Khi xây dựng nhà ở hay bất kể công trình nào chúng ta cũng đều phải tuân theo nguyên tắc mà pháp luật đã quy định. Để tìm hiểu sâu hơn về vấn đề này, hãy cùng Luật sư 247 tìm hiểu điều 174 Bộ luật Dân sự 2015 có nội dung gì nổi bật qua bài viết dưới đây nhé!
Căn cứ pháp lý
Điều 174 Bộ luật Dân sự 2015 có nội dung gì nổi bật?
Điều 174. Nghĩa vụ tôn trọng quy tắc xây dựng
Khi xây dựng công trình, chủ sở hữu, chủ thể có quyền khác đối với tài sản phải tuân theo pháp luật về xây dựng, bảo đảm an toàn, không được xây vượt quá độ cao, khoảng cách mà pháp luật về xây dựng quy định và không được xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của chủ sở hữu, người có quyền khác đối với tài sản là bất động sản liền kề và xung quanh.
Những nguyên tắc xây dựng nhà liền kề theo quy định pháp luật
Nguyên tắc làm nhà liền kề dựa trên căn cứ pháp lý tại Điều 267 và 268 trong Bộ luật Dân sự 2005. Hai điều luật trên đưa ra các quy định về:
- Nghĩa vụ tôn trọng quy tắc xây dựng
- Nghĩa vụ đảm bảo an toàn đối với công trình xây dựng liền kề.
Nổi bật là những nguyên tắc về chiều cao, độ kiên cố, thiết kế, quy hoạch, vị trí,…
Nguyên tắc về số tầng xây dựng nhà liền kề
Số tầng được quy định của nhà liền kề có sự thay đổi tùy thuộc vào lộ giới. Trong đó, tầng lửng và mái che sân thượng thường không tính là một tầng. Cụ thể:
- Nếu lộ giới lớn hơn hoặc bằng 25m, bạn được phép xây dựng tối đa 5 tầng (1 tầng trệt và 4 tầng lầu).
- Nếu lộ giới nhỏ hơn 25m và lớn hơn hoặc bằng 20m, được phép xây dựng tối đa 4 tầng (1 tầng trệt và 3 tầng lầu).
- Nếu lộ giới nhỏ hơn 20m và lớn hơn hoặc bằng 4m, được phép xây dựng tối đa 3 tầng (1 tầng trệt và 2 tầng lầu).
- Nếu lộ giới nhỏ hơn hoặc bằng 4m, được phép xây dựng tối đa 2 tầng (1 tầng trệt và 1 tầng lầu).
Nguyên tắc về chiều cao xây dựng nhà liền kề
Tổng chiều cao căn nhà
Chiều cao nhà ở và chiều cao các tầng cũng phải tuân thủ những nguyên tắc nhất định. Theo đó, chiều cao của nhà sẽ phụ thuộc chủ yếu vào diện tích của lô đất. Cụ thể:
- Diện tích lô đất từ 30m2 – 40m2, chiều rộng mặt tiền trên 3m và chiều sâu so với chỉ giới xây dựng lớn hơn 5m. Vậy chủ đầu tư được phép xây dựng tối đa 4 tầng, 1 tum với tổng chiều cao dưới 16m.
- Diện tích lô đất từ 40m2 – 50m2 với chiều rộng mặt tiền từ 3m – 8m và chiều sâu so với chỉ giới xây dựng trên 5m. Vậy chủ đầu tư được phép xây dựng tối đa 5 tầng, 1 tum với tổng chiều cao dưới 20m.
- Diện tích lô đất hơn 50m2 với chiều rộng mặt tiền trên 8m và chiều sâu so với chỉ giới xây dựng trên 5m. Vậy chủ đầu tư được phép quy hoạch xây dựng không quá 6 tầng và tổng chiều cao dưới 24m.
Chiều cao các tầng
Ngoài tổng chiều cao, chiều cao của từng tầng cũng phải tuân theo các hạn mức quy định.
Tầng trệt được phép xây dựng với chiều cao tối đa là 5m. Số liệu này sẽ được tính từ mặt đường phố lên đến mặt sàn của lầu một.
Các tầng còn lại được phép xây dựng tối đa chỉ cao từ 3 – 4m. Số liệu được tính từ mặt sàn tầng dưới cho đến mặt sàn tầng trên.
Chiều cao thông thủy của tầng 1 không nhỏ hơn 3,6m. Nếu như có tầng lửng trong nhà, vậy chiều cao tầng 1 phải lớn hơn 2,7m.
Nguyên tắc về độ kiên cố xây dựng nhà liền kề
Giống như chiều cao của nhà liền kề, quy định về độ kiên cố cũng do diện tích đất xây dựng quyết định.
- Nếu diện tích lô đất trong khoảng từ 30m2 – 40m2, bạn được phép xây dựng nhà ở bán kiên cố. Số tầng tối đa xây dựng bán kiên cố trong trường hợp này là 2. Đồng thời, còn tùy vào từng dự án cụ thể mà các kiến trúc sư sẽ đưa ra những yêu cầu về độ kiên cố khác nhau để đảm bảo sự an toàn cho người sử dụng.
- Nếu diện tích lô đất trên 40m2 với bề ngang rộng trên 3m, bạn phát xây dựng nhà kiên cố, chắc chắn.
Nguyên tắc trong thiết kế mặt đứng xây dựng nhà liền kề
Khi thi công nhà ở liền kề, cần tuân theo một số nguyên tắc trong thiết kế mặt đứng như sau:
- Số tầng, độ cao các tầng và màu sắc dãy nhà phải có tính đồng nhất.
- Khoảng lùi của nhà cũng như thiết kế hàng rào phải giống nhau.
- Hệ thống cơ sở hạ tầng, kỹ thuật đảm bảo yêu cầu thống nhất, đồng bộ.
- Chiều dài dãy nhà liền kề phải được xây dựng không vượt quá chiều dài cho phép là 60m.
- Giữa các dãy nhà, cần xây dựng đường giao thông đi lại thuận tiện. Chiều rộng của đường tối thiểu phải từ 4m trở lên.
- Thiết kế kiến trúc phải đảm bảo có sự hài hòa với toàn bộ không gian xung quanh.
Nguyên tắc về quy hoạch xây dựng nhà liền kề
Đối với quy hoạch, việc xây dựng nhà liền kề cũng cần tuân theo những quy tắc về chiều rộng, chiều sâu,…
- Chiều rộng: tối thiểu là 4,5m.
- Chiều sâu: tối thiểu là 18m. Hơn nữa, phải đảm bảo thông giá cũng như lượng ánh sáng tự nhiên. Chiều sâu không lớn hơn 60m2.
- Diện tích: tối thiểu là 45m2.
- Đảm bảo có khoảng lùi phù hợp với mặt đường và chỉ giới đường đỏ và có sự thống nhất trong toàn bộ dãy nhà. Tuy nhiên, trong một số trường hợp (phụ thuộc vào quy hoạch tuyến đường), nhà liền kề có thể xây dựng sát chỉ giới đường đỏ.
- Yêu cầu số tầng và độ cao của các tầng tương đương nhau trong một dãy nhà.
- Hình thức kiến trúc hài hòa, đồng nhất
- Sử dụng màu sắc chung cho một dãy nhà theo quy hoạch
Nguyên tắc về vị trí xây dựng nhà liền kề
Nguyên tắc về vị trí cũng là một trong những vấn đề quan trọng. Việc xây dựng các dãy nhà liền kề không được phép thực hiện ở một số nơi như:
- Khuôn viên, đoạn đường hoặc tuyến được đã được quy hoạch là biệt thự.
- Những nơi đã có quy hoạch ổn định, khó thay đổi.
- Khuôn viên có các công trình công cộng (trụ sở cơ quan, cơ sở sản xuất,…)
- Khuôn viên được xác định là đối tượng bảo tồn kiến trúc và cảnh quan đô thị.
- Những trường hợp trên nếu vẫn muốn xây dựng thì cần phải được sự cho phép và cấp quyền của các cơ quan có thẩm quyền Nhà nước.
Khoảng cách xây nhà liền kề
- Khoảng cách giữa hai đầu hồi của dãy nhà liền kề không được xây nhỏ hơn 4m
- Khoảng cách giữa hai mặt tiền của 2 dãy nhà từ 8 – 12m. Phần đất trống ở giữa không được xây chen lấn bất cứ công trình nào.
- Nếu 2 dãy nhà quay lưng vào nhau, khoảng cách gần nhất không dưới 2m
Mời bạn xem thêm:
- Chính sách ưu đãi xây dựng nhà ở xã hội
- Nộp hồ sơ thi chứng chỉ hành nghề xây dựng như thế nào?
- Nộp hồ sơ cấp chứng chỉ hành nghề xây dựng trực tuyến như thế nào?
Thông tin liên hệ
Trên đây là nội dung Luật sư 247 tư vấn về vấn đề “Điều 174 bộ luật dân sự 2015 có nội dung gì nổi bật?“. Mong rằng mang lại thông tin hữu ích cho bạn đọc. Nếu quý khách hàng có thắc mắc về các vấn đề pháp lý liên quan như: Hợp thức hóa lãnh sự, Đăng ký bảo hộ logo, Đăng ký bảo hộ thương hiệu, Giấy phép bay flycam, Mã số thuế cá nhân, Giấy phép bay flycam, Tra cứu thông tin quy hoạch, Xác nhận tình trạng hôn nhân, Xác nhận độc thân, … xin vui lòng liên hệ qua hotline: 0833102102 để nhận được sự tư vấn nhanh chóng. Hoặc liên hệ qua:
Facebook: www.facebook.com/luatsux
Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Căn cứ Điều 174 Bộ luật Dân sự 2015
Là một chủ thể, hay chủ sở hữu thì cũng cần có sự tôn trọng các quy tắc trong xây dựng nhà. Cũng như các đơn vị thầu cũng phải thực hiện đầy đủ trách nhiệm của mình trong việc thi công nhà cửa.
Ngoài ra, các biện pháp thực hiện để bảo vệ môi trường nhà thầu cũng cần phải thực hiện nghiêm túc như: bảo vệ môi trường tiếng ồn, môi trường dạng nước, môi trường của đất, hay tất cả những nhân tố khác có liên quan đến vấn đề môi trường.
Bạn cần trình báo, cũng như đưa ra các chứng cứ để thể hiện, minh chứng những hành vi có vi phạm trật tự xây dựng, hay làm nứt, cũng như lún ngôi nhà bạn của nhà thầu với các cơ quan thực hiện quản lý.
Lúc bấy giờ, cơ quan này sẽ thực hiện những hình thức phạt dành cho những sai phạm của nhà thầu đối với công trình đang thực hiện bị tố cáo.
Pháp luật đã quy định một cách rất là minh bạch, rõ ràng về việc xử lý các hành vi vi phạm trật tự về xây dựng. Và theo quy định, sẽ xử phạt các trường hợp nhà thầu vi phạm quy định về công tác quản lý chất lượng của công trình, gây nên việc nứt, lún các cơ sở hạ tầng, như sau:
Xây dựng các công trình không thuộc trường hợp nhà riêng lẻ có ở vùng nông thôn, đó chính là: phạt từ 3.000.000đ cho đến 5.000.000đ
Còn việc xây dựng các nhà riêng lẻ có mặt ở thành phố lớn: phạt từ 15.000.000đ cho đến 20.000.000đ
Ngoài ra, dưới sự bảo vệ của pháp luật thì mọi quyền lợi của bạn sẽ luôn được đảm bảo, bởi khi có những hành vi này thì nhà thầu cần phải thực hiện việc bồi thường, hoàn trả lại trạng thái ban đầu của công trình.