Đèn tín hiệu xanh nhưng cảnh sát giao thông ra hiệu lệnh dừng lại thì chấp hành hiệu lệnh nào?

05/07/2022
Đèn tín hiệu xanh nhưng cảnh sát giao thông ra hiệu lệnh dừng lại thì chấp hành hiệu lệnh nào?
445
Views

“Chào Luật sư, tôi đang học lái xe nhưng chưa hiểu rõ về luật giao thông đường bộ và hệ thống báo hiệu đường bộ nên tôi có một thắc mắc mong muốn được hỏi như sau: Đèn tín hiệu xanh nhưng cảnh sát giao thông ra hiệu lệnh dừng lại thì chấp hành hiệu lệnh nào? Mong được luật sư giải đáp!”

Cảm ơn bạn đã quan tâm và gửi câu hỏi cho chúng tôi. Để có câu trả lời thì mời bạn theo dõi bài viết dưới đây của Luật sư 247 nhé!

Căn cứ pháp lý

Đèn tín hiệu xanh nhưng cảnh sát giao thông ra hiệu lệnh dừng lại thì chấp hành hiệu lệnh nào?

Theo quy định tại Khoản 1,2 Điều 11 Luật giao thông đường bộ 2008 về chấp hành báo hiệu đường bộ như sau:

“Điều 11. Chấp hành báo hiệu đường bộ

1. Người tham gia giao thông phải chấp hành hiệu lệnh và chỉ dẫn của hệ thống báo hiệu đường bộ.

2. Khi có người điều khiển giao thông thì người tham gia giao thông phải chấp hành hiệu lệnh của người điều khiển giao thông.

3. Tại nơi có biển báo hiệu cố định lại có báo hiệu tạm thời thì người tham gia giao thông phải chấp hành hiệu lệnh của báo hiệu tạm thời.

4. Tại nơi có vạch kẻ đường dành cho người đi bộ, người điều khiển phương tiện phải quan sát, giảm tốc độ và nhường đường cho người đi bộ; xe lăn của người khuyết tật qua đường.

Những nơi không có vạch kẻ đường cho người đi bộ, người điều khiển phương tiện phải quan sát, nếu thấy người đi bộ, xe lăn của người khuyết tật đang qua đường thì phải giảm tốc độ, nhường đường cho người đi bộ, xe lăn của người khuyết tật q

Như vậy, theo quy định này thì người tham gia giao thông phải chấp hành hiệu lệnh và chỉ dẫn của hệ thống báo hiệu đường bộ. Trường hợp, khi tham gia giao thông có người điều khiển giao thông thì bắt buộc phải chấp hành hiệu lệnh của người điều khiển giao thông. Do đó, trường hợp của bạn mặc dù có đèn xanh nhưng cảnh sát giao thông đã có hiệu lệnh dừng xe thì bạn bắt buộc phải dừng xe. Nếu vi phạm bạn có thể sẽ bị xử phạt theo quy định.

Mức xử phạt lỗi không chấp hành hiệu lệnh của cảnh sát giao thông

Theo quy định của Nghị định 100/2019/NĐ-CP mức xử phạt đối với người điều khiển xe không chấp hành hiệu lệnh, hướng dẫn của người điều khiển giao thông hoặc người kiểm soát giao thông như sau:

Đối với người điều khiển xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô

 Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng; Người điều khiển xe còn bị áp dụng hình thức phạt bổ sung là tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng. Nếu thực hiện hành vi trên mà gây tai nạn giao thông thì bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng.

Đối với người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy

Phạt tiền từ 600.000 đồng đến 1.000.000 đồng; Người điều khiển xe còn bị áp dụng hình thức phạt bổ sung là tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng. Nếu thực hiện hành vi trên mà gây tai nạn giao thông thì bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng.

Đối với người điều khiển máy kéo, xe máy chuyên dùng

Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng; Người điều khiển xe còn bị áp dụng hình thức phạt bổ sung là bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe (khi điều khiển máy kéo), chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ (khi điều khiển xe máy chuyên dùng) từ 01 tháng đến 03 tháng.

Nếu thực hiện hành vi trên mà gây tai nạn giao thông thì bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe (khi điều khiển máy kéo), chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ (khi điều khiển xe máy chuyên dùng) từ 02 tháng đến 04 tháng.

Đối với người điều khiển xe đạp, xe đạp máy (kể cả xe đạp điện), người điều khiển xe thô sơ khác

Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng.

  • Đối với người đi bộ

Phạt tiền từ 60.000 đồng đến 100.000 đồng.

  • Đối với người điều khiển, dẫn dắt súc vật, điều khiển xe súc vật kéo

Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng.

Ý nghĩa các hiệu lệnh của người điều khiển giao thông như thế nào?

Tại Khoản 2 Điều 10 Luật Giao thông đường bộ 2008 có quy định về hiệu lệnh của người điều khiển giao thông như sau:

Ý nghĩa các hiệu lệnh của người điều khiển giao thông như thế nào?
Ý nghĩa các hiệu lệnh của người điều khiển giao thông như thế nào?

2. Hiệu lệnh của người điều khiển giao thông quy định như sau:

a) Tay giơ thẳng đứng để báo hiệu cho người tham gia giao thông ở các hướng dừng lại;

b) Hai tay hoặc một tay dang ngang để báo hiệu cho người tham gia giao thông ở phía trước và ở phía sau người điều khiển giao thông phải dừng lại; người tham gia giao thông ở phía bên phải và bên trái của người điều khiển giao thông được đi;

c) Tay phải giơ về phía trước để báo hiệu cho người tham gia giao thông ở phía sau và bên phải người điều khiển giao thông phải dừng lại; người tham gia giao thông ở phía trước người điều khiển giao thông được rẽ phải; người tham gia giao thông ở phía bên trái người điểu khiển giao thông được đi tất cả các hướng; người đi bộ qua đường phải đi sau lưng người điều khiển giao thông.

Thứ tự ưu tiên của hiệu lệnh giao thông

Thứ tự ưu tiên của hiệu lệnh giao thông được quy định tại Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 41:2019/BGTVT. Cụ thể tại điều 4 của nghị định này quy định rõ:

Khi đồng thời bố trí các hình thức báo hiệu có ý nghĩa khác nhau cùng ở một khu vực, người tham gia giao thông phải chấp hành loại hiệu lệnh theo thứ tự như sau:

– Hiệu lệnh của người điều khiển giao thông;

– Hiệu lệnh của đèn tín hiệu;

– Hiệu lệnh của biển báo hiệu;

– Hiệu lệnh của vạch kẻ đường và các dấu hiệu khác trên mặt đường.

Khi ở một vị trí đã có biển báo hiệu đặt cố định lại có biển báo hiệu khác đặt có tính chất tạm thời mà hai biển có ý nghĩa khác nhau thì người tham gia giao thông phải chấp hành hiệu lệnh của biển báo hiệu có tính chất tạm thời. Biển có tính chất tạm thời là biển sử dụng mang tính tình huống; nhằm tổ chức điều khiển giao thông có tính chất ngắn hạn như trong các sự kiện; sự cố giao thông hay sử dụng trong quá trình thi công hoặc sửa chữa đường.

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn về “Đèn tín hiệu xanh nhưng cảnh sát giao thông ra hiệu lệnh dừng lại thì chấp hành hiệu lệnh nào?”. Mong rằng các kiến thức trên có thể giúp ích cho bạn trong cuộc sồng hằng ngày. Hãy theo dõi chúng tôi để biết thêm nhiều kiến thức bổ ích. Và nếu quý khách có nhu cầu tìm hiểu về thủ tục cấp hộ chiếu tại Việt Nam; dịch vụ công chứng tại nhà,… mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.

Liên hệ hotline: 0833102102. Hoặc bạn có thể tham khảo thêm các kênh sau:

Mời bạn xem thêm

Câu hỏi thường gặp

Người điều khiển giao thông là gì?

Người điều khiển giao thông là cảnh sát giao thông; người được giao nhiệm vụ hướng dẫn giao thông tại nơi thi công, nơi ùn tắc giao thông, ở bến phà, tại cầu đường bộ đi chung với đường sắt.
Những người này phải đeo băng đỏ rộng 10cm ở giữa cánh tay phải khi thực hiện nhiệm vụ.

Hệ thống báo hiệu đường bộ bao gồm những gì?

Tại Điều 10 Luật Giao thông đường bộ 2008 có quy định về hệ thống báo hiệu đường bộ như sau:
1. Hệ thống báo hiệu đường bộ gồm hiệu lệnh của người điều khiển giao thông; tín hiệu đèn giao thông, biển báo hiệu, vạch kẻ đường, cọc tiêu hoặc tường bảo vệ, rào chắn.

Hệ thống báo hiệu đường bộ nào có hiệu lực cao nhất?

Hiệu lệnh của cảnh sát giao thông có hiệu lực cao nhất, bắt buộc người điều khiển phương tiện phải chấp hành. Kể cả trong trường hợp hiệu lệnh trái với chỉ dẫn của vạch kẻ đường, biển báo hay đèn tín hiệu, người lái vẫn phải ưu tiên chấp hành theo hiệu lệnh của CSGT.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Giao thông

Comments are closed.