Hiện nay, dịch vụ chuyển phát ngày càng trở nên phổ biến, góp phần thúc đẩy nền kinh tế thị trường phát triển. Khi đáp ứng được nhu cầu của khách hàng đem đến cho khách hàng sự trải nghiệm hàng hóa, dịch vụ tiện lợi, nhanh chóng. Câu hỏi đặt ra liệu dịch vụ chuyển phát có được xem là dịch vụ logistics theo thuật ngữ chuyên môn không?
Mời các bạn theo dõi đón đọc ngay bài biết dưới đây của Luật sư 247 để hiểu rõ quy định pháp luật về dịch vụ logistics cũng như giải đáp cho câu hỏi Dịch vụ chuyển phát có phải là dịch vụ logistics không? nhé!
Căn cứ pháp lý
Khái niệm dịch vụ logistics
Dịch vụ logistics là hoạt động thương mại, theo đó thương nhân tổ chức thực hiện một hoặc nhiều công việc bao gồm nhận hàng, vận chuyển, lưu kho, lưu bãi, làm thủ tục hải quan, các thủ tục giấy tờ khác, tư vấn khách hàng, đóng gói bao bì, ghi ký mã hiệu, giao hàng hoặc các dịch vụ khác có liên quan đến hàng hóa theo thỏa thuận với khách hàng để hưởng thù lao. Dịch vụ logistics được phiên âm theo tiếng Việt là dịch vụ lô-gi-stíc.
Điều kiện kinh doanh dịch vụ logistics
Theo quy định tại Điều 4 Nghị định số 163/2017/NĐ-CP, điều kiện kinh doanh dịch vụ logistics gồm:
“1. Thương nhân kinh doanh các dịch vụ cụ thể thuộc dịch vụ logistics quy định tại Điều 3 Nghị định này phải đáp ứng các điều kiện đầu tư, kinh doanh theo quy định của pháp luật đối với dịch vụ đó.
2. Thương nhân tiến hành một phần hoặc toàn bộ hoạt động kinh doanh logistics bằng phương tiện điện tử có kết nối mạng Internet, mạng viễn thông di động hoặc các mạng mở khác, ngoài việc phải đáp ứng theo quy định của pháp luật đối với các dịch vụ cụ thể quy định tại Điều 3 Nghị định này, còn phải tuân thủ các quy định về thương mại điện tử.
3. Điều kiện đối với nhà đầu tư nước ngoài kinh doanh dịch vụ logistics:
Ngoài việc đáp ứng các điều kiện, quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này, nhà đầu tư nước ngoài thuộc nước, vùng lãnh thổ là thành viên Tổ chức Thương mại Thế giới được cung cấp dịch vụ logistics theo các điều kiện sau:
a) Trường hợp kinh doanh dịch vụ vận tải hàng hóa thuộc dịch vụ vận tải biển (trừ vận tải nội địa):
– Được thành lập các công ty vận hành đội tàu treo cờ Việt Nam hoặc góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp trong doanh nghiệp, trong đó tỷ lệ vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài không quá 49%. Tổng số thuyền viên nước ngoài làm việc trên các tàu treo cờ quốc tịch Việt Nam (hoặc được đăng ký ở Việt Nam) thuộc sở hữu của các công ty này tại Việt Nam không quá 1/3 định biên của tàu. Thuyền trưởng hoặc thuyền phó thứ nhất phải là công dân Việt Nam.
– Công ty vận tải biển nước ngoài được thành lập doanh nghiệp hoặc góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp trong doanh nghiệp.
b) Trường hợp kinh doanh dịch vụ xếp dỡ container thuộc các dịch vụ hỗ trợ vận tải biển (có thể dành riêng một số khu vực để cung cấp các dịch vụ hoặc áp dụng thủ tục cấp phép tại các khu vực này), được thành lập doanh nghiệp hoặc góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp trong doanh nghiệp, trong đó tỷ lệ vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài không quá 50%. Nhà đầu tư nước ngoài được phép thành lập hiện diện thương mại tại Việt Nam dưới hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh.
c) Trường hợp kinh doanh dịch vụ xếp dỡ container thuộc các dịch vụ hỗ trợ mọi phương thức vận tải, trừ dịch vụ cung cấp tại các sân bay, được thành lập doanh nghiệp hoặc góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp trong doanh nghiệp, trong đó tỷ lệ vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài không quá 50%.
d) Trường hợp kinh doanh dịch vụ thông quan thuộc dịch vụ hỗ trợ vận tải biển, được thành lập doanh nghiệp hoặc góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp trong doanh nghiệp, trong đó có vốn góp của nhà đầu tư trong nước. Nhà đầu tư nước ngoài được phép thành lập hiện diện thương mại tại Việt Nam dưới hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh.
đ) Trường hợp kinh doanh các dịch vụ khác, bao gồm các hoạt động sau: Kiểm tra vận đơn, dịch vụ môi giới vận tải hàng hóa, kiểm định hàng hóa, dịch vụ lấy mẫu và xác định trọng lượng; dịch vụ nhận và chấp nhận hàng; dịch vụ chuẩn bị chứng từ vận tải, được thành lập doanh nghiệp hoặc góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp trong doanh nghiệp, trong đó có vốn góp của nhà đầu tư trong nước.
e) Trường hợp kinh doanh dịch vụ vận tải hàng hóa thuộc dịch vụ vận tải đường thủy nội địa, dịch vụ vận tải hàng hóa thuộc dịch vụ vận tải đường sắt, được thành lập doanh nghiệp hoặc góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp trong doanh nghiệp, trong đó tỷ lệ vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài không quá 49%.
g) Trường hợp kinh doanh dịch vụ vận tải hàng hóa thuộc dịch vụ vận tải đường bộ, được thực hiện thông qua hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh hoặc được thành lập doanh nghiệp hoặc góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp trong doanh nghiệp, trong đó tỷ lệ vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài không quá 51%. 100% lái xe của doanh nghiệp phải là công dân Việt Nam.
h) Trường hợp kinh doanh dịch vụ vận tải hàng không thực hiện theo quy định của pháp luật về hàng không.
i) Trường hợp kinh doanh dịch vụ phân tích và kiểm định kỹ thuật
– Đối với những dịch vụ được cung cấp để thực hiện thẩm quyền của Chính phủ được thực hiện dưới hình thức doanh nghiệp trong đó có vốn góp của nhà đầu tư trong nước sau ba năm hoặc dưới hình thức doanh nghiệp trong đó không hạn chế vốn góp nhà đầu tư nước ngoài sau năm năm, kể từ khi nhà cung cấp dịch vụ tư nhân được phép kinh doanh các dịch vụ đó.
– Không được kinh doanh dịch vụ kiểm định và cấp giấy chứng nhận cho các phương tiện vận tải.
– Việc thực hiện dịch vụ phân tích và kiểm định kỹ thuật bị hạn chế hoạt động tại các khu vực địa lý được cơ quan có thẩm quyền xác định vì lý do an ninh quốc phòng.
4. Trường hợp nhà đầu tư nước ngoài thuộc đối tượng áp dụng của các điều ước quốc tế có quy định khác nhau về điều kiện kinh doanh dịch vụ logistics, nhà đầu tư được lựa chọn áp dụng điều kiện đầu tư quy định tại một trong các điều ước đó.”
Phân loại dịch vụ logistics
Theo quy định tại Điều 3 Nghị định số 163/2017/NĐ-CP, dịch vụ logistics được cung cấp bao gồm:
1. Dịch vụ xếp dỡ container, trừ dịch vụ cung cấp tại các sân bay;
2. Dịch vụ kho bãi container thuộc dịch vụ hỗ trợ vận tải biển;
3. Dịch vụ kho bãi thuộc dịch vụ hỗ trợ mọi phương thức vận tải;
4. Dịch vụ chuyển phát;
5. Dịch vụ đại lý vận tải hàng hóa;
6. Dịch vụ đại lý làm thủ tục hải quan (bao gồm cả dịch vụ thông quan);
7. Dịch vụ khác, bao gồm các hoạt động sau: kiểm tra vận đơn, dịch vụ môi giới vận tải hàng hóa, kiểm định hàng hóa, dịch vụ lấy mẫu và xác định trọng lượng; dịch vụ nhận và chấp nhận hàng; dịch vụ chuẩn bị chứng từ vận tải;
8. Dịch vụ hỗ trợ bán buôn, hỗ trợ bán lẻ bao gồm cả hoạt động quản lý hàng lưu kho, thu gom, tập hợp, phân loại hàng hóa và giao hàng;
9. Dịch vụ vận tải hàng hóa thuộc dịch vụ vận tải biển;
10. Dịch vụ vận tải hàng hóa thuộc dịch vụ vận tải đường thủy nội địa;
11. Dịch vụ vận tải hàng hóa thuộc dịch vụ vận tải đường sắt;
12. Dịch vụ vận tải hàng hóa thuộc dịch vụ vận tải đường bộ;
13. Dịch vụ vận tải hàng không;
14. Dịch vụ vận tải đa phương thức;
15. Dịch vụ phân tích và kiểm định kỹ thuật;
16. Các dịch vụ hỗ trợ vận tải khác;
17. Các dịch vụ khác do thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics và khách hàng thỏa thuận phù hợp với nguyên tắc cơ bản của Luật Thương mại.
Như vậy, dịch vụ chuyển phát là dịch vụ logistics được pháp luật quy định cụ thể tại Nghị định 163/2017/NĐ-CP
Mời bạn xem thêm:
- Nộp hồ sơ bảo hiểm xã hội bao lâu thì có tiền?
- Thủ tục cấp lại sổ bảo hiểm xã hội bị sai thông tin quy định
- Rút bảo hiểm xã hội có cần sổ hộ khẩu không?
Thông tin liên hệ:
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về “Dịch vụ chuyển phát có phải là dịch vụ logistics không?″. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi mang đến có thể đem lại kiến thức có ích cho độc giả! Nếu quý khách có nhu cầu soạn thảo mẫu đơn xin tạm ngừng kinh doanh; thủ tục thành lập công ty; cách tra số mã số thuế cá nhân, nghị quyết hướng dẫn phạm tội lần đầu, đổi tên cha mẹ trong giấy khai sinh hoặc tìm hiểu về chính sách ưu đãi xây dựng nhà ở xã hội, hoàn thuế gtgt cho chi nhánh hạch toán phụ thuộc mời quý khách hàng liên hệ đến hotline Luật sư 247 để được tiếp nhận.
Liên hệ hotline: 0833.102.102.
Facebook: www.facebook.com/luatsux
Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Theo quy định, hợp đồng dịch vụ logistics là sự thỏa giữa doanh nghiệp cung cấp dịch vụ với khách hàng. Vì thế theo Bộ luật dân sự đây là loại hợp đồng, nhưng có thể thực hiện hợp đồng dịch vụ dưới những hình thức sau: thể hiện bằng lời nói, được thoả thuận bằng văn bản hoặc xác lập bằng hành vi cụ thể (theo khoản 1 Điều 74 Luật Thương mại năm 2005).
Thương mại điện tử giữ vai trò tăng cường phục hồi cho logistics, trong khi logistics là một phần không thể thiếu trong chuỗi cung ứng của thương mại điện tử. Trong đợt dịch bệnh vừa qua thì việc thay đổi về phương thức logistics trong thương mại điện tử sẽ có tác động mạnh mẽ giúp phục hồi thúc đẩy ngành logistics phát huy hiệu quả hơn.
Logistics là chuỗi những hoạt động liên quan đến hoạt động thương mại và vận chuyển hàng hoá. Logistics gồm những hoạt động sau:
Chu trình thứ nhất Inbound Logistics (Logistics đầu vào): chu trình này của logistics gồm những hoạt động tiếp nhận và lưu trữ hàng hoá vật liệu đầu vào từ bên cung cấp, giai đoạn này yêu cầu đảm bảo yếu tố đầu vào, tiết kiệm thời gian và chi phí.
Chu trình thứ hai Outbound Logistics (Logistics đầu ra): chu trình tiếp theo của logistics bao gồm hoạt động lưu trữ kho bãi, phân phối sản phẩm đến các đơn vị nhỏ lẻ… giai đoạn này giúp tối ưu về thời gian, địa điểm.
Chu trình thứ ba Reverse Logistics (Logistics ngược): giai đoạn cuối của logistics gồm các hoạt động thu hồi sản phẩm lỗi, phế phẩm.. phát sinh sau giai đoạn phân phối sản phầm để giúp doanh nghiệp tái chế và xử lý sẩn phẩm.