Đập phá bàn thờ của người khác có phải chịu trách nhiệm hình sự không?

06/07/2022
Đập phá bàn thờ của người khác có phải chịu trách nhiệm hình sự không?
614
Views

Xin chào Luật sư 247. Do ít hiểu biết về luật hình sự, tôi rất mong nhận được sự chia sẻ tư vấn của Luật sư. Do mâu thuẫn xích mích với hàng xóm, tôi đã có hành vi đập phá bàn thờ của họ. Bàn thờ nhà họ được gia công với giá 1 triệu đồng. Vậy không biết rằng hành vi đập phá bàn thờ của người khác có phải chịu trách nhiệm hình sự không? Nếu có thì mức xử phạt như thế nào? Mong được Luật sư giải đáp. Tôi xin chân thành cảm ơn!

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Luật sư 247. Tại bài viết dưới đây chúng tôi sẽ giải đáp thắc mắc cho bạn. Hi vọng bài viết mang lại nhiều điều bổ ích đến bạn đọc.

Căn cứ pháp lý

Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017

Cố ý đập phá tài sản của người khác bị xử lý thế nào?

Đập phá tài sản của người khác là hành vi có thể gây hư hỏng tài sản, khiến tài sản không thể sử dụng bình thường hoặc mất giá trị sử dụng, không dùng được nữa.

Do vậy, đập phá tài sản của người khác được xếp vào một trong những hành vi hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác.

Tùy vào tính chất, mức độ vi phạm mà người thực hiện hành vi đập phá tài sản của người khác có thể bị phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản.

Đập phá bàn thờ của người khác có phải chịu trách nhiệm hình sự không?

Căn cứ quy định tại khoản 1 Điều 178 Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 thì Người nào hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác trị từ 2 triệu đồng đến dưới 50 triệu đồng hoặc dưới 2 triệu đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp:

(a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều này mà còn vi phạm;

(b) Đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;

Đập phá bàn thờ của người khác có phải chịu trách nhiệm hình sự không?
Đập phá bàn thờ của người khác có phải chịu trách nhiệm hình sự không?

(c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;

(d) Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ;

(đ) Tài sản là di vật, cổ vật

thì bị phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 50 triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm

Như vậy, trong trường hợp này thì tài sản của nhà hàng xóm là bàn thờ với trị giá là 1 triệu đồng, tức là dưới 2 triệu đồng. Hàng xóm có thể yêu cầu cơ quan có thẩm quyền xử lý hình sự đối với bạn nếu bạn thuộc một trong các điểm (a), (b), (c), (d), (đ) nằm trong khoản 1 Điều 178 Bộ luật Hình sự hiện hành.

Nếu không thuộc các trường hợp trên thì bạn sẽ không bị xử lý hình sự theo Điều 178 Bộ luật Hình sự hiện hành.

Đập phá tài sản của người khác có thể phạt tù đến 20 năm.

Đập phá tài sản của người khác có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản.

Trong đó, Tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản được quy định tại Điều 178 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung bởi khoản 36 Điều 1 Bộ luật Hình sự 2017 như sau:

Người nào hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác trị giá từ 02 đến dưới 50 triệu đồng hoặc dưới 02 triệu đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 10 – 50 triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

– Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản mà còn vi phạm;

– Đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;- Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;

– Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ;- Tài sản là di vật, cổ vật.

Phạt tù từ 02 – 07 năm khi tội thuộc một trong các trường hợp:

– Phạm tội có tổ chức;

– Gây thiệt hại cho tài sản trị giá từ 50 triệu đến dưới 200 triệu đồng;- Tài sản là bảo vật quốc gia;

– Dùng chất nguy hiểm về cháy, nổ hoặc thủ đoạn nguy hiểm khác;- Để che giấu tội phạm khác;

– Vì lý do công vụ của người bị hại;- Tái phạm nguy hiểm.

Phạt tù từ 05 – 10 năm khi gây thiệt hại cho tài sản trị giá từ 200 triệu đến dưới 500 triệu đồng.

Nặng nhất, người phạm tội có thể bị phạt tù từ 10 – 20 năm khi gây thiệt hại cho tài sản trị giá 500 triệu đồng trở lên.

Ngoài ra, hình phạt bổ sung với tội này là phạt tiền từ 10 – 100 triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 – 05 năm.

Như vậy, nếu áp dụng mức phạt với Tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản như trên, người đập phá tài sản của người khác có thể bị phạt tù đến 20 năm.

Khi đập phá tài sản của người khác có bị xử phạt hành chính không?

Nếu đập phá tài sản của người khác có giá trị dưới 02 triệu, thực hiện vi phạm lần đầu, tài sản không phải phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ, tài sản không phải là di vật, cổ vật thì người thực hiện hành vi này có thể bị xử phạt hành chính.

Cụ thể, tại  điểm a khoản 2 Điều 15 Nghị định 167/2013/NĐ-CP quy định:

2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

a) Hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác…

Theo quy định trên, hành vi đập phá tài sản của người khác có thể bị phạt hành chính đến 05 triệu đồng.

Mời bạn xem thêm bài viết

Thông tin liên hệ

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề “Đập phá bàn thờ của người khác có phải chịu trách nhiệm hình sự không?”. Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan như điều kiện cấp phép bay flycam, tìm hiểu về thủ tục sang tên nhà đất, xin hợp pháp hóa lãnh sự ở Hà Nội, dịch vụ công chứng tại nhà của chúng tôi… Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư 247 để được hỗ trợ, giải đáp. 

Liên hệ hotline: 0833.102.102.

Câu hỏi thường gặp

Chủ thể tội cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác

Chủ thể: là người có năng lực chịu trách nhiệm hình sự và đủ đã đạt độ tuổi theo quy định của pháp luật. Theo quy định người nào từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm.
Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi không phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm này khi mức độ tội phạm rất nghiêm trọng và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.

Có bị truy tố về tội hủy hoại tài sản?

Những vụ án về các tội phạm được quy định tại khoản 1 các điều 104, 105, 106, 108, 109, 111, 113, 121, 122, 131 và 171 của Bộ luật hình sự chỉ được khởi tố khi có yêu cầu của người bị hại hoặc của người đại diện hợp pháp của người bị hại là người chưa thành niên, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất.
Trong trường hợp người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu trước ngày mở phiên tòa sơ thẩm thì vụ án phải được đình chỉ.
Trong trường hợp có căn cứ để xác định người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu khởi tố trái với ý muốn của họ do bị ép buộc, cưỡng bức thì tuy người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án vẫn có thể tiếp tục tiến hành tố tụng đối với vụ án.
Người bị hại đã rút yêu cầu khởi tố thì không có quyền yêu cầu lại, trừ trường hợp rút yêu cầu do bị ép buộc, cưỡng bức.”

Hình phạt bổ sung của tội hủy hoại tài sản là gì?

Ngoài hình phạt chính, hình phạt bỏ sung được quy định như sau:
Người phạm tội còn có thể bị :
Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng
Cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề
Cấm làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Hình sự

Comments are closed.