Dây điện rơi làm chết người ai chịu trách nhiệm?

14/08/2022
Dây điện rơi làm chết người ai chiu trách nhiệm?
1021
Views

Chào Luật sư, xóm tôi vừa qua có một sự kiện chấn động. Hàng xóm của tôi bị dây điện rơi trúng trên đường đi thăm ruộng về. Không biết nếu bị dây điện rơi trúng làm chết người thì ai sẽ là người chịu trách nhiệm? Dây điện rơi làm chết người ai chiu trách nhiệm? Dây điện rơi làm chết người có được bồi thường không? Dây điện rơi làm chết người thì xử lý như thế nào? Mong Luật sư tư vấn giúp tôi. Tôi xin chân thành cảm ơn Luật sư.

Dây điện rơi làm chết người ai chiu trách nhiệm?

Theo luật sư Huỳnh Công Thư (Đoàn Luật sư tỉnh Long An), cái chết của 2 học sinh là do đường dây điện trung thế bị đứt khi trời mưa nên nạn nhân bị điện giật. Thoạt nhìn thì sự cố này do thiên nhiên, không phải con người gây ra, nguyên nhân ngoài ý muốn. Tuy nhiên, điện là nguồn nguy hiểm cao độ đối với con người và tài sản nên pháp luật có những quy định chặt chẽ, khắt khe về an toàn vận hành mạng lưới cung cấp điện. Ngành điện tỉnh Long An là cơ quan chịu trách nhiệm trong việc vận hành, cung cấp điện dân dụng cho khu vực.

“Với chức năng, nhiệm vụ, năng lực, trình độ kỹ thuật của các công nhân, kỹ thuật và kỹ sư của mình, ngành điện Long An hoàn toàn có khả năng bảo đảm an toàn cho tính mạng và tài sản của công dân ngay cả trong mùa mưa bão. Luật Điện lực cũng quy định hết sức rõ ràng vai trò, trách nhiệm của ngành điện trong hoạt động sản xuất – kinh doanh ngành đặc thù này. Pháp luật hình sự cũng quy định các hành vi vi phạm trong an toàn vận hành công trình điện lực có bao gồm hành vi lắp các thiết bị điện hoặc thi công đường điện không bảo đảm an toàn hoặc các hành vi khác gây mất an toàn vận hành công trình điện lực theo quy định của pháp luật thuộc trường hợp làm chết 2 người như trong trường hợp này sẽ bị phạt tù từ 2 năm đến 7 năm (điều 314 khoản 2 Bộ Luật Hình sự 2015, sửa đổi 2017). Đồng thời, chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra ngay cả khi không có lỗi” – ông Thư nói.

Dây điện rơi làm chết người ai chiu trách nhiệm?
Dây điện rơi làm chết người ai chiu trách nhiệm?

Hành vi trộm vật liệu thi công đường dây điện bị phạt bao nhiêu năm tù?

Hành vi trộm vật liệu thi công đường dây điện là tội trộm cắp tài sản. Các khung hình phạt tội này được quy định tại Điều 173 BLHS 2015, sửa đổi bổ sung 2017 như sau:

Khung 1

Người nào trộm cắp tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm;

b) Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 174, 175 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;

c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;

d) Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ;

đ) Tài sản là di vật, cổ vật.

Khung 2

 Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

a) Có tổ chức;

b) Có tính chất chuyên nghiệp;

c) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;

d) Dùng thủ đoạn xảo quyệt, nguy hiểm;

đ) Hành hung để tẩu thoát;

e) Tài sản là bảo vật quốc gia;

g) Tái phạm nguy hiểm.

Khung 3

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:

a) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;

b) Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh.

Khung 4

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm:

a) Chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên;

b) Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp.

Hình phạt bổ sung

Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng

Xử phạt hành chính hành vi trộm vật liệu thi công đường dây điện

Theo quy định tại Điều 15 Nghị định 167/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình, đối với hành vi trộm cắp tài sản có thể bị xử phạt hành chính từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng.

Dây điện rơi làm chết người ai chiu trách nhiệm?
Dây điện rơi làm chết người ai chiu trách nhiệm?

Bẫy chuột bằng dây điện gây chết người xử lý như thế nào?

Căn cứ Điều 59 Luật điện lực năm 2004 quy định về sử dụng điện làm phương tiện bảo vệ trực tiếp như sau:

1. Sử dụng điện làm phương tiện bảo vệ trực tiếp là dùng nguồn điện có mức điện áp thích hợp đấu nối trực tiếp vào hàng rào, vật cản, vật che chắn của khu vực được bảo vệ (sau đây gọi chung là hàng rào điện) để ngăn cản việc xâm phạm khu vực được bảo vệ và phát tín hiệu báo động cho người bảo vệ khu vực đó biết.

2. Sử dụng điện làm phương tiện bảo vệ trực tiếp chỉ được thực hiện khi sử dụng các biện pháp bảo vệ khác không hiệu quả và phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép.

3. Hàng rào điện phải được thiết kế, lắp đặt tránh được mọi tiếp xúc ngẫu nhiên đối với người và gia súc, có biển báo nguy hiểm, không gây ảnh hưởng tới hoạt động của hệ thống điện, không gây nguy hiểm cho khu vực lân cận và môi trường sống. Người quản lý, sử dụng hàng rào điện phải được đào tạo, huấn luyện chuyên môn, nghiệp vụ về điện.

…”

Căn cứ khoản 7 Điều 7 Luật điện lực năm 2004 quy định về các hành vi bị cấm trong hoạt động điện lực và sử dụng điện như sau:

“… 7. Sử dụng điện để bẫy, bắt động vật hoặc làm phương tiện bảo vệ, trừ trường hợp được quy định tại Điều 59 của Luật này.

Như vậy, hành vi sử dụng điện để bẫy, bắt động vật hoặc làm phương tiện bảo vệ mà không được phép của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thì đều là hành vi bị nghiêm cấm.

Về trách nhiệm hình sự: Tại mục 12 Phần I Công văn số 81/2002/TANDTC ngày 10/6/2002 của Tòa án nhân dân tối cao về việc giải đáp các vấn đề nghiệp vụ, hướng dẫn quy định:

– Trường hợp 1: Đối với trường hợp sử dụng điện trái phép để chống trộm cắp mà làm chết người thì người phạm tội phải bị xét xử về tội giết người. (Điều 123 BLHS năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017)

– Trường hợp 2: Đối với trường hợp sử dụng điện trái phép để diệt chuột, chống súc vật phá hoại mùa màng thì cần phân biệt như sau:

TH2.1: Nếu người sử dụng điện mắc điện ở nơi có nhiều người qua lại (cho dù có làm biển báo hiệu), biết việc mắc điện trong trường hợp này là nguy hiểm đến tính mạng con người, nhưng cứ mắc hoặc có thái độ bỏ mặc cho hậu quả xẩy ra và thực tế là có người bị điện giật chết, thì người phạm tội bị xét xử về tội giết người.

TH2.2: Nếu người sử dụng điện mắc điện ở nơi họ tin rằng không có người qua lại, có sự canh gác cẩn thận, có biển báo nguy hiểm và tin rằng hậu quả chết người không thể xảy ra…, nhưng hậu quả có người bị điện giật chết, thì người phạm tội bị xét xử về tội vô ý làm chết người. (Điều 128 BLHS năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017)

Tuy nhiên, đối với tội phạm hình sự thì việc kết luận chính xác tội danh phụ thuộc vào kết luận điều tra của cơ quan điều tra trong từng trường hợp cụ thể.

Về trách nhiệm dân sự: Chủ thể tiến hành giăng bẫy điện mà làm chết người thì phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra quy định của pháp luật dân sự tại Điều 601 BLDS năm 2015.

Video Luật sư giải đáp thắc mắc Dây điện rơi làm chết người ai chiu trách nhiệm?

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn của Luật sư 247 về Dây điện rơi làm chết người ai chiu trách nhiệm?. Chúng tôi hi vọng rằng thông tin trên có thể cho bạn thêm kiến thức về bạo lực gia đình và đặc biệt là đường dây nóng để mọi người có thể biết đến. Để biết thêm thông tin chi tiết và có thêm sự tư vấn về vấn đề trên cũng như các vấn đề liên quan đến pháp luật như Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, muốn thay đổi tên đệm trong giấy khai sinh, lập hóa đơn điện tử… hãy liên hệ đến đường dây nóng của luật sư 247, tel: 0833 102 102.

Hoặc qua các kênh sau:

Có thể bạn quan tâm:

Câu hỏi thường gặp

Hoạt động điện lực là gì?

Hoạt động điện lực là hoạt động của tổ chức, cá nhân trong các lĩnh vực quy hoạch, đầu tư phát triển điện lực, phát điện, truyền tải điện, phân phối điện, điều độ hệ thống điện, điều hành giao dịch thị trường điện lực, bán buôn điện, bán lẻ điện, tư vấn chuyên ngành điện lực và những hoạt động khác có liên quan.

Chính sách phát triển điện lực hiện nay ra sao?

1. Phát triển điện lực bền vững trên cơ sở khai thác tối ưu mọi nguồn lực, đáp ứng nhu cầu điện năng phục vụ đời sống nhân dân và phát triển kinh tế – xã hội với chất lượng ổn định, an toàn và kinh tế, dịch vụ văn minh, góp phần bảo đảm quốc phòng, an ninh và an ninh năng lượng quốc gia.
2. Xây dựng và phát triển thị trường điện lực theo nguyên tắc công khai, bình đẳng, cạnh tranh lành mạnh, có sự điều tiết của Nhà nước để nâng cao hiệu quả trong hoạt động điện lực; bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của các đơn vị điện lực và khách hàng sử dụng điện; thu hút mọi thành phần kinh tế tham gia hoạt động phát điện, phân phối điện…

Hợp tác quốc tế trong hoạt động điện lực thế nào?

Mở rộng hợp tác quốc tế và hội nhập kinh tế quốc tế về hoạt động điện lực trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền quốc gia và các bên cùng có lợi. Nhà nước khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi để tổ chức, cá nhân nước ngoài tham gia hoạt động điện lực tại Việt Nam; tổ chức, cá nhân ở trong nước hợp tác với tổ chức, cá nhân nước ngoài, tổ chức quốc tế trong hoạt động điện lực.

4.5/5 - (2 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật khác

Comments are closed.