Diện tích tối thiểu để xây dựng cây xăng 2023

22/03/2023
Diện tích tối thiểu để xây dựng cây xăng
393
Views

Cây xăng là một địa điểm đã quá quen thuộc với mọi người khi đây là nơi cung cấp xăng dầu cho các phương tiện để nhằm phục vụ nhu cầu di chuyển, đi lại của mọi người. Không như một số ngành nghề kinh doanh thông thường khác, khi kinh doanh xăng dầu, chủ thể kinh doanh không chỉ phải có giấy phép kinh doanh mà còn phải đáp ứng các điều kiện khác về quy chuẩn kỹ thuật, an toàn phòng cháy chữa cháy, phù hợp với quy hoạch nơi xin phép xây dựng cây xăng và đáng chú trọng nhất đó là điều kiện về diện tích. Đây chính là điều kiện tiên quyết, điều kiện đầu tiên làm cơ sở và là bắt buộc để chủ thể kinh doanh được cấp phép xây dựng cây xăng. Thực tế cho thấy, tất cả các cây xăng đều có một khoảng diện tích rộng lớn, có thể đủ cho nhiều phương tiện dừng đợi đổ xăng cùng lúc với nhau. Vậy theo quy định của pháp luật hiện nay, diện tích tối thiểu để xây dựng cây xăng là bao nhiêu? Muốn xấy dựng cây xăng thì cần làm những thủ tục gì?

Căn cứ pháp lý

  • Thông tư 15/2020/TT-BCT
  • Thông tư 01/2021/TT-BXD

Nội dung tư vấn 

Diện tích tối thiểu để xây dựng cây xăng là bao nhiêu?

Cây xăng hay theo quy định của pháp luật gọi là cửa hàng xăng dầu. Đây là nơi có hoạt động bán lẻ xăng dầu qua cột bơm cho các phương tiện giao thông đường bộ, đường thủy. Cửa hàng xăng dầu có thể kết hợp kinh doanh khí dầu mỏ hóa lỏng đóng trong chai, các loại dầu mỡ nhờn, cung cấp dịch vụ tiện ích cho người và phương tiện tham gia giao thông. Cửa hàng xăng dầu bao gồm:

– Cửa hàng xăng dầu trên mặt đất là cửa hàng xăng dầu được xây dựng cố định trên mặt đất hoặc một phần trên mặt đất.

– Cửa hàng xăng dầu trên mặt nước là cửa hàng xăng dầu xây cố định trên mặt nước hoặc tàu vỏ thép, xà lan đã được cải hoán hoặc các phương tiện nổi khác.

Để xây dựng cây xăng thì căn cứ theo quy định tại Thông tư 15/2020/TT-BCT và Thông tư 01/2021/TT-BXD diện tích tối thiểu phải từ 300m2 đối với nội thành và đối với ngoại thành thì mặt đường phải 50m, còn tổng diện tích xây dựng cây xăng phải từ 600m2 đến 900m2.

Việc xây dựng cây xăng phải đáp ứng theo QCVN 01:2020/BCT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về thiết kế cửa hàng xăng dầu ban hành theo Thông tư số 15/2020/TT-BCT ngày 30 tháng 6 năm 2020 và QCVN 01:2021/BXD Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy hoạch xây dựng ban hành kèm theo Thông tư số 01/2021/TT-BXD.

Điều kiện để xây dựng cây xăng gồm những gì?

Căn cứ theo quy định tại Nghị định 83/2014/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 08/2018/NĐ-CP thì theo  đó, để được cấp phép xây dựng cây xăng cần đáp ứng các điều kiện như sau:

– Về diện tích đối với cây xăng trên mặt  đất:

  • Đối với nội thành: Diện tích tối thiểu phải từ 300m2 
  • Đối với ngoại thành:  Mặt đường phải 50m, tổng diện tích xây dựng cây xăng phải từ 600m2 đến 900m2.

– Phải phù hợp quy hoạch và được UBND có thẩm quyền phê duyệt chủ trương xây dựng cây xăng;

– Được Sở Công thương cấp giấy chấp nhận cho phép xây dựng cây xăng;

– Đăng ký thành lập doanh nghiệp và đã được cấp mã số thuế doanh nghiệp, có giấy phép đăng ký kinh doanh;

– Chủ thể kinh doanh phải là thương nhân được cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận kinh doanh và có ghi rõ kinh doanh mặt hàng là xăng dầu;

– Đáp ứng các điều kiện về thiết kế xây dựng cây xăng theo quy chuẩn mà Nhà nước đã quy định;.

– Được Sở xây dựng và cơ quan có thẩm quyền trong việc quản lý phòng cháy chữa cháy cấp giấy phép xây dựng, đồng thời phải nộp bản vẽ kỹ thuật và kèm phương án phòng cháy chữa cháy cho cơ quan có thẩm quyền xem xét có được chấp thuận hay không;

– Thiết kế thi công cây xăng;

– Cam kết bảo vệ môi trường;

– Sau khi xây dựng xong cây xăng phải được thẩm duyệt phòng cháy và chữa cháy;

– Được Sở Công thương cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xăng dầu.

Diện tích tối thiểu để xây dựng cây xăng
Diện tích tối thiểu để xây dựng cây xăng

Thủ tục xin cấp phép xây dựng cây xăng

Để được cấp phép xây dựng cửa hàng xăng dầu, chủ thể kinh doanh cần thực hiện theo các bước như sau:

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ 

Thành phần hồ sơ bao gồm::

– Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xăng dầu theo mẫu.
– Bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp chủ sở hữu cửa hàng, trạm bán lẻ xăng dầu.
– Tài liệu chứng minh cửa hàng, trạm bán lẻ xăng dầu thuộc sở hữu doanh nghiệp hoặc liên doanh, liên kết, góp vốn (Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, hợp đồng thuê đất hoặc quyết định giao đất của UBND các cấp hoặc hợp đồng liên kết kinh doanh với đơn vị chủ sở hữu đất)

– Bản kê trang thiết bị cửa hàng, trạm bán lẻ xăng dầu theo mẫu.
– Tài liệu chứng minh tính hợp pháp về đầu tư xây dựng của cửa hàng, trạm bán lẻ xăng dầu (Giấy phép xây dựng, bản vẽ thiết kế được cơ quan có chức năng thiết kế và cơ quan có thẩm quyền phê duyệt).
– Bản sao hợp lệ chứng chỉ đã qua lớp học nghiệp vụ xăng dầu của cán bộ, nhân viên cửa hàng, trạm bán lẻ xăng dầu theo quy định.
– Trường hợp cửa hàng, trạm bán lẻ xăng dầu trên phương tiện (tàu, xà lan…) trên sông, ngài những thủ tục trên phải có Giấy chứng nhận an toàn Kỹ thuật phương tiện thủy nội địa do cơ quan Đăng kiểm – Cục đường sông cho phép lưu hành.
– Giấy chứng nhận đủ điều kiện phòng cháy chữa cháy do Phòng cảnh sát Phòng cháy chữa cháy – Công an Thành phố cấp.
–  Phiếu xác nhận bản đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường hoặc Giấy xác nhận bản cam kết bảo vệ môi trường (do UBND quận huyện xác nhận).
–  Kiểm định cột bơm (do cơ quan có chức năng kiểm định: Chi cục tiêu chuẩn đo lường chất lượng Hà Nội hoặc Trung tâm Tiêu chuẩn đo lường chất lượng I của Trung ương kiểm định…)

– Bản sao Chứng minh nhân dân (CMND) hoặc Căn cước công dân (CCCD) hoặc Hộ Chiếu passport của các thành viên sáng lập.

Bước 2: Nộp hồ sơ

  • Chủ thể kinh doanh nộp hồ sơ tại Ủy ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố. Cụ thể là nộp tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính.

Lưu ý: Thời gian nộp hồ sơ xin giấy phép xây dựng là từ thứ 2 đến thứ 6 theo giờ hành chính. 

Bước 3: Nhận kết quả

  • Người nộp hồ sơ đến bộ phận tiếp nhận và trả kết quả để lấy kết quả theo ngày đã ghi trên giấy hẹn, cụ thể thời gian giải quyết thông thường là 20 ngày kể từ ngày nộp hồ sơ đầy đủ và hợp lệ.
  • Đồng thời nộp lệ phí xin cấp phép xây dựng cây xăng theo quy định của pháp luật.

Liên hệ

Luật sư 247 đã cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến vấn đề “Diện tích tối thiểu để xây dựng cây xăng“. Ngoài ra, chúng tôi  có hỗ trợ dịch vụ pháp lý khác liên quan đến tính tiền bồi thường khi nhà nước thu hồi đất. Hãy nhấc máy lên và gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833102102 để được đội ngũ Luật sư, luật gia giàu kinh nghiệm tư vấn, hỗ trợ, đưa ra giải đáp cho quý khách hàng.

Mời bạn xem thêm

Câu hỏi thường gặp

Xin cấp phép xây dựng cây xăng mất bao nhiều tiền?

Tùy theo từng khu vực khác nhau, khi xin cấp phép xây dựng thì chủ thể kinh doanh sẽ phải nộp số tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng/giấy phép.

Có được rút ngắn khoảng cách an toàn từ cột bơm đến các công trình bên ngoài cây xăng không?

Theo QCVN 01:2020/BCT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về thiết kế cửa hàng xăng dầu ban hành theo Thông tư số 15/2020/TT-BCT ngày 30 tháng 6 năm 2020:
– Đối với cây xăng trên mặt đất
+ Khoảng cách an toàn được phép giảm 30% khi cửa hàng có lắp hệ thống thu hồi hơi xăng dầu.
+ Khoảng cách an toàn từ bể chứa và cột bơm đến nơi tập trung đông người được giảm xuống còn 25 mét (17 mét trường hợp có hệ thống thu hồi hơi xăng dầu) nếu cửa hàng xăng dầu được trang bị hệ thống chữa cháy cố định hoặc bán cố định
– Đối với cây xăng trên mặt nước. Vị trí lắp đặt cột bơm xăng dầu trong cửa hàng xăng dầu phải phù hợp các yêu cầu sau:
+ Cột bơm phải được đặt tại các vị trí thông thoáng, thuận tiện.
+ Đảm bảo các phương tiện có thể dừng đỗ dễ dàng dọc theo cột bơm và không làm cản trở các phương tiện giao thông khác ra, vào cửa hàng.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật khác

Comments are closed.