Nộp hồ sơ thi chứng chỉ hành nghề xây dựng như thế nào?

18/07/2022
Nộp hồ sơ thi chứng chỉ hành nghề xây dựng
449
Views

Chào Luật sư, tôi đang chuẩn bị thi lấy chứng chỉ hành nghề xây dựng nhưng không biết cần chuẩn bị những hồ sơ gì? Luật sư có thể tư vấn giúp tôi vấn đề này được không? Cảm ơn Luật sư!

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho Luật sư. Sau đây, hãy cùng Luật sư 247 tìm hiểu về vấn đề “Nộp hồ sơ thi chứng chỉ hành nghề xây dựng” qua bài viết sau đây nhé!

Chứng chỉ hành nghề xây dựng

“Chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng là văn bản xác nhận năng lực hành nghề, do cơ quan có thẩm quyền cấp cho cá nhân quy định tại khoản 3 Điều 148 của Luật này có đủ trình độ chuyên môn và kinh nghiệm nghề nghiệp về lĩnh vực hành nghề.”

Theo đó, chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng (gọi tắt là chứng chỉ hành nghề xây dựng) là văn bản xác nhận năng lực, do cơ quan có thẩm quyền cấp cho những chức danh, cá nhân hành nghề hoạt động xây dựng.

Điều kiện chuyên môn phù hợp khi xét cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng

Căn cứ Điều 67 Nghị định 15/2014/NĐ-CP, điều kiện chuyên môn phù hợp khi xét cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng được quy định như sau:

– Khảo sát xây dựng:

+ Khảo sát địa hình: Chuyên môn được đào tạo thuộc một trong các chuyên ngành về địa chất công trình, trắc địa, bản đồ, các chuyên ngành kỹ thuật xây dựng có liên quan;

+ Khảo sát địa chất công trình: Chuyên môn được đào tạo thuộc một trong các chuyên ngành về địa chất công trình, địa chất thủy văn, các chuyên ngành kỹ thuật xây dựng có liên quan.

– Thiết kế quy hoạch xây dựng: Chuyên môn được đào tạo thuộc chuyên ngành về kiến trúc, quy hoạch xây dựng, hạ tầng kỹ thuật, giao thông.

– Thiết kế xây dựng:

+ Thiết kế kết cấu công trình: Chuyên môn được đào tạo thuộc các chuyên ngành kỹ thuật xây dựng có liên quan đến kết cấu công trình (không bao gồm các công trình khai thác mỏ, giao thông, công trình thủy lợi, đê điều).

+ Thiết kế cơ – điện công trình (không bao gồm công trình đường dây và trạm biến áp): Chuyên môn được đào tạo thuộc chuyên ngành kỹ thuật có liên quan đến hệ thống kỹ thuật điện, cơ khí, thông gió – cấp thoát nhiệt.

+ Thiết kế cấp – thoát nước công trình: Chuyên môn được đào tạo thuộc chuyên ngành kỹ thuật có liên quan đến cấp – thoát nước.

+ Thiết kế xây dựng công trình khai thác mỏ: chuyên môn được đào tạo thuộc các chuyên ngành kỹ thuật xây dựng có liên quan đến công trình ngầm và mỏ.

+ Thiết kế xây dựng công trình giao thông (gồm: đường bộ; cầu – hầm; đường sắt; đường thủy nội địa, hàng hải): Chuyên môn được đào tạo thuộc chuyên ngành kỹ thuật xây dựng có liên quan đến công trình giao thông.

+ Thiết kế xây dựng công trình cấp nước – thoát nước; xử lý chất thải rắn: Chuyên môn được đào tạo thuộc chuyên ngành kỹ thuật có liên quan đến cấp nước, thoát nước, kỹ thuật môi trường đô thị và các chuyên ngành kỹ thuật tương ứng.

+ Thiết kế xây dựng công trình thủy lợi, đê điều: Chuyên môn được đào tạo thuộc chuyên ngành kỹ thuật xây dựng có liên quan đến công trình thủy lợi, đê điều và các chuyên ngành kỹ thuật tương ứng.

– Giám sát thi công xây dựng:

+ Giám sát công tác xây dựng công trình: Chuyên môn được đào tạo thuộc một trong các chuyên ngành về kỹ thuật xây dựng, kinh tế xây dựng, kiến trúc, chuyên ngành kỹ thuật có liên quan đến xây dựng công trình.

+ Giám sát công tác lắp đặt thiết bị vào công trình: Chuyên môn được đào tạo thuộc một trong các chuyên ngành về điện, cơ khí, thông gió – cấp thoát nhiệt, cấp – thoát nước, chuyên ngành kỹ thuật có liên quan đến lắp đặt thiết bị công trình.

– Định giá xây dựng: Chuyên môn được đào tạo thuộc chuyên ngành về kinh tế xây dựng, kỹ thuật xây dựng và các chuyên ngành kỹ thuật có liên quan.

– Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình: Chuyên môn được đào tạo thuộc một trong các chuyên ngành về kỹ thuật xây dựng, kiến trúc, kinh tế xây dựng, chuyên ngành kỹ thuật có liên quan đến xây dựng công trình.

Lưu ý: Chứng chỉ hành nghề kiến trúc thực hiện theo quy định của pháp luật về kiến trúc.

Hoạt động xây dựng không yêu cầu chứng chỉ hành nghề

Căn cứ khoản 3 Điều 62 Nghị định 15/2021/NĐ-CP, cá nhân không yêu cầu phải có chứng chỉ hành nghề khi thực hiện các hoạt động xây dựng sau:

– Thiết kế, giám sát hệ thống thông tin liên lạc, viễn thông trong công trình.

– Thiết kế, giám sát công tác hoàn thiện công trình xây dựng như trát, ốp lát, sơn, lắp đặt cửa, nội thất và các công việc tương tự khác không ảnh hưởng đến kết cấu chịu lực của công trình.

– Các hoạt động xây dựng đối với công trình cấp IV; công viên cây xanh; đường cáp truyền dẫn tín hiệu viễn thông.

Ngoài ra, cá nhân không có chứng chỉ hành nghề được tham gia các hoạt động xây dựng thuộc lĩnh vực phù hợp với chuyên ngành được đào tạo, phù hợp với quy định của Bộ luật Lao động và không được hành nghề độc lập, không được đảm nhận chức danh theo quy định phải có chứng chỉ hành nghề.

Thẩm quyền cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng

Căn cứ Điều 64 Nghị định 15/2021/NĐ-CP, thẩm quyền cấp, thu hồi chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng được quy định cụ thể như sau:

– Cơ quan chuyên môn về xây dựng trực thuộc Bộ Xây dựng cấp chứng chỉ hành nghề hạng I (Cục Quản lý hoạt động xây dựng thuộc Bộ Xây dựng).

– Sở Xây dựng cấp chứng chỉ hành nghề hạng II, hạng III.

– Tổ chức xã hội – nghề nghiệp được công nhận cấp chứng chỉ hành nghề hạng II, hạng III cho cá nhân là hội viên, thành viên của mình.

Tổ chức xã hội – nghề nghiệp được công nhận đủ điều kiện cấp chứng chỉ hành nghề khi đáp ứng các yêu cầu sau:

+ Có lĩnh vực hoạt động liên quan đến hoạt động xây dựng, có phạm vi hoạt động trên cả nước.

+ Đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép thành lập hội và phê duyệt điều lệ hội.

+ Đáp ứng đầy đủ cơ sở vật chất phục vụ tổ chức sát hạch.

Hồ sơ cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng

Căn cứ Điều 76 Nghị định 15/2021/NĐ-CP, hồ sơ đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng lần đầu bao gồm:

  • Đơn đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề theo Mẫu số 01 Phụ lục IV
  • 02 ảnh màu cỡ 4 x 6 cm và tệp tin ảnh có nền màu trắng chân dung của người đề nghị được chụp trong thời gian không quá 06 tháng
  • Văn bằng do cơ sở đào tạo hợp pháp cấp phù hợp với loại, hạng chứng chỉ đề nghị cấp; Đối với văn bằng do cơ sở đào tạo nước ngoài cấp, phải là bản được hợp pháp hóa lãnh sự theo quy định và phải có bản dịch sang tiếng Việt được công chứng, chứng thực theo quy định của pháp luật Việt Nam
  • Các quyết định phân công công việc (giao nhiệm vụ) của tổ chức cho cá nhân hoặc văn bản xác nhận của đại diện theo pháp luật của chủ đầu tư về các công việc tiêu biểu mà cá nhân đã hoàn thành theo nội dung kê khai. Người ký xác nhận phải chịu trách nhiệm về sự trung thực của nội dung xác nhận. Trường hợp cá nhân hành nghề độc lập thì phải có hợp đồng và biên bản nghiệm thu các công việc thực hiện tiêu biểu đã kê khai
  • Giấy tờ hợp pháp về cư trú hoặc giấy phép lao động do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp đối với trường hợp cá nhân là người nước ngoài
  • Bản sao kết quả sát hạch đạt yêu cầu trong trường hợp đã sát hạch trước ngày nộp hồ sơ đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề

Lưu ý: Các tài liệu theo quy định tại thứ tự 3, 3, 5 phải là bản sao có chứng thực hoặc tệp tin chứa ảnh màu chụp từ bản chính hoặc bản sao, xuất trình bản chính để đối chiếu.

Nộp hồ sơ thi chứng chỉ hành nghề xây dựng
Nộp hồ sơ thi chứng chỉ hành nghề xây dựng

Trình tự cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng

Bước 1: Nộp hồ sơ

Cá nhân gửi 01 bộ hồ sơ đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề qua mạng trực tuyến hoặc qua đường bưu điện hoặc nộp trực tiếp tại cơ quan có thẩm quyền cấp chứng chỉ hành nghề (được nêu rõ tại mục trên).

Bước 2: Tiếp nhận hồ sơ

Bước 3: Xử lý yêu cầu

Kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền có trách nhiệm cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng trong thời hạn 20 ngày đối với trường hợp cấp chứng chỉ hành nghề lần đầu.

Trường hợp hồ sơ không đầy đủ hoặc không hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền cấp chứng chỉ hành nghề phải thông báo một lần bằng văn bản tới cá nhân đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị.

Lưu ý: Đối với cá nhân nộp hồ sơ đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng nhưng chưa có kết quả sát hạch thì thời hạn xét cấp chứng chỉ hành nghề theo được tính kể từ thời điểm có kết quả sát hạch.

Mời bạn xem thêm bài viết

Thông tin liên hệ

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật sư X về chủ đề “Nộp hồ sơ thi chứng chỉ hành nghề xây dựng”. Chúng tôi hi vọng rằng bài viết có giúp ích được cho bạn.

Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ của Luật sư X về đổi tên căn cước công dân, Giấy phép sàn thương mại điện tử, mẫu tờ khai đăng ký lại khai sinh, đơn xin xác nhận tình trạng hôn nhân, trích lục khai tử, các quy định pháp luật về điều kiện thành lập, hợp thức hóa lãnh sự tại Việt Nam; thủ tục đăng ký bảo hộ logo… Hãy liên hệ qua số điện thoại: 0833.102.102

Câu hỏi thường gặp

 Ai phải có chứng chỉ hành nghề xây dựng?

– Giám đốc quản lý dự án đầu tư xây dựng.
– Chủ nhiệm, chủ trì lập thiết kế quy hoạch xây dựng.
– Chủ nhiệm khảo sát xây dựng.
– Chủ nhiệm, chủ trì thiết kế, thẩm tra thiết kế xây dựng.
– Tư vấn giám sát thi công xây dựng.
– Chủ trì lập, thẩm tra và quản lý chi phí đầu tư xây dựng.

Phân loại chứng chỉ hành nghề xây dựng như thế nào?

Căn cứ khoản 3 Điều 148 Luật Xây dựng năm 2014 được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 53 Điều 1 Luật Xây dựng sửa đổi 2020, chứng chỉ hành nghề được phân thành 03 hạng: Hạng I, hạng II và hạng III.

Lệ phí thi cấp chứng chỉ hành nghề xây dựng như thế nào?

Điều 4 Thông tư 172/2016/TT-BTC quy định mức thu lệ phí cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng cho cá nhân như sau:
– Lệ phí cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng lần đầu cho cá nhân: 300.000 nghìn đồng/chứng chỉ.
– Mức thu lệ phí cấp lại, cấp bổ sung, điều chỉnh, chuyển đổi bằng 50% mức thu lệ phí cấp lần đầu.
Lưu ý: Lệ phí cấp chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng cho tổ chức; cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng cho cá nhân; cấp giấy phép hoạt động xây dựng cho nhà thầu nước ngoài thu bằng Đồng Việt Nam (VNĐ).

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật khác

Comments are closed.