Điểm khác nhau giữa trưng dụng đất và thu hồi đất mới nhất

24/09/2021
Điểm khác nhau giữa trưng dụng đất và thu hồi đất mới nhất
1026
Views

Trong lĩnh vực đất đai thu hồi đất và trưng dụng đất đều là việc Nhà nước “lấy lại” đất nhưng có sự khác nhau trong hai trường hợp này. Việc sử dụng 2 khái niệm trưng dụng đất và thu hồi đất rất dễ gây nhầm lẫn và đánh đồng về nghĩa.

Mời bạn cùng tham khảo qua bài viết sau đây của Luật sư 247 để thấy được sự khác nhau giữa thu hồi đất và trưng dụng đất.

Căn cứ pháp lý

Luật đất đai năm 2013

Luật trưng mua, trưng dụng tài sài năm 2008

Nội dung tư vấn

Khái niệm

Căn cứ pháp lý tại khoản 11 Điều 3 Luật đất đai năm 2013; “thu hồi đất” được hiểu là trường hợp Nhà nước ra quyết định thu lại quyền sử dụng đất của hộ gia đình; cá nhân, tổ chức được Nhà nước trao quyền sử dụng đất; hoặc thu lại đất đang thuộc quyền sử dụng đất của người khác; nếu người này có hành vi vi phạm pháp luật về đất đai trong quá trình sử dụng đất.

Trưng dụng đất

Trưng dụng đất là biện pháp hành chính cho phép một cơ quan nhà nước trong một số trường hợp nhất định có thể tiến hành sử dụng quyền sử dụng đất của cá nhân; pháp nhân, tổ chức trong một thời hạn nhất định mà không phải trả các khoản phí cho các chủ thể đó; trừ trường hợp gây hại tới đất được trưng dụng; hoặc ảnh hưởng tới lợi ích của các chủ thể nêu trên mà cơ quan tiến hành trưng dụng đất mới phải thực hiện bồi thường thiệt hại.

Phân biệt

Tiêu chíThu hồi đấtTrưng dụng đất
Mục đích, căn cứ– Thu hồi đất theo nhu cầu của Nhà nước
– Thu hồi đương nhiên
– Do vi phạm pháp luật về đất đai
– Trong trường hợp thật cần thiết để thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, an ninh hoặc trong tình trạng chiến tranh, tình trạng khẩn cấp, phòng, chống thiên tai
Cách thức thực hiệnCơ quan có thẩm quyền ra quyết định hành chính bằng văn bảnCơ quan có thẩm quyền ra quyết định hành chính bằng văn bản (hoặc lời nói trong trường hợp khẩn cấp nhưng phải viết GXN)
Thẩm quyền thực hiện– UBND cấp tỉnh, cấp huyện
– UBND cấp tỉnh ủy quyền cho UBND cấp huyện trong một số trường hợp cụ thể
– Bộ trưởng BQP, BCA, GTVT, NNPTNT, BYT, BCT, TNMT, Chủ tịch UBND cấp tỉnh, cấp huyện có thẩm quyền quyết định
– Người có thẩm quyền trưng dụng đất không được phân cấp thẩm quyền cho người khác.
Hiệu lựcQuy định trong quyết định Từ thời điểm ban hành
Thời hạnVô thời hạn– Không quá 30 ngày kể từ khi quyết định trưng dụng có hiệu lực thi hành
– Trường hợp trong tình trạng chiến tranh, tình trạng khẩn cấp thì thời hạn trưng dụng được tính từ ngày ra quyết định đến không quá 30 ngày kể từ ngày bãi bỏ tình trạng chiến tranh, tình trạng khẩn cấp.
– Trường hợp hết thời hạn trưng dụng đất mà mục đích của việc trưng dụng chưa hoàn thành thì được gia hạn nhưng không quá 30 ngày.
Bồi thường thiệt hại– Có hoặc không
– Trường hợp không được đền bù quy định tại Điều 45 Luật đất đai
Nếu gây ra thiệt hại sẽ được đền bù
Hậu quả pháp lýChấm dứt quyền SDĐ của người sử dụngKhông làm chấm dứt QSDĐ, người bị trưng dụng sẽ được nhận lại quyền khi hết thời hạn trưng dụng.

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn của Luật sư 247 về nội dung “Điểm khác nhau giữa trưng dụng đất và thu hồi đất mới nhất”. Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống.

Nếu có thắc mắc và cần nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ của luật sư ; hãy liên hệ 0833.102.102

Mời bạn đọc tham khảo:

Trích lục khai tử và giấy chứng tử khác nhau thế nào?

Xác nhận tình trạng hôn nhân, xác nhận tình trạng độc thân

Câu hỏi liên quan

Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định thu hồi đất trong các trường hợp nào?

+ Thu hồi đất đối với hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư;
+ Thu hồi đất ở của người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam.

Trường hợp nào không được đền bù khi thu hồi đất?

Trường hợp thu hồi đất do có sự vi phạm về pháp luật đất đai và thu hồi đất do chấm dứt việc sử dụng đất theo pháp luật, tự nguyện trả lại đất, có nguy cơ đe dọa tính mạng con người

Trường hợp người sử dụng đất không chấp hành thì xử lý như thế nào?

Người quyết định trưng dụng đất ra quyết định cưỡng chế thi hành và tổ chức cưỡng chế thi hành hoặc giao cho Chủ tịch UBND cấp tỉnh, cấp huyện nơi có đất trưng dụng tổ chức cưỡng chế thi hành

Bản chất của việc trưng dụng đất là gì?

Việc trưng dụng đất không làm chấm dứt quyền sử dụng đất của người sử dụng. Người bị trưng dụng sẽ được nhận lại quyền này khi hết thời hạn trưng dụng

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Đất đai

Để lại một bình luận