Chào Luật sư, tôi muốn hỏi hiện nay quy định về việc thừa kế quyền sử dụng đất như thế nào? Đất thuê trả tiền hàng năm thì có được lập di chúc để lại không? Đất thuê trả tiền hàng năm thì có được thừa kế không? Điều kiện của người được nhận di chúc bao gồm những gì? Có được từ chối không nhận di sản hay không? Mong Luật sư tư vấn giúp tôi. Tôi xin chân thành cảm ơn Luật sư.
Cảm ơn bạn đã tin tưởng dịch vụ tư vấn của chúng tôi. Về vấn đề trên, Luật sư 247 xin được tư vấn cho bạn như sau:
Căn cứ pháp lý
Quy định pháp luật về quyền thừa kế đối với đất thuê trả tiền hàng năm
Theo quy định tại (Điều 612 Bộ luật dân sự 2015) di sản bao gồm tài sản riêng của người chết, phần tài sản của người chết trong tài sản chung của người khác, đó là sự dịch chuyển tài sản của người đã chết cho người còn sống. Di sản thừa kế được thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật.
Đất thuê trả tiền hàng năm được nhà nước cho người sử dụng đất thuê lại theo hình thức trả tiền thuê đất hàng năm.
Người sở hữu đất thuê trả tiền thuê hàng năm có các quyền đối với tài sản trên đất thuộc sở hữu hợp pháp của mình cụ thể là để thừa kế, tặng cho tài sản thuộc sở hữu của mình gắn liền với đất thuê. Người nhận thừa kế được Nhà nước tiếp tục cho thuê đất đai theo mục đích đã được xác định được quy định tại (điểm c khoản 2 Điều 179 Luật đất đai 2013).
Bên cạnh đó theo quy định tại (khoản 24 Điều 2 Nghị định 01/2017/NĐ-CP) thì người sử dụng đất thuê đất của nhà nước trả tiền thuê đất hàng năm và được cấp giấy chứng nhận thì được cho thuê tài sản gắn liền với đất đã được tạo lập hợp pháp theo quy định của pháp luật nếu đáp ứng các điều kiện theo quy định của pháp luật về kinh doanh bất động sản.
Người thuê tài sản phải sử dụng tài sản trên đất theo mục đích đã được xác định trong quyết định cho thuê đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc trong hợp đồng thuê đất, thuê lại đất đã ký.
Quyền của người sử dụng đất thuê trả tiền hàng năm được quy định thế nào?
Người sử dụng đất đối với đất thuê trả tiền hàng năm được hưởng các quyền theo quy định tại (khoản 2 Điều 179 Luật đất đai 2013) cụ thể như sau:
- Hộ gia đình, cá nhân có quyền bán tài sản thuộc sở hữu của mình gắn liền với đất thuê. Sau khi mua , người mua tài sản được Nhà nước tiếp tục cho thuê đất theo mục đích đã được xác định
- Hộ gia đình, cá nhân có quyền để lại thừa kế, tặng cho tài sản thuộc sở hữu gán liền với đất thuê; người nhận thừa kế, người được tặng cho tài sản được nhà nước tiếp tục cho thuê đất theo mục đích đã được xác định.
- Có quyền cho thuê tài sản thuộc sở hữu của mình gắn liền với đất theo quy định của pháp luật về dân sự. Theo đó, bên cho thuê phải bảo đảm quyền sử dụng tài sản ổn định cho bên thuê.
- Quyền cho thuê tài sản, hộ gia đình có quyền cho thuê tài sản thuộc sở hữu của mình gắn liền với đất thuê tại tổ chức tín dụng được phép hoạt động tại Việt Nam, tại tổ chức kinh tế khác hoặc cá nhân theo quy định
- Hộ gia đình thuê đất có quyền góp vốn bằng tài sản thuộc sở hữu của mình gắn liền với đất thuê trong thời hạn thuê đất với tổ chức, gia đình, người Việt Nam định cư ở nước ngoài để hợp tác sản xuất, kinh doanh.
Đất thuê trả tiền hàng năm thì có được thừa kế không?
Điều 609, Bộ luật Dân sự 2015 có quy định về quyền thừa kế như sau:
“Điều 609. Quyền thừa kế
Cá nhân có quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của mình, để lại tài sản của mình cho người thừa kế theo pháp luật; hưởng di sản theo di chúc hoặc theo pháp luật
[…]”
Tuy nhiên, theo quy định tại khoản 2 điều 179 Luật Đất đai 2013 thì:
“Điều 179. Quyền và nghĩa vụ của hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất
[…] 2. Hộ gia đình, cá nhân được Nhà nước cho thuê đất thu tiền thuê đất hằng năm có các quyền và nghĩa vụ sau đây:
a) Quyền và nghĩa vụ chung quy định tại Điều 166 và Điều 170 của Luật này;
b) Bán tài sản thuộc sở hữu của mình gắn liền với đất thuê; người mua tài sản được Nhà nước tiếp tục cho thuê đất theo mục đích đã được xác định;
c) Để thừa kế, tặng cho tài sản thuộc sở hữu của mình gắn liền với đất thuê; người nhận thừa kế, người được tặng cho tài sản được Nhà nước tiếp tục cho thuê đất theo mục đích đã được xác định;
d) Cho thuê tài sản thuộc sở hữu của mình gắn liền với đất thuê theo quy định của pháp luật về dân sự;
đ) Thế chấp bằng tài sản thuộc sở hữu của mình gắn liền với đất thuê tại tổ chức tín dụng được phép hoạt động tại Việt Nam, tại tổ chức kinh tế khác hoặc cá nhân theo quy định của pháp luật;
e) Góp vốn bằng tài sản thuộc sở hữu của mình gắn liền với đất thuê trong thời hạn thuê đất đối với tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, người Việt Nam định cư ở nước ngoài để hợp tác, sản xuất, kinh doanh; người nhận góp vốn bằng tài sản được Nhà nước tiếp tục cho thuê đất theo mục đích đã được xác định.”
Như vậy có thể thấy rằng đối với hộ gia đình, cá nhân được Nhà nước cho thuê đất thu tiền thuê đất hằng năm có các quyền và nghĩa vụ như đã nêu trên (Khoản 2 Điều 179 Luật Đất đai 2013). Theo hình thức sử dụng này người sử dụng đất không có quyền để lại thừa kế đối với quyền sử dụng đất mà chỉ có quyền thừa kế đối với tài sản trên đất, cụ thể: “Để thừa kế, tặng cho tài sản thuộc sở hữu của mình gắn liền với đất thuê; người nhận thừa kế, người được tặng cho tài sản được Nhà nước tiếp tục cho thuê đất theo mục đích đã được xác định”
Thủ tục phân chia di sản thừa kế là đất đai như thế nào?
Thành phần hồ sơ phân chia di sản là đất đai như sau:
- Phiếu yêu cầu công chứng
- Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
- Di chúc (nếu có)
- Sổ hộ khẩu, chứng minh nhân dân, giấy chứng tử
Trình tự thực hiện bao gồm các bước dưới đây:
- Nộp hồ sơ yêu cầu công chứng văn bản thỏa thuận hoặc khai nhận di sản thừa kế
- Tổ chức hành nghề công chứng xem xét, kiểm tra tính xác thực của các loại giấy tờ trong hồ sơ.
- Niêm yết tại UBND cấp xã nơi có di sản thừa kế trong thời hạn 15 ngày
- Sau thời gian niêm yết nếu không có khiếu nại, tố cáo, tổ chức hành nghề công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế hoặc khai nhận di sản thừa kế và trả kết quả công chứng cho người có yêu cầu.
- Sau khi hoàn tất các thủ tục tại tổ chức hành nghề công chứng, người yêu cầu phải nộp hồ sơ đến UBND cấp xã nơi có đất hoặc Văn phòng đăng ký đất đai.
- Cơ quan tiếp nhận hồ sơ ghi đầy đủ thông tin vào Sổ tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả, trao Phiếu tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả cho người nộp hồ sơ. Trường hợp nộp hồ sơ tại Ủy ban nhân dân cấp xã thì trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Ủy ban nhân dân cấp xã phải chuyển hồ sơ đến Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai.
- Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ, nếu đủ điều kiện thực hiện các quyền theo quy định.
Có thể bạn quan tâm:
- Có phải đóng thuế đất thổ cư hàng năm hay không?
- Vận chuyển ma túy mà không biết có phạm tội không
- Hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ bị xử phạt như thế nào?
- Hút thuốc lá điện tử trên máy bay có bị phạt không?
Thông tin liên hệ
Trên đây là tư vấn của Luật sư 247 về nội dung “Đất thuê trả tiền hàng năm thì có được thừa kế không?“. Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên; để sử dụng trong công việc và cuộc sống.
Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến dịch vụ: thành lập công ty cổ phần, tạm ngừng kinh doanh của doanh nghiệp, tải xuống mẫu giấy xác nhận tình trạng hôn nhân, tra cứu thông tin quy hoạch, xin phép bay flycam, mẫu trích lục khai tử bản chính, hợp pháp hóa lãnh sự bộ ngoại giao…của luật sư 247, hãy liên hệ 0833102102.
Câu hỏi thường gặp
– Hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất để sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối;
– Hộ gia đình, cá nhân có nhu cầu tiếp tục sử dụng đất nông nghiệp vượt hạn mức được giao quy định tại Điều 129 của Luật Đất đai năm 2013;
– Hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất thương mại, dịch vụ; đất sử dụng cho hoạt động khoáng sản; đất sản xuất vật liệu xây dựng, làm đồ gốm; đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp;
– Hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất để xây dựng công trình công cộng có mục đích kinh doanh;
…
Người sử dụng đất được thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp quyền sử dụng đất; góp vốn bằng quyền sử dụng đất khi có các điều kiện sau đây:
a) Có Giấy chứng nhận, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 186 và trường hợp nhận thừa kế quy định tại khoản 1 Điều 168 của Luật này;
b) Đất không có tranh chấp;
c) Quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án;
d) Trong thời hạn sử dụng đất.
Theo quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều 12 Nghị định 46/2014/NĐ-CP, tiền thuê đất thu 1 lần cho cả thời gian thuê đối với đất không có mặt nước như sau:
Tiền thuê đất = diện tích phải nộp tiền thuê đất x đơn giá thuê đất trả tiền thuê đất 1 lần cho cả thời gian thuê.