Kết hôn không đúng thẩm quyền là gì?

20/03/2023
Kết hôn không đúng thẩm quyền là gì
253
Views

Đăng ký kết hôn là việc cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ghi nhận lại sự xác lập nên quan hệ của vợ chồng giữa bên nam và bên nữ. Để được phép thực hiện đăng ký kết hôn thì hai bên nam nữ phải đám ứng được các điều kiện về độ tuổi, sự tự nguyện và không thuộc các điều cấm. Ngoài ra việc đăng ký kết hôn này phải được thực hiện bởi đúng cơ quan Nhà nước Việt Nam thẩm quyền chứ không phải cơ quan nào cũng được phép thực hiện đăng ký kết hôn cho công dân. Vậy trong trường hợp Kết hôn không đúng thẩm quyền thì sẽ xử lý như thế nào?. Hãy cùng Luật sư 247 tìm hiểu qu bài viết “Kết hôn không đúng thẩm quyền là gì” dưới đây nhé.

Quy định về việc đăng ký kế hôn

Căn cứ Khoản 5 Điều 3 Luật Hôn nhân gia đình 2014 quy định về kết hôn là việc nam và nữ xác lập quan hệ vợ chồng với nhau theo quy định của Luật này về điều kiện kết hôn và đăng ký kết hôn.

“Điều 3. Giải thích từ ngữ

Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

5. Kết hôn là việc nam và nữ xác lập quan hệ vợ chồng với nhau theo quy định của Luật này về điều kiện kết hôn và đăng ký kết hôn.”

Theo Khoản 13 Điều 3 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 quy định như sau:

“Điều 3. Giải thích từ ngữ

Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

13. Thời kỳ hôn nhân là khoảng thời gian tồn tại quan hệ vợ chồng, được tính từ ngày đăng ký kết hôn đến ngày chấm dứt hôn nhân.”

Đồng thời, quan hệ vợ chồng chỉ được xác lập khi hai bên đăng ký kết hôn.

Nội dung giấy chứng nhận kết hôn

Căn cứ theo quy định của Luật Hộ tịch 2014 thì giấy chứng nhận kết hôn phải có các thông tin sau đây:

  • Họ, chữ đệm và tên; ngày, tháng, năm sinh; dân tộc; quốc tịch; nơi cư trú; thông tin về giấy tờ chứng minh nhân thân của hai bên nam, nữ;
  • Ngày, tháng, năm đăng ký kết hôn;
  • Chữ ký hoặc điểm chỉ của hai bên nam, nữ và xác nhận của cơ quan đăng ký hộ tịch.

Điều kiện đăng ký kết hôn

Theo Điều 8 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định nam, nữ kết hôn với nhau phải tuân theo các điều kiện sau đây:

“Điều 8. Điều kiện kết hôn

1. Nam, nữ kết hôn với nhau phải tuân theo các điều kiện sau đây:

a) Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên;

b) Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định;

c) Không bị mất năng lực hành vi dân sự;

d) Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn theo quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 2 Điều 5 của Luật này.

2. Nhà nước không thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính.”

Cơ quan nào có thẩm quyền đăng ký kết hôn cho công dân Việt Nam

Căn cứ Điều 17 Luật Hộ tịch 2014 quy định về thẩm quyền đăng ký kết hôn và nội dung Giấy chứng nhận kết hôn quy định như sau:

“Điều 17. Bình đẳng về quyền, nghĩa vụ giữa vợ, chồng

Vợ, chồng bình đẳng với nhau, có quyền, nghĩa vụ ngang nhau về mọi mặt trong gia đình, trong việc thực hiện các quyền, nghĩa vụ của công dân được quy định trong Hiến pháp, Luật này và các luật khác có liên quan.”

Như vậy, Ủy ban nhân dân cấp xã nơi của một trong hai bên nam, nữ thực hiện đăng ký kết hôn.

Kết hôn không đúng thẩm quyền là gì?

Kết hôn không đúng thẩm quyền hay kết hôn sai thẩm quyền là việc nam, nữ có đầy đủ các điều kiện kết hôn như: Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên; việc kết hôn phải do cả hai bên tự nguyện quyết định; hai bên không bị mất năng lực hành vi dân sự;… đăng ký kết hôn tại cơ quan nhà nước không có thẩm quyền đăng ký kết hôn thực hiện.

Tại khoản 1 Điều 9 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 ghi rõ:

” Việc kết hôn phải được đăng ký và do cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện theo quy định của Luật này và pháp luật về hộ tịch.

Việc kết hôn không được đăng ký theo quy định tại khoản này thì không có giá trị pháp lý”.

Đây là việc hai bên nam, nữ đủ điều kiện kết hôn theo quy định tại Điều 8 của Luật Hôn nhân và gia đình 2014 thực hiện việc đăng ký kết hôn tại cơ quan nhà nước không có thẩm quyền đăng ký kết hôn theo quy định của pháp luật.

Theo đó, cơ quan có thẩm quyền đăng ký kết hôn là Uỷ ban nhân dân cấp xã/ phường nơi cư trú của một trong hai bên nam, nữ đủ điều kiện đăng ký kết hôn.

Tuy nhiên, đối với trường hợp kết hôn có yếu tố nước ngoài ( một trong hai bên nam, nữ là người nước ngoài hoặc không quốc tịch hoặc công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài) thì cơ quan có thẩm quyền đăng ký kết hôn được quy định như sau:

– Đăng ký kết hôn từ ngày 31/12/2015 trở về trước, cơ quan có thẩm quyền đăng ký kết hôn là Sở Tư pháp;

– Đăng ký kết hôn từ ngày 01/1/2016, cơ quan có thẩm quyền đăng ký kết hôn là Uỷ ban nhân dân cấp huyện.

Như vậy, nếu không đăng ký kết hôn tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì dù có đủ điều kiện kết hôn thì việc kết hôn đó không giá trị pháp lý. Và sẽ bị xử lý do kết hôn không đúng thẩm quyền.

Kết hôn không đúng thẩm quyền là gì
Kết hôn không đúng thẩm quyền là gì

Xử lý kết hôn không đúng thẩm quyền ra sao?

Theo Điều 13 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 thì: ” Trong trường hợp việc đăng ký kết hôn không đúng thẩm quyền thì khi có yêu cầu, cơ quan nhà nước có thẩm quyền thu hồi, hủy bỏ Giấy chứng nhận kết hôn theo quy định của pháp luật về hộ tịch và yêu cầu hai bên thực hiện lại việc đăng ký kết hôn tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Trong trường hợp này, quan hệ hôn nhân được xác lập từ ngày đăng ký kết hôn trước.”

Theo đó, cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ thực hiện thủ tục xử lý như sau:

Thu hồi, hủy bỏ giấy chứng nhận kết hôn không đúng thẩm quyền theo quy định của pháp luật hộ tịch

 Theo Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015 thì cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận kết hôn sẽ thu hồi, hủy Giấy chứng nhận kết hôn cấp không đúng thẩm quyền. Cụ thể, theo quy định tại Điều 69 Luật Hộ tịch 2014 :

“Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) thực hiện quản lý nhà nước về hộ tịch tại địa phương và có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:

…Thu hồi, hủy bỏ giấy tờ hộ tịch do Ủy ban nhân dân cấp huyện cấp trái quy định của Luật này,  trừ trường hợp kết hôn trái pháp luật.”

Và Điều 70 Luật Hộ tịch 2014 quy định:

“1. Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện quản lý nhà nước về hộ tịch tại địa phương và có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:

h) Thu hồi, hủy bỏ giấy tờ hộ tịch do Ủy ban nhân dân cấp xã cấp trái quy định của Luật này,  trừ trường hợp kết hôn trái pháp luật.”

Có thể thấy, theo quy định của pháp luật thay vì để chính cơ quan đã cấp Giấy chứng nhận kết hôn không đúng thẩm quyền tự thu hồi và hủy bỏ thì theo quy định của pháp luật chỉ cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận kết hôn cấp trên mới có quyền thu hồi, hủy bỏ Giấy chứng nhận không đúng thẩm quyền của cơ quan cấp dưới.

 Thực hiện lại việc đăng ký kết hôn do kết hôn không đúng thẩm quyền

Pháp luật quy định sau khi thực hiện việc xử lý kết hôn không đúng thẩm quyền, thì hai bên nam, nữ sẽ tiến hành thực hiện lại việc đăng ký kết hôn. Nhằm đảm bảo những quyền và lợi ích hợp pháp cho công dân, cũng như bảo toàn quyền, nghĩa vụ của vợ chồng. Thì khi thực hiện việc đăng ký lại Giấy chứng nhận kết hôn, quan hệ hôn nhân sẽ được tính từ ngày kết hôn trước.

Quy định này góp phần công nhận những lợi ích và nghĩa vụ chung của vợ chồng trước khi thực hiện đăng ký kết hôn đúng thẩm quyền. Và việc này cũng do bên các cơ quan nhà nước đã thực hiện sai quy định của pháp luật, trong khi đáng lẽ họ phải là người hướng dẫn để người dân thực hiện việc kết hôn đúng theo thẩm quyền. Nên không thể không công nhận ngày đăng ký kết hôn trước để không ảnh hưởng đến quan hệ hôn nhân của hai bên.

Khuyến nghị

Luật sư X tự hào là hệ thống công ty Luật cung cấp các dịch vụ pháp lý trên toàn quốc. Với vấn đề trên, công ty chúng tôi cung cấp dịch vụ kết hôn với người nước ngoài đảm bảo hiệu quả với chi phí hợp lý nhằm hỗ trợ tối đa mọi nhu cầu pháp lý của quý khách hàng, tránh các rủi ro phát sinh trong quá trình thực hiện.

Thông tin liên hệ

Luật sư 247 đã cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến vấn đề: “Kết hôn không đúng thẩm quyền là gì”. Ngoài ra, chúng tôi  có hỗ trợ dịch vụ pháp lý khác liên quan đến dịch vụ thám tử theo dõi chồng ngoại tình.  Hãy nhấc máy lên và gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833102102 để được đội ngũ Luật sư, luật gia giàu kinh nghiệm tư vấn, hỗ trợ, đưa ra giải đáp cho quý khách hàng.

Hoặc các kênh sau:
FaceBook: www.facebook.com/luatsux
Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux

Mời bạn xem thêm bài viết

Câu hỏi thường gặp

Trình tự, thủ tục xử lý việc đăng ký kết hôn không đúng thẩm quyền như thế nào?


Bước 1: Hủy bỏ giấy chứng nhận đăng ký kết hôn không đúng thẩm quyền theo quy định của pháp luật hộ tịch
Điều 69 Luật Hộ tịch năm 2014 quy định:
“Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) thực hiện quản lý nhà nước về hộ
tịch tại địa phương và có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
Thu hồi, hủy bỏ giấy tờ hộ tịch do Ủy ban nhân dân cấp huyện cấp trái quy định của Luật này…”
Điều 70 Luật Hộ tịch năm 2014 quy định:
“1. Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện quản lý nhà nước về hộ tịch tại địa phương; và có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
h) Thu hồi; hủy bỏ giấy tờ hộ tịch do Ủy ban nhân dân cấp xã cấp trái quy định của Luật này…”
Những quy định trên cho thấy chỉ có cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận kết hôn cấp trên mới có quyền thu hồi; hủy bỏ Giấy chứng nhận không đúng thẩm quyền của cơ quan cấp dưới.
Bước 2: Yêu cầu hai bên thực hiện lại việc đăng ký kết hôn tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền
Sau khi thu hồi; hủy bỏ Giấy chứng nhận kết hôn theo quy định của pháp luật về hộ tịch và yêu cầu hai bên thực hiện lại việc đăng ký kết hôn tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Trong trường hợp này, quan hệ hôn nhân được xác lập từ ngày đăng ý kết hôn trước. Quy định trên tạo cơ sở pháp lý cho việc khắc phục thiếu sót trong hoạt động đăng ký kết hôn của các cơ quan có thẩm quyền về hộ tịch. Đồng thời bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho vợ chồng.

Đăng ký kết hôn tại cơ quan có thẩm quyền nơi đăng ký tạm trú được không?

Theo khoản 4 Điều 5 Luật Hộ tịch 2014 quy định nguyên tắc đăng ký hộ tịch như sau:
“1. Tôn trọng và bảo đảm quyền nhân thân của cá nhân.
2. Mọi sự kiện hộ tịch của cá nhân phải được đăng ký đầy đủ, kịp thời, trung thực, khách quan và chính xác; trường hợp không đủ điều kiện đăng ký hộ tịch theo quy định của pháp luật thì người đứng đầu cơ quan đăng ký hộ tịch từ chối bằng văn bản và nêu rõ lý do.
3. Đối với những việc hộ tịch mà Luật này không quy định thời hạn giải quyết thì được giải quyết ngay trong ngày; trường hợp nhận hồ sơ sau 15 giờ mà không giải quyết được ngay thì trả kết quả trong ngày làm việc tiếp theo.
4. Mỗi sự kiện hộ tịch chỉ được đăng ký tại một cơ quan đăng ký hộ tịch có thẩm quyền theo quy định của Luật này.
Cá nhân có thể được đăng ký hộ tịch tại cơ quan đăng ký hộ tịch nơi thường trú, tạm trú hoặc nơi đang sinh sống. Trường hợp cá nhân không đăng ký tại nơi thường trú thì Ủy ban nhân dân cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp xã, Cơ quan đại diện nơi đã đăng ký hộ tịch cho cá nhân có trách nhiệm thông báo việc đăng ký hộ tịch đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cá nhân đó thường trú.
5. Mọi sự kiện hộ tịch sau khi đăng ký vào Sổ hộ tịch phải được cập nhật kịp thời, đầy đủ vào Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử.”
Bên cạnh đó, khoản 1 Điều 17 Luật Hộ tịch 2014 quy định thẩm quyền đăng ký kết hôn như sau:
1. Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của một trong hai bên nam, nữ thực hiện đăng ký kết hôn.
2. Giấy chứng nhận kết hôn phải có các thông tin sau đây:

a) Họ, chữ đệm và tên; ngày, tháng, năm sinh; dân tộc; quốc tịch; nơi cư trú; thông tin về giấy tờ chứng minh nhân thân của hai bên nam, nữ;
b) Ngày, tháng, năm đăng ký kết hôn;
c) Chữ ký hoặc điểm chỉ của hai bên nam, nữ và xác nhận của cơ quan đăng ký hộ tịch.
Tuy nhiên, theo khoản 1 Điều 10 Nghị định 123/2015/NĐ-CP quy định giấy tờ nộp và xuất trình khi đăng ký kết hôn như sau:
Người yêu cầu đăng ký kết hôn xuất trình giấy tờ theo quy định tại Khoản 1 Điều 2 của Nghị định này, nộp giấy tờ theo quy định tại Khoản 1 Điều 18 của Luật Hộ tịch khi đăng ký kết hôn tại Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc giấy tờ theo quy định tại Khoản 1 Điều 38 của Luật Hộ tịch khi đăng ký kết hôn tại Ủy ban nhân dân cấp huyện và nộp bản chính Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân theo quy định sau:
1. Trường hợp đăng ký kết hôn tại Ủy ban nhân dân cấp xã mà người yêu cầu đăng ký kết hôn không thường trú tại xã, phường, thị trấn nơi đăng ký kết hôn thì phải nộp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân do Ủy ban nhân dân cấp xã có thẩm quyền cấp theo quy định tại các Điều 21, 22 và 23 của Nghị định này.
Trường hợp đăng ký kết hôn tại Ủy ban nhân dân cấp huyện thì người yêu cầu đăng ký kết hôn đang cư trú ở trong nước phải nộp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân do Ủy ban nhân dân cấp xã có thẩm quyền cấp theo quy định tại các Điều 21, 22 và 23 của Nghị định này.
2. Trường hợp người yêu cầu đăng ký kết hôn đang công tác, học tập, lao động có thời hạn ở nước ngoài thì phải nộp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân do Cơ quan đại diện ngoại giao, Cơ quan đại diện lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài (sau đây gọi là Cơ quan đại diện) cấp.
Đối chiếu quy định trên, như vậy, về Uỷ ban nhân dân nơi hai bạn đăng ký thường trú ở nơi sinh để xin cấp giấy xác nhận tình trạng hôn nhân. Sau đó mới tiến hành thủ tục đăng ký kết hôn tại nơi thường trú hay tạm trú đều được.

5/5 - (1 bình chọn)

Comments are closed.