xác lập quyền sở hữu do được thừa kế được quy định thế nào?

Người thừa kế được xác lập quyền sở hữu đối với tài sản thừa kế theo quy định tại Phần thứ tư của Bộ luật này.

Xác lập quyền sở hữu do lao động, do hoạt động sản xuất, kinh doanh hợp pháp, do hoạt động sáng tạo ra đối tượng quyền sở hữu trí tuệ được quy định ra sao?

Các chủ thể bỏ sức lao động để tạo ra của cải, vật chất thì có quyền sở hữu tài sản đó và được pháp luật công nhận bảo hộ. Tài sản được tạo ra có thể là sản phẩm của lao động như tiền lương hàng tháng, tiền công,…

Được nhận di sản thừa kế có phải là một dạng xác lập quyền sở hữ không?

Thông qua việc nhận thừa kế theo quy định của pháp luật, thì quyền sở hữu của một chủ thể được xác lập đối với tài sản được thừa kế đó.

5/5 - (3 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật khác

Comments are closed.