Tội phạm giết người có được sử dụng thuốc làm mất tri giác không?

06/07/2022
Tội phạm giết người có được sử dụng thuốc làm mất tri giác không?
526
Views

Xin chào Luật sư. Em tên là Minh Hòa, hiện là sinh viên năm hai, khoa Luật của Học viện Phụ nữ. Em đang học đến phần Luật Hình sự và cảm thấy rất hứng thú đối với phần đó. Nhưng em đang gặp vướng mắc về vấn đề liên quan đến tội giết người. Luật sư cho em hỏi là tội phạm giết người có được sử dụng thuốc làm mất tri giác trong thi hành án tử hay không ạ? Cảm ơn Luật sư.

Căn cứ pháp lý

Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017

Nghị định 43/2020/NĐ-CP

Giết người là gì?

Con người có quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, thân thể, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm. Nhà nước bảo đảm bằng các biện pháp sức mạnh của mình. Đây là những quyền cơ bản của công dân Việt Nam. Vì vậy, người xâm phạm tới quyền này sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật.

Giết người là hành vi cố ý tước đoạt tính mạng của người khác một cách trái pháp luật. Đây là hành vi vi phạm pháp luật đặc biệt nghiêm trọng xâm phạm đến tính mạng của con người.

Tội giết người bị xử phạt như thế nào?

Căn cứ theo Điều 123 Bộ luật Hình sự năm 2015 quy định như sau:

“1. Người nào giết người thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình:

a) Giết 02 người trở lên;

b) Giết người dưới 16 tuổi;

c) Giết phụ nữ mà biết là có thai;

d) Giết người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân;

đ) Giết ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng, thầy giáo, cô giáo của mình;

e) Giết người mà liền trước đó hoặc ngay sau đó lại thực hiện một tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng;

g) Để thực hiện hoặc che giấu tội phạm khác;

h) Để lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân;

i) Thực hiện tội phạm một cách man rợ;

k) Bằng cách lợi dụng nghề nghiệp;

l) Bằng phương pháp có khả năng làm chết nhiều người;

m) Thuê giết người hoặc giết người thuê;

n) Có tính chất côn đồ;

o) Có tổ chức;

p) Tái phạm nguy hiểm;

q) Vì động cơ đê hèn.

2. Phạm tội không thuộc các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm.

3. Người chuẩn bị phạm tội này, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.

4. Người phạm tội còn có thể bị cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm, phạt quản chế hoặc cấm cư trú từ 01 năm đến 05 năm.”

Thuốc sử dụng cho thi hành án tử hình là gì?

Căn cứ theo Điều 4 Nghị định 43/2020/NĐ-CP quy định:

“1. Thuốc tiêm để sử dụng cho thi hành án tử hình bao gồm:

a) Thuốc làm mất tri giác;

b) Thuốc làm liệt hệ vận động;

c) Thuốc làm ngừng hoạt động của tim.

2. Một liều thuốc gồm 03 loại thuốc quy định tại khoản 1 Điều này và dùng cho 01 người.

3. Thuốc sử dụng cho thi hành án tử hình do Bộ Y tế cấp theo đề nghị của Bộ Công an, Bộ quốc phòng.”

Theo đó, thuốc tiêm cho việc thi hành án tử hình là do Bộ Y tế cấp theo đề nghị của Bộ Công an, Bộ quốc phòng gồm có 03 loại thuốc: mất tri giác, liệt hệ vận động và làm ngừng hoạt động của tim. Một liều thuốc (03 loại thuốc) này dùng cho 01 người.

Tội phạm giết người có được sử dụng thuốc làm mất tri giác trong thi hành án tử không?

Trong Nghị định 43/2020/NĐ-CP không có quy định đề cập riêng về vấn đề tội phạm giết người được sử dụng loại thuốc nào trong án tử hình. Theo Điều 4 Nghị định trên quy định về thuốc sử dụng cho thi hành án tử hình, do đó, pháp luật không phân biệt tội phạm thực hiện hành vi phạm tội, khi thi hành án tử đều sử dụng 03 liều thuốc được kể trên (thuốc làm mất tri giác, thuốc làm liệt hệ vận động và thuốc làm ngừng hoạt động của tim).

Tội phạm giết người có được sử dụng thuốc làm mất tri giác không?
Tội phạm giết người có được sử dụng thuốc làm mất tri giác không?

Cơ sở vật chất và trang thiết bị, phương tiện sử dụng cho thi hành án tử hình

Căn cứ theo Điều 5 Nghị định 43/2020/NĐ-CP quy định như sau:

1. Cơ sở vật chất bảo đảm phục vụ cho thi hành án tử hình:

Bộ Công an, Bộ Quốc phòng căn cứ vào tình hình thực tiễn để đầu tư xây dựng nhà thi hành án tử hình và phòng làm việc của Hội đồng thi hành án tử hình tại Công an cấp tỉnh, đơn vị quân đội cấp quân khu để bảo đảm phục vụ công tác thi hành án tử hình bằng hình thức tiêm thuốc độc.

2. Trang thiết bị, phương tiện phục vụ cho thi hành án tử hình bao gồm:

a) Giường nằm có các đai dùng để cố định người bị thi hành án;

b) Máy tiêm thuốc tự động có ấn nút điều khiển;

c) Máy kiểm tra nhịp đập của tim;

d) Màn hình và các thiết bị theo dõi, kiểm tra quá trình thi hành án;

đ) Các dụng cụ và trang thiết bị khác phục vụ cho thi hành án.

Quy trình thực hiện tiêm thuốc

Căn cứ theo Điều 6 Nghị định 43/2020/NĐ-CP quy định:

Trước khi tiêm thuốc

Trước khi thi hành án, Hội đồng thi hành án tử hình phải kiểm tra danh bản, chỉ bản, hồ sơ lý lịch của người chấp hành án tử hình; trường hợp người chấp hành án là nữ thì Hội đồng phải kiểm tra các tài liệu liên quan đến điều kiện không thi hành án tử hình theo quy định của Bộ luật Hình sự. Trước khi bị đưa ra thi hành án tử hình, người chấp hành án được ăn, uống, viết thư, ghi âm lời nói gửi lại thân nhân.

Thuốc sử dụng cho thi hành án tử hình phải được Hội đồng thi hành án tử hình kiểm tra, mở niêm phong và lập biên bản theo quy định. Người bị thi hành án tử hình được cố định vào giường với tư thế nằm ngửa, bảo đảm không làm cản trở sự lưu thông máu.

Quá trình tiêm thuốc

Đối với cán bộ trực tiếp thi hành án tử hình chịu trách nhiệm thực hiện các bước sau: 1) Chuẩn bị đủ 03 liều thuốc (trong đó có 02 liều dự phòng); 2) Xác định tĩnh mạch để thực hiện tiêm; trường hợp không xác định được tĩnh mạch thì báo cáo Chủ tịch Hội đồng thi hành án tử hình để yêu cầu bác sĩ hỗ trợ xác định tĩnh mạch; 3) Đưa kim tiêm đã nối sẵn với ống truyền thuốc vào tĩnh mạch đã được xác định theo quy trình:

Bước 1: Tiêm thuốc làm mất tri giác. Sau khi tiêm thuốc xong, cán bộ chuyên môn thực hiện thi hành án tử hình phải tiến hành kiểm tra, nếu người bị thi hành án tử hình chưa mất tri giác thì tiếp tục tiêm thuốc cho đến khi họ mất tri giác.

Bước 2: Tiêm thuốc làm liệt hệ vận động.

Bước 3: Tiêm thuốc làm ngừng hoạt động của tim.

Hoạt động tim của người bị thi hành án tử hình sẽ được kiểm tra qua máy điện tâm đồ. Theo lệnh của Chủ tịch Hội đồng thi hành án tử hình, bác sĩ pháp y tiến hành kiểm tra, xác định tình trạng của người bị thi hành án tử hình và báo cáo kết quả cho Hội đồng.

Đối với trường hợp người bị thi hành án tử hình chưa chết sau mười phút

Mỗi lần tiêm thuốc sau mười phút mà người bị thi hành án tử hình chưa chết, cán bộ kiểm tra phải báo cáo Chủ tịch Hội đồng thi hành án tử hình để ra lệnh tiếp tục sử dụng liều thuốc dự phòng tiêm lần thứ hai, thứ ba. Trường hợp tiêm hết liều thuốc thứ ba sau mười phút mà người bị thi hành án chưa chết thì Đội trưởng Đội thi hành án phải báo cáo Chủ tịch Hội đồng thi hành án tử hình ra quyết định tạm dừng thi hành án.

Đối với trường hợp người bị thi hành án tử hình đã chết

Sau khi bác sĩ pháp y kết luận người bị thi hành án tử hình đã chết, theo lệnh của Chủ tịch Hội đồng thi hành án tử hình, cán bộ thi hành án tử hình ngừng truyền và đưa kim tiêm, đường ống dẫn ra khỏi người bị thi hành án tử hình. Hội đồng thi hành án tử hình lập biên bản theo quy định về việc người bị thi hành án đã chết.

Thông tin liên hệ

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề “Tội phạm giết người có được sử dụng thuốc làm mất tri giác không?″. Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan như: điều kiện Thành lập công ty , Đăng ký bảo hộ logo, Giải thể công ty, Tạm ngừng kinh doanh, Mã số thuế cá nhân, Giấy phép bay flycam, Tra cứu thông tin quy hoạch, Xác nhận tình trạng hôn nhân, Xác nhận độc thân, Hợp thức hóa lãnh sự… Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư 247 qua hotline:  0833102102 để được hỗ trợ, giải đáp.

Có thể bạn quan tâm

Câu hỏi thường gặp

Người dưới 18 tuổi phạm tội giết người có bị áp dụng án tử hình không?

Không. Theo khoản 2 Điều 40 Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 quy định: “Không áp dụng hình phạt tử hình đối với người dưới 18 tuổi khi phạm tội, phụ nữ có thai, phụ nữ đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi hoặc người đủ 75 tuổi trở lên khi phạm tội hoặc khi xét xử.”

Các hình thức tử hình mà Việt Nam áp dụng ở hiện nay?

Tại Việt Nam chỉ áp dụng 01 hình thức tử hình. Chính phủ đã ban hành Nghị định 43/2020/NĐ-CP quy định về thi hành án tử hình bằng hình thức tiêm thuốc độc.

Tội phạm nào phải áp dụng án tử hình?

Theo khoản 1 Điều 40 Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 quy định: “Tử hình là hình phạt đặc biệt chỉ áp dụng đối với người phạm tội đặc biệt nghiêm trọng thuộc một trong nhóm các tội xâm phạm an ninh quốc gia, xâm phạm tính mạng con người, các tội phạm về ma túy, tham nhũng và một số tội phạm đặc biệt nghiêm trọng khác.”

5/5 - (3 bình chọn)
Chuyên mục:
Hình sự

Comments are closed.