Đất nhà thờ họ không rõ nguồn gốc có được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất?

01/08/2022
647
Views

Tôi và gia đình đang sống trên mảnh đất cha ông để lại. Mảnh đất được xây dựng nhà thờ dòng họ và truyền lại cho các con trưởng để tiếp quản hương khói. Và hiện tại đến tôi tiếp quản thờ cúng. Mới đây tôi được xã thông báo về việc làm sổ đỏ cho mảnh đất. Cán bộ địa chính xã yêu cầu tôi về làm biên bản họp các thành viên trong gia tộc để lấy ý kiến về nguồn gốc khu đất tôi đang sinh sống. Nhưng sau chiến tranh nhà tôi không giữ được chứng từ gì có liên quan đến khu đất, và cũng không thấy đóng thuế đất gì cả. Nhưng từ trước đến giờ các đời cụ, ông và bố tôi đều sinh sống ở đây. Trong thời gian sinh sống không có bất cứ tranh chấp gì về đất đai.Vậy bây giờ tôi có được cấp sổ đỏ khi không biết nguồn gốc của khu đất này không? Thủ tục thực hiện như thế nào? Mong luật sư giải đáp.

Mặc dù việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được triển khai thực hiện từ rất lâu nhưng không phải ai cũng làm. Nhiều người vì đất không đủ điều kiện hoặc số khác thấy không cần thiết do đã sử dụng từ lâu. Khi có yêu cầu cần làm giấy chứng nhận cho đất đang sử dụng, các chủ thể sẽ thấy lúng túng và không biết làm thế nào vì đất đai không rõ nguồn gốc. Một trong số đó phổ biến nhất là nhà thờ họ. Vậy đất nhà thờ họ không rõ nguồn gốc có được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất? Thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho đất này như thế nào? Để làm rõ hơn về vấn đề này, Luật sư 247 xin giới thiệu bài viết “Đất nhà thờ họ không rõ nguồn gốc có được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất?”. Mời bạn đọc cùng tham khảo.

Căn cứ pháp lý

Quy định về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho nhà thờ họ

Theo khoản 16 Điều 3 Luật Đất đai năm 2013 quy định:

Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất là chứng thư pháp lý để Nhà nước xác nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất hợp pháp của người có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và quyền sở hữu tài sản khác gắn liền với đất .”

Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất có ý nghĩa xác định quyền sử dụng đất thuộc sở hữu của một, một số chủ thể. Chủ thể đó có các quyền theo quy định của pháp luật đối với quyền sử dụng đất đó. Vì vậy việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất rất quan trọng để đảm bảo chủ sở hữu được thực hiện các quyền của mình.

Đất nhà thờ họ

 Khoản 3 điều 5 Luật đất đai 2013 quy định người sử dụng đất là cộng đồng dân cư như sau:

     “3. Cộng đồng dân cư gồm cộng đồng người Việt Nam sinh sống trên cùng địa bàn thôn, làng, ấp, bản, buôn, phum, sóc, tổ dân phố và điểm dân cư tương tự có cùng phong tục, tập quán hoặc có chung dòng họ;”

Theo quy định tại Điều 220 Bộ luật dân sự 2005 về sở hữu chung của cộng đồng như sau:

“Sở hữu chung của cộng đồng là sở hữu của dòng họ, thôn, ấp, làng, bản, buôn, sóc, cộng đồng tôn giáo và các cộng đồng dân cư khác đối với tài sản được hình thành theo tập quán, tài sản do các thành viên của cộng đồng cùng nhau đóng góp, quyên góp, được tặng cho chung hoặc từ các nguồn khác phù hợp với quy định của pháp luật nhằm mục đích thoả mãn lợi ích chung hợp pháp của cả cộng đồng”. 

Điều luật trên cũng quy định: Tài sản chung của cộng đồng là tài sản chung hợp nhất; các thành viên của cộng đồng cùng quản lý, sử dụng, định đoạt tài sản chung theo thoả thuận hoặc theo tập quán, vì lợi ích của cộng đồng nhưng không được trái pháp luật, đạo đức xã hội.

Theo đó đất nhà thờ họ là sở hữu chung của dòng họ. Đất sẽ thuộc sở hữu chung của các thành viên trong dòng họ, các thành viên cùng quản lý, sử dụng, định đoạt với tài sản đó theo quy định của pháp luật.

Điều kiện cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho đất nhà thờ họ

Về việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho đất thuộc sở hữu chung của cộng đồng dân cư, Luật đất đai 2013 cũng quy định tại điều khoản 5 Điều 100 như sau:

“Cộng đồng dân cư đang sử dụng đất có công trình là đình, đền, miếu, am, từ đường, nhà thờ họ; đất nông nghiệp quy định tại khoản 3 Điều 131 của Luật này và đất đó không có tranh chấp, được Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất xác nhận là đất sử dụng chung cho cộng đồng thì được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.”.

Việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho cộng đồng dân cư được thực hiện theo nguyên tắc Cộng đồng dân cư đang sử dụng đất có công trình là đình, đền, miếu, am, từ đường, nhà thờ họ không có tranh chấp, được Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất xác nhận là đất sử dụng chung cho cộng đồng thì được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.

Đất nhà thờ họ không rõ nguồn gốc có được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

Đất nhà thờ họ không rõ nguồn gốc có được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất?
Đất nhà thờ họ không rõ nguồn gốc có được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất?

Căn cứ vào quy định trên thì do hiện nay, đất nhà thờ của dòng họ bạn không có tranh chấp, sử dụng lâu dài và nếu được Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất xác nhận là đất sử dụng chung cho cộng đồng thì được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

Nếu đủ điều kiện cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho dòng họ nêu trên thì trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất sẽ ghi tên của dòng họ đó và có thể còn ghi tên người đại diện.

Trong trường hợp bạn là người đại diện cho dòng họ thì đối với quyền sử dụng đất nhà thờ này bạn chỉ là người đại diện đứng tên trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất còn đây vẫn là tài sản chung thuộc sở hữu chung của dòng họ.

Thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nhà thờ họ

Nếu đủ điều kiện thì bạn có thể thực hiện việc xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho nhà thờ họ. Điều 70 nghị định 43/2014/NĐ-CP hướng dẫn trình tự thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho cộng đồng dân cư như sau:

Hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

Người xin cấp cần chuẩn bị hồ sơ bao gồm các giấy tờ sau:

+ Các giấy tờ về dòng họ và văn bản cuộc họp dòng họ để ủy quyền cho một người tham gia thực hiện giao dịch.

Đơn xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

+ Một trong các loại giấy tờ về quyền sử dụng đất quy định tại các khoản 1, 2 Điều 100 Luật Đất đai nêu trên (nếu có).

Nộp hồ sơ, chờ giải quyết

Người đại diện cho cộng đồng dân cư sử dụng đất nộp hồ sơ tại UBND cấp xã hoặc văn phòng đăng ký đất đai theo quy định để làm thủ tục đăng ký.

UBND cấp xã có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ và thực hiện các công việc như sau:

  • Xác nhận hiện trạng sử dụng đất so với nội dung kê khai đăng ký; trường hợp không có giấy tờ về quyền sử dụng đất thì xác nhận nguồn gốc và thời điểm sử dụng đất, tình trạng tranh chấp sử dụng đất, sự phù hợp với quy hoạch.
  • Trường hợp chưa có bản đồ địa chính thì trước khi xác minh nguồn gốc sử dụng đất, UBND cấp xã phải thông báo cho Văn phòng đăng ký đất đai thực hiện trích đo địa chính thửa đất hoặc kiểm tra bản trích đo địa chính thửa đất do người sử dụng đất nộp (nếu có);
  • Niêm yết công khai kết quả kiểm tra hồ sơ, xác nhận hiện trạng, tình trạng tranh chấp, nguồn gốc và thời điểm sử dụng đất tại trụ sở UBND cấp xã và khu dân cư nơi có đất trong thời hạn 15 ngày.

Văn phòng đăng ký đất đai thực hiện các công việc như sau:

  • Trường hợp hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư nộp hồ sơ tại Văn phòng đăng ký đất đai thì gửi hồ sơ đến Ủy ban nhân dân cấp xã để lấy ý kiến xác nhận và công khai kết quả
  • Trích lục bản đồ địa chính hoặc trích đo địa chính thửa đất 
  • Kiểm tra hồ sơ đăng ký; xác minh thực địa trong trường hợp cần thiết; xác nhận đủ điều kiện hay không đủ điều kiện được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất vào đơn đăng ký;
  • Cập nhật thông tin thửa đất, đăng ký vào hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai (nếu có);
  • Gửi số liệu địa chính đến cơ quan thuế để xác định và thông báo thu nghĩa vụ tài chính; chuẩn bị hồ sơ để Phòng tài nguyên và môi trường trình ký cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; cập nhật bổ sung việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất vào hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai

Phòng tài nguyên và môi trường thực hiện các công việc sau:

  • Kiểm tra hồ sơ và trình cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;
  • Chuyển hồ sơ đã giải quyết cho Văn phòng đăng ký đất đai.

Thực hiện nghĩa vụ tài chính về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

Đến ngày hẹn nhận thông báo thuế, công dân mang biên nhận đến nhận thông báo thuế và thực hiện nghĩa vụ tài chính (nếu có). Sau đó, nộp biên lai thuế cho bộ phận tiếp nhận. Bộ phận tiếp nhận hẹn ngày nhận giấy chứng nhận.

Nhận kết quả

Đến hẹn, công dân mang phiếu hẹn đến Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất cấp huyện nhận kết quả.

Thời hạn giải quyết

Theo khoản 40 Điều 2 Nghị định 01/2017/NĐ-CP, thời hạn thực hiện do UBND cấp tỉnh quy định nhưng:

– Không quá 30 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ; không quá 40 ngày đối với các xã miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn.

– Thời gian này không tính thời gian các ngày nghỉ, ngày lễ theo quy định của pháp luật; không tính thời gian tiếp nhận hồ sơ tại xã, thời gian thực hiện nghĩa vụ tài chính của người sử dụng đất; không tính thời gian xem xét xử lý đối với trường hợp sử dụng đất có vi phạm pháp luật, thời gian trưng cầu giám định.

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn về “Đất nhà thờ họ không rõ nguồn gốc có được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất?”. Mong rằng các kiến thức trên có thể giúp ích cho bạn trong cuộc sồng hằng ngày. Hãy theo dõi chúng tôi để biết thêm nhiều kiến thức bổ ích. Và nếu quý khách muốn tìm hiểu thủ tục cấp hộ chiếu tại Việt Nam; hoặc muốn sử dụng dịch vụ tạm ngừng kinh doanh; ủy quyền quyết toàn thuế thu nhập cá nhân uy tín, giá rẻ. Mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.

Liên hệ hotline: 0833102102. Hoặc bạn có thể tham khảo thêm các kênh sau:

Mời bạn xem thêm

Câu hỏi thường gặp

Lệ phí trước bạ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất?

Nhà, đất khi đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng với cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì phải nộp lệ phí trước bạ. Cụ thể theo quy định tại Điều 6, Thông tư 124/2011 và Điều 3, thông tư 34/2013/TT-BTC quy định về lệ phí trước bạ nhà đất là 0,5% tính trên bảng giá đất của UBND cấp tỉnh ban hành theo quy định của Luật đất đai tại thời điểm kê khai nộp lệ phí trước bạ.

Đất không có giấy chứng nhận quyến sử dụng đất có được chuyển nhượng?

Theo Khoản 1 Điều 188 Luật Đất đai 2013 thì:
Người sử dụng đất được thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp quyền sử dụng đất; góp vốn bằng quyền sử dụng đất khi có các điều kiện sau đây:
a) Có Giấy chứng nhận. Trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 186 và trường hợp nhận thừa kế quy định tại khoản 1 Điều 168 của Luật này;
b) Đất không có tranh chấp;
c) Quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án;
d) Trong thời hạn sử dụng đất.
Do đó khi chuyển nhượng quyền sử dụng đất bạn bắt buộc phải có giấy chứng nhận. Nếu không, giao dịch này sẽ không hợp lệ và bị vô hiệu theo quy định pháp luật.

Các khoản lệ phí phải nộp khi làm sổ đỏ?

Khi nộp hồ sơ đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, người sử dụng đất phải nộp các khoản lệ phí sau cho nhà nước:
– Lệ phí trước bạ (lệ phí trước bạ = Giá tính lệ phí trước bạ x Mức thu lệ phí trước bạ theo tỷ lệ %)
– Lệ phí cấp sổ đỏ ( mức phí do Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quy định)
– Tiền sử dụng đất
Ngoài các khoản tiền nêu trên, khi xin cấp Sổ đỏ, người sử dụng đất phải nộp phí đo đạc, phí thẩm định… tùy theo quy định cụ thể của từng địa phương.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Đất đai

Comments are closed.