Để lại di chúc cho con riêng có được Luật công nhận không?

24/05/2022
Để lại di chúc cho con riêng có được Luật công nhận không
506
Views

Chào Luật sư, vì một lần ngoài ý muốn lúc trẻ mà tôi có con riêng bên ngoài. Hiện tại, mẹ của con riêng của tôi đã mất nên cuộc sống của cháu cũng rất chật vật. Tôi có ý định để lại di chúc chia tiền cho con riêng. Như vậy Luật có quy định về việc này không? Cần có điều kiện kèm theo nào hay không? Để lại di chúc cho con riêng có được Luật công nhận không? Mong Luật sư tư vấn giúp tôi. Tôi xin chân thành cảm ơn Luật sư.

Ở mỗi giai đoạn lịch sử, hình thái gia đình hạt nhân là nhân tố tạo nên cấu trúc xã hội sẽ thay đổi phù hợp với hoàn cảnh khách quan. Vì vậy, hiện nay một gia đình đơn thuần không chỉ có vợ, chồng, con chung mà còn bao gồm cả con riêng của vợ hoặc chồng. Khi xã hội nảy sinh mối quan hệ bố dượng, mẹ kế và con riêng thì các quy pháp luật mới được quy định để điều chỉnh, trong đó phải kể đến pháp luật về thừa kế. Để lại di chúc cho con riêng có được Luật công nhận không? Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu nhé.

Căn cứ pháp lý

Quy định của pháp luật về thừa kế

Theo quy định tại Bộ luật Dân sự, thừa kế là việc chuyển dịch tài sản của người đã chết cho người còn sống, tài sản để lại được gọi là di sản. Thừa kế được chia thành thừa kế theo pháp luật và thừa kế theo di chúc.

Thừa kế theo di chúc là việc chuyển dịch tài sản thừa kế của người đã chết cho người còn sống theo sự định đoạt của người đó khi còn sống. Thừa kế theo di chúc được quy định tại chương XXII của Bộ luật dân sự năm 2015.

Thừa kế theo pháp luật là việc dịch chuyển tài sản thừa kế của người đã chết cho người sống theo quy định của pháp luật nếu người chết không để lại di chúc; hoặc để lại di chúc nhưng di chúc không hợp pháp. Thừa kế theo pháp luật được quy định tại chương XXIII của Bộ luật dân sự năm 2015.

Để lại di chúc cho con riêng có được Luật công nhận không
Để lại di chúc cho con riêng có được Luật công nhận không

Di chúc là gì?

Theo quy định tại Điều 624 Bộ luật Dân sự năm 2015:

Di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết.

Như vậy, di chúc chính là ý chí của người để lại di sản, được pháp luật tôn trọng. Theo quy định trên thì chỉ khi người để lại di chúc chết thì di chúc mới có hiệu lực. Đồng thời, thời điểm người có tài sản chết thì Điều 611 Bộ luật Dân sự định nghĩa đây là thời điểm mở thừa kế.

Điều kiện về di chúc được Luật quy định thế nào?

Để di chúc có hiệu lực thì đây phải là di chúc hợp pháp. Về điều kiện hợp pháp của di chúc, Điều 630 Bộ luật Dân sự quy định:

Điều kiện về người lập di chúc

  • Người thành niên được quyền lập di chúc khi minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc, không bị lừa dối, đe dọa, cưỡng ép;
  • Người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi lập di chúc nếu được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý về việc lập di chúc và phải lập bằng văn bản.
  • Người bị hạn chế về thể chất hoặc không biết chữ thì phải được người làm chứng lập thành văn bản và có công chứng hoặc chứng thực.

Điều kiện về di sản và người hưởng di sản

Di sản nêu trong di chúc phải còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế. Nếu di sản để lại cho người thừa kế chỉ còn một phần thì phần di chúc về phần di sản còn lại vẫn có hiệu lực.

Tổ chức, cơ quan được chỉ định là người thừa kế phải tồn tại vào thời điểm mở thừa kế. Ngược lại, người thừa kế theo di chúc chết trước hoặc cùng thời điểm với người lập di chúc thì di chúc không còn hiệu lực toàn bộ hoặc một phần.

Điều kiện về nội dung của di chúc

Nội dung di chúc không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội và gồm: Ngày, tháng, năm lập di chúc; họ, tên và nơi cư trú của người lập di chúc; họ và tên người, tổ chức được hưởng di sản; di sản để lại và nơi có di sản…

Điều kiện về hình thức của di chúc

Đây được coi là một điều kiện trong trường hợp pháp luật quy định. Theo đó, di chúc phải được lập bằng văn bản. Nếu không thể lập di chúc bằng văn bản thì mới lập di chúc miệng.

Như vậy, chỉ khi người để lại di chúc chết; và di chúc hợp pháp tại thời điểm mở thừa kế thì di chúc mới có hiệu lực.

Để lại di chúc cho con riêng có được Luật công nhận không?

Theo quy định tại Điều 654 BLDS 2015, nếu con riêng và bố dượng, mẹ kế có quan hệ chăm sóc, nuôi dưỡng nhau như cha con, mẹ con thì được thừa kế di sản của nhau và còn được thừa kế di sản theo quy định về diện thừa kế theo pháp luật và thừa kế thế vị.

Theo đó, thứ nhất con riêng của bố dượng, mẹ kế có quyền được hưởng thừa kế theo hàng thừa kế thứ nhất theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 651 BLDS 2015. Bởi lẽ, khi họ đã chăm sóc, nuôi dưỡng bố dượng, mẹ kế và xem như bố mẹ ruột của mình, thì theo hướng ngược lại họ được công nhận như là con đẻ của bố dượng, mẹ kế.

Thứ hai, con riêng cũng có quyền để thừa kế thế vị theo quy định tại Điều 652 BLDS 2015. Trường hợp này được hiểu rằng nếu con riêng của bố dượng, mẹ kế để lại di sản chết trước hoặc cùng một thời điểm với họ thì cháu được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của cháu được hưởng nếu còn sống; nếu cháu cũng chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì chắt được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của chắt được hưởng nếu còn sống.

Để lại di chúc cho con riêng có được Luật công nhận không
Để lại di chúc cho con riêng có được Luật công nhận không

Di chúc phát sinh hiệu lực khi nào?

Theo Điều 643 Bộ luật Dân sự quy định:

1. Di chúc có hiệu lực từ thời điểm mở thừa kế.

2. Di chúc không có hiệu lực toàn bộ hoặc một phần trong trường hợp sau đây:

a) Người thừa kế theo di chúc chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc;

b) Cơ quan, tổ chức được chỉ định là người thừa kế không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế.

…………………………….

5. Khi một người để lại nhiều bản di chúc đối với một tài sản thì chỉ bản di chúc sau cùng có hiệu lực.

Theo đó chỉ khi mở thừa kế thì di chúc mới có hiệu lực; nghĩa là khi người để lại di chúc chết.

Có thể bạn quan tâm

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn của Luật sư 247 về vấn đề “Để lại di chúc cho con riêng có được Luật công nhận không?“. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, Đăng ký mã số thuế cá nhân; giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến tờ khai cấp bản sao trích lục hộ tịch; tạm ngừng kinh doanh; thành lập công ty…. của Luật Sư, hãy liên hệ: 0833.102.102.

Hoặc qua các kênh sau:

Facebook: www.facebook.com/luatsux
Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux

Câu hỏi thường gặp

Hồ sơ đăng ký thừa kế quyền sử dụng đất được quy định thế nào?

Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Các giấy tờ về thừa kế (Di chúc, văn bản khai nhận di sản thừa kế có công chứng).
Giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất hoặc một trong các loại giấy tờ về quyền sử dụng đất của người để lại di sản.
Giấy chứng tử.
Tờ khai nộp thuế chuyển quyền sử dụng đất và tờ khai nộp lệ phí trước bạ nhà đất.
Giấy tờ khác (chứng minh nhân dân, sổ hộ khẩu của hai bên…).

Quyền thừa kế của con riêng theo di chúc thế nào?

 Di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác, là ý nguyện, lời trăng trối cuối cùng của họ muốn định đoạt tài sản của mình sau khi qua đời. Vì vậy, người bố dượng, mẹ kế có quyền chỉ định con riêng là người thừa kế và được quyền hưởng một phần hoặc toàn bộ di sản theo ý chí của họ, được thể hiện trong di chúc. Do đó, trường hợp này người con riêng có quyền được hưởng thừa kế di sản của bố dượng, mẹ kế.

Khi có tranh chấp liên quan đến lập di chúc cho con riêng thì ai giải quyết?

Trình tự, thủ tục giải quyết tại Tòa án được điều chỉnh bởi pháp luật về tố tụng dân sự:

5/5 - (2 bình chọn)
Chuyên mục:
Chưa phân loại

Comments are closed.