Điều 167 Bộ luật Dân sự 2015 có nội dung gì nổi bật?

21/07/2022
Điều 167 Bộ luật Dân sự 2015 có nội dung gì nổi bật?
641
Views

Hiện nay quyền sở hữu được pháp luật quy định như thế nào? Chủ sở hữu có  những quyền gì đối với tài sản của mình. Để tìm hiểu sâu hơn về vấn đề này, hãy cùng Luật sư 247 tìm hiểu điều 167 Bộ luật Dân sự 2015 có nội dung gì nổi bật qua bài viết dưới đây nhé!

Căn cứ pháp lý

Bộ luật dân sự 2015

Điều 167 Bộ luật Dân sự 2015 có nội dung gì nổi bật?

Điều 167. Quyền đòi lại động sản không phải đăng ký quyền sở hữu từ người chiếm hữu ngay tình
Chủ sở hữu có quyền đòi lại động sản không phải đăng ký quyền sở hữu từ người chiếm hữu ngay tình trong trường hợp người chiếm hữu ngay tình có được động sản này thông qua hợp đồng không có đền bù với người không có quyền định đoạt tài sản; trường hợp hợp đồng này là hợp đồng có đền bù thì chủ sở hữu có quyền đòi lại động sản nếu động sản đó bị lấy cắp, bị mất hoặc trường hợp khác bị chiếm hữu ngoài ý chí của chủ sở hữu.

Quyền chiếm hữu là gì?

Quyền chiếm hữu chính là quyền năng tiền đề của quyền sở hữu. Đó chính là khả năng của chủ sở hữu chiếm giữ vật (thực tế) trong phạm vi kiểm soát của mình, làm chủ và chi phối vật đó về phương diện vật chất. Điều 186 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định: “Quyền chiếm hữu là quyền nắm giữ, quản lý tài sản”. Đó cũng là quyền làm chủ, kiểm soát và chi phối tài sản theo ý chí của mình và về nguyên tắc là không bị hạn chế và gián đoạn về thời gian.

Theo quy định tại Điều 186 Bộ luật dân sự 2015 thì quyền chiếm hữu được hiểu như sau:

“Chủ sở hữu được thực hiện mọi hành vi theo ý chí của mình để nắm giữ, chi phối tài sản của mình nhưng không được trái pháp luật, đạo đức xã hội.”

Như vậy, ta có thể hiểu đơn giản quyền chiếm hữu là quyền nắm giữ, quản lý tài sản của chủ sở hữu. Chiếm hữu là một trong những nội dung của quyền sở hữu. Người không phải là chủ sở hữu cũng có quyền chiếm hữu tài sản, nếu được chủ sở hữu chuyển giao hoặc do pháp luật quy định thuộc quyền sở hữu của chủ sở hữu.

Quy định về chiếm hữu không có căn cứ pháp luật
Quy định về chiếm hữu không có căn cứ pháp luật

Quy định về chiếm hữu không có căn cứ pháp luật

Chiếm hữu trong pháp luật dân sự gồm có chiếm hữu có căn cứ pháp luật và chiếm hữu không có căn cứ pháp luật.

Thứ nhất, quy định về chiếm hữu không có căn cứ pháp luật

Chiếm hữu không có căn cứ pháp luật: là việc chiếm hữu của một người đối với một tài sản mà không dựa trên những căn cứ của pháp luật quy định (hay nói cách khác là chiếm hữu không phù hợp với quy định của pháp luật). Cụ thể là những trường hợp mà người chiếm hữu một tài sản nhưng không phải là chủ sở hữu hoặc không chiếm hữu theo những căn cứ do Bộ luật dân sự năm 2015 đã quy định. Bộ luật dân sự 2015 thì chiếm hữu không có căn cứ pháp luật đã được quy định cụ thể tại các điều từ Điều 179 đến Điều 185.

Thứ hai, phân loại chiếm hữu không có căn cứ pháp luật

Dựa vào ý chỉ của chủ thể chiếm hữu tài sản mà luật dân sự phân thành: Chiếm hữu không có căn cứ pháp luật ngay tình và chiếm hữu không có căn cứ pháp luật không ngay tình.

– Chiếm hữu không có căn cứ pháp luật ngay tình: Đó là việc chiếm hữu của một người không có căn cứ pháp luật nhưng không biết và không thể biết (pháp luật không buộc phải biết) việc chiếm hữu là không có căn cứ. Ví dụ như mua nhầm tài sản của kẻ gian mà không biết, …

 – Chiếm hữu không có căn cứ pháp luật không ngay tình: Đó là việc chiếm hữu của một người không có căn cứ pháp luật và người đó biết là không có căn cứ hoặc là tuy không biết nhưng pháp luật buộc phải biết việc chiếm hữu của họ là không có căn cứ. Ví dụ như người mua biết của gian nhưng vẫn mua vì giá rẻ, …

Bên cạnh chiếm hữu không có căn cứ pháp luật thì còn có chiếm hữu có căn cứ pháp luật: được hiểu là việc chiếm hữu tài sản trong trường hợp được pháp luật quy định hay việc chiếm hữu đó không vi phạm quy định pháp luật.

Chiếm hữu có căn cứ pháp luật thường được thể hiện dưới các hình thức sau: Chiếm hữu có căn cứ pháp luật khi chủ sở hữu chiếm hữu tài sản, người được chủ sở hữu uỷ quyền quản lý tài sản thay cho chủ sở hữu, người được chủ sở hữu uỷ quyền quản lý tài sản. quyền chiếm hữu được chuyển giao bằng chứng thư dân sự phù hợp với quy định của pháp luật; người phát hiện, cất giữ tài sản bị bỏ rơi, tài sản không rõ chủ sở hữu, bị rơi, bỏ quên, chôn, giấu, bị vùi lấp, chìm đắm phù hợp với điều kiện theo quy định của Bộ luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan; người tìm, giữ gia súc, gia cầm, thủy sản bị thất lạc phù hợp với các điều kiện theo quy định của Bộ luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

Theo nguyên tắc chung của pháp luật dân sự, chỉ khi nào một người chiếm hữu tài sản một cách có căn cứ pháp luật, thì quyền lợi của họ mới được công nhận và bảo vệ. Tuy nhiên, trong trường hợp chiếm hữu không có căn cứ pháp luật ngay tình vẫn được pháp luật công nhận và bảo vệ.

Kiện đòi lại tài sản là động sản không phải đăng ký quyền sở hữu

Người thực tế đang chiếm giữ tài sản là người chiếm hữu không có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình

Người chiếm hữu không có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình là người chiếm hữu không có căn cứ pháp luật được quy định tại Điều 183 “Bộ luật dân sự 2015” nhưng người chiếm hữu không biết hoặc không thể biết việc chiếm hữu của mình là không có căn cứ pháp luật. Như vậy, trong trường hợp này, người thực tế đang nắm giữ tài sản không có lỗi. Điều 257 “Bộ luật dân sự 2015” quy định: “Chủ sở hữu có quyền đòi lại động sản không phải đăng kí quyền sở hữu từ người chiếm hữu ngay tình trong trường hợp người chiếm hữu ngay tình có được động sản này thông qua hợp đồng không có đền bù với người không có quyền định đoạt tài sản; trong trường hợp hợp đồng này là hợp đồng có đền bù thì chủ sở hữu có quyền đòi lại động sản nếu động sản đó bị lấy cắp, bị mất hoặc trường hợp khác bị chiếm hữu ngoài ý chí của chủ sở hữu”.Theo đó, khi người chiếm hữu ngay tình có được tài sản là động sản không phải đăng kí quyền sở hữu thì chủ sở hữu có quyền đòi lại tài sản đó trong hai trường hợp sau:

Điều 167 Bộ luật Dân sự 2015 có nội dung gì nổi bật?
Điều 167 Bộ luật Dân sự 2015 có nội dung gì nổi bật?

Trường hợp người thực tế nắm giữ tài sản là động sản không phải đăng kí quyền sở hữu là người chiếm hữu ngay tình có được động sản đó thông qua hợp đồng không có đền bù với người không có quyền định đoạt tài sản.

Trường hợp người thực tế nắm giữ tài sản là động sản không phải đăng kí quyền sở hữu là người chiếm hữu ngay tình có được động sản đó thông qua hợp đồng có đền bù với người không có quyền định đoạt tài sản tuy nhiên sự chiếm hữu nằm ngoài ý chí của chủ sở hữu.

Quy định này nhằm ngăn chặn lại các hành vi chiếm đoạt trái pháp luật tài sản của chủ sở hữu. Tuy việc chiếm hữu của người thứ ba là ngay tình nhưng cách thức tài sản rời khỏi chủ sở hữu là ngoài ý chí của chủ sở hữu nên người thứ ba chiếm hữu ngay tình thông qua hợp đồng có đền bù vẫn phải trả lại tài sản cho chủ sở hữu.

Ngoài ra, người chiếm hữu ngay tình còn phải thực hiện nghĩa vụ được quy định tại Khoản 2, Điều 601 “Bộ luật dân sự 2015”: “Người chiếm hữu, người sử dụng tài sản, người được lợi về tài sản mà không có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình thì phải hoàn trả hoa lợi, lợi tức thu được từ thời điểm người đó biết hoặc phải biết việc chiếm hữu, sử dụng tài sản, được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật” trừ trường hợp xác lập quyền sở hữu theo thời hiệu được quy định tại Khoản 1 Điều 247 “Bộ luật dân sự 2015”.

Mời bạn xem thêm:

Thông tin liên hệ

Trên đây là nội dung Luật sư 247 tư vấn về vấn đề “Điều 167 Bộ luật Dân sự 2015 có nội dung gì nổi bật?. Mong rằng mang lại thông tin hữu ích cho bạn đọc. Nếu quý khách hàng có thắc mắc về các vấn đề pháp lý liên quan như: Hợp thức hóa lãnh sự, Đăng ký bảo hộ logo, Đăng ký bảo hộ thương hiệu, Giấy phép bay flycam, Mã số thuế cá nhân, Giấy phép bay flycam, Tra cứu thông tin quy hoạch, Xác nhận tình trạng hôn nhân, Xác nhận độc thân, … xin vui lòng liên hệ qua hotline: 0833102102 để nhận được sự tư vấn nhanh chóng. Hoặc liên hệ qua:

Facebook: www.facebook.com/luatsux
Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux

Câu hỏi thường gặp

Chủ sở hữu có quyền đòi lại tài sản hay không?

Trường hợp thứ nhất, chủ sở hữu không có quyền đòi lại tài sản từ sự chiếm hữu của chủ thể đang có quyền đối với tài sản đó (khoản 2 Điều 166 BLDS 2015). Pháp luật Việt Nam bảo vệ quyền lợi hợp pháp của chủ sở hữu (chủ thể có đầy đủ ba quyền đối với tài sản – quyền chiếm hữu, sử dụng và định đoạt) nhưng cũng đồng thời bảo vệ các chủ thể có một số quyền đối với tài sản của chủ sở hữu như quyền bề mặt, quyền hưởng dụng hay quyền đối với bất động sản liền kề. Do đó, chủ sở hữu không thể đòi lại tài sản trong trường hợp này.
Trường hợp thứ hai, căn cứ theo Điều 167 BLDS 2015, chủ sở hữu sẽ không có quyền đòi lại động sản không phải đăng ký quyền sở hữu từ người chiếm hữu ngay tình trong trường hợp người đó có được động sản thông qua hợp đồng có đền bù với ngươi không có quyền định đoạt tài sản và động sản đó không thuộc các trường hợp bị lấy cắp, bị mất hay bị chiếm hữu ngoài ý chí của chủ sở hữu.
Trường hợp thứ ba, nếu người chiếm hữu ngay tình đối với động sản có đăng ký quyền sở hữu hoặc bất động sản theo trường hợp được quy định tại khoản 2 Điều 133 BLDS 2015 thì chủ sở hữu không được đòi lại tài sản (Điều 168 BLDS 2015).
Trường hợp thứ tư, nếu người chiếm hữu, người được lợi từ tài sản không có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình đã được xác lập quyền sở hữu theo Điều 236 BLDS 2015 thì chủ sở hữu không được đòi lại tài sản. Đối với trường hợp này, thời hạn đối với các loại tài sản được xác định rõ: 10 năm đối với động sản và 30 năm đối với bất động sản.

Quyền đòi lại động sản phải đăng ký quyền sở hữu hoặc bất động sản?

Chủ sở hữu được đòi lại động sản phải đăng ký quyền sở hữu hoặc bất động sản từ người chiếm hữu ngay tình.
Các trường hợp không được đòi lại:
+ Đối với tài sản đã được đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền, sau đó được chuyển giao bằng một giao dịch dân sự khác cho người thứ ba ngay tình và người này căn cứ vào việc đăng ký đó mà xác lập, thực hiện giao dịch thì giao dịch đó có hiệu lực và tài sản không bị đòi lại.
+ Đối với tài sản phải đăng ký mà chưa được đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhưng người thứ ba ngay tình nhận được tài sản này thông qua bán đấu giá tại tổ chức có thẩm quyền hoặc giao dịch với người mà theo bản án, quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền là chủ sở hữu tài sản nhưng sau đó chủ thể này không phải là chủ sở hữu tài sản do bản án, quyết định bị hủy, sửa thì tài sản không bị đòi lại.

5/5 - (2 bình chọn)
Chuyên mục:
Dân sự

Comments are closed.