Giá, phí công chứng các văn phòng công chứng có bằng nhau không?

05/07/2022
Giá phí công chứng các văn phòng công chứng có bằng nhau không
539
Views

Chào Luật sư 247. Tôi có thắc mắc như sau mong được Luật sư giải đáp. Khi đi công chứng tại các văn phòng cong chứng tôi có thắc mắc rằng giá phí công chứng các văn phòng công chứng có bằng nhau không? Trường hợp tôi muốn yêu cầu công chứng tại nhà vì người nhà đi lại khó khăn thì mức phí như thế nào? Tôi xin chân thành cảm ơn!

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Luật sư 247. Tại bài viết dưới đây chúng tôi sẽ giải đáp thắc mắc cho bạn và chia sẻ đến bạn quy định pháp luật có liên quan đến thắc mắc trên. Hi vọng bài viết mang lại nhiều điều bổ ích đến bạn.

Căn cứ pháp lý

Luật công chứng 2014

Điều kiện về loại hình công ty và thành viên sáng lập văn phòng công chứng là gì?

Theo quy định điều 22 Luật Công chứng 2014, Văn phòng công chứng phải là công ty hợp danh được tổ chức và hoạt động theo quy định của pháp luật có liên quan đến loại hình công ty này. Văn phòng công chứng phải có từ hai công chứng viên trở lên và không có thành viên góp vốn. Theo đó, chỉ có công chứng viên mới có thể đứng ra thành lập văn phòng công chứng tư nhân. Văn phòng công chứng phải có ít nhất hai thành viên sáng lập. Các thành viên này chịu trách nhiệm với các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty bằng toàn bộ tài sản của mình. 

Điều 8 Luật Công chứng 2014 có quy định về tiêu chuẩn công chứng viên. Theo đó để trở thành công chứng viên, cá nhân phải đáp ứng các yêu cầu sau đây:

  • Là công dân Việt Nam có hộ khẩu thường trú tại Việt Nam.
  • Có phẩm chất đạo đức tốt, tuân thủ pháp luật.
  • Có bằng cử nhân luật và sau đó đã có thời gian công tác pháp luật từ 05 năm trở lên tại các cơ quan, tổ chức.
  • Tốt nghiệp khóa đào tạo nghề công chứng (12 tháng) hoặc hoàn thành khóa bồi dưỡng nghề công chứng (3 tháng) tại cơ sở đào tạo nghề công chứng.
  • Đạt yêu cầu kiểm tra kết quả tập sự hành nghề công chứng.
  • Có đủ sức khỏe để hành nghề.

Thủ tục thành lập văn phòng công chứng như thế nào?

Theo điều 23 Luật Công chứng 2014, trình tự, thủ tục thành lập văn phòng công chứng được quy định như sau:

Bước 1:

Công chứng viên thành lập Văn phòng công chứng gửi hồ sơ đề nghị thành lập văn phòng công chứng đến Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, hồ sơ gồm có:

  • Đơn đề nghị thành lập Văn phòng công chứng.
  • Đề án thành lập Văn phòng công chứng nêu rõ sự cần thiết thành lập, dự kiến về tổ chức, tên gọi, nhân sự, địa điểm đặt trụ sở, các điều kiện vật chất và kế hoạch triển khai thực hiện.
  • Bản sao quyết định bổ nhiệm công chứng viên.

Bước 2:

Trong thời hạn hai mươi ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đề nghị thành lập Văn phòng công chứng, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định cho phép thành lập Văn phòng công chứng. Trong trường hợp từ chối phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do. Người bị từ chối có quyền khiếu nại theo quy định của pháp luật.

Bước 3: 

Trong thời hạn chín mươi ngày, kể từ ngày nhận được quyết định cho phép thành lập, Văn phòng công chứng phải đăng ký hoạt động tại Sở Tư pháp của địa phương cho phép thành lập. Khi đăng ký hoạt động phải có đơn đăng ký hoạt động, giấy tờ chứng minh về trụ sở ở địa phương nơi quyết định cho phép thành lập.

Bước 4:

Trong thời hạn mười ngày làm việc, kể từ ngày nhận được các giấy tờ đăng ký hoạt động, Sở Tư pháp cấp giấy đăng ký hoạt động của Văn phòng công chứng; trường hợp từ chối phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do. Người bị từ chối có quyền khiếu nại theo quy định của pháp luật. Văn phòng công chứng được hoạt động kể từ ngày Sở Tư pháp cấp giấy đăng ký hoạt động.

Phí công chứng là gì?

Căn cứ vào Điều 66 Luật công chứng 2014 quy định:

1. Phí công chứng bao gồm phí công chứng hợp đồng; giao dịch; bản dịch; phí lưu giữ di chúc; phí cấp bản sao văn bản công chứng.

Người yêu cầu công chứng hợp đồng; giao dịch; bản dịch; lưu giữ di chúc; cấp bản sao văn bản công chứng phải nộp phí công chứng.

2. Mức thu, chế độ thu, nộp, sử dụng và quản lý phí công chứng được thực hiện theo quy định của pháp luật.

Giá phí công chứng các văn phòng công chứng có bằng nhau không?
Giá phí công chứng các văn phòng công chứng có bằng nhau không?

Giá, phí công chứng các văn phòng công chứng có bằng nhau không?

Căn cứ theo khoản 1 Điều 4 Thông tư 257/2016/TT-BTC quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý, sử dụng phí công chứng; phí chứng thực; phí thẩm định tiêu chuẩn, điều kiện hành nghề công chứng; phí thẩm định điều kiện hoạt động Văn phòng công chứng; lệ phí cấp thẻ công chứng viên do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành có nói rõ về mức phí giữ Phòng công chứng và Văn phòng công chứng như sau:

“Điều 4. Mức thu phí, lệ phí

1. Mức thu phí công chứng quy định tại Thông tư này được áp dụng thống nhất đối với Phòng Công chứng và Văn phòng công chứng. Trường hợp đơn vị thu phí là Văn phòng công chứng thì mức thu phí quy định tại Thông tư này đã bao gồm thuế giá trị gia tăng theo quy định của Luật thuế giá trị gia tăng và các văn bản hướng dẫn thi hành.”

Như vậy, Giá phí công chứng các văn phòng công chứng có bằng nhau. Lưu ý là đối với Văn phòng công chức thì mức phí theo Thông tư này đã bao gồm thuế giá trị gia tăng theo quy định của pháp luật.

Phí công chứng bao gồm những mức phí nào?

Căn cứ Điều 66 Luật Công chứng 2014 có quy định về phí công chứng như sau:

– Phí công chứng bao gồm phí công chứng hợp đồng, giao dịch, bản dịch, phí lưu giữ di chúc, phí cấp bản sao văn bản công chứng.

– Người yêu cầu công chứng hợp đồng, giao dịch, bản dịch, lưu giữ di chúc, cấp bản sao văn bản công chứng phải nộp phí công chứng.

– Mức thu, chế độ thu, nộp, sử dụng và quản lý phí công chứng được thực hiện theo quy định của pháp luật.

Chi phí công chứng ngoài trụ sở công chứng là bao nhiêu?

Căn cứ Điều 68 Luật Công chứng 2014 quy định về chi phí công chứng ngoài trụ sở công chứng như sau:

“Điều 68. Chi phí khác

1. Trường hợp người yêu cầu công chứng đề nghị xác minh, giám định hoặc thực hiện công chứng ngoài trụ sở của tổ chức hành nghề công chứng thì người yêu cầu công chứng phải trả chi phí để thực hiện việc đó.

Mức chi phí do người yêu cầu công chứng và tổ chức hành nghề công chứng thỏa thuận. Tổ chức hành nghề công chứng không được thu chi phí cao hơn mức chi phí đã thỏa thuận.

2. Tổ chức hành nghề công chứng phải niêm yết rõ nguyên tắc tính chi phí khác và có trách nhiệm giải thích rõ cho người yêu cầu công chứng về các chi phí cụ thể đó.”

Theo quy định vừa trên thì không có quy định pháp luật cụ thể nào về chi phí công chứng ngoài trụ sở, trước khi yêu cầu phí tổ chức công chức thực hiện công chức tại nhà cần thỏa thuận rõ về mức phí cần phải trả. Mức phí niêm yết tại mỗi tổ chức hành nghề công chứng sẽ khác nhau nhưng sẽ được niên yết nguyên tắc tính phí rõ ràng theo quy định của pháp luật.

Phí công chứng hợp đồng, giao dịch không theo giá trị là bao nhiêu?

Phí công chứng hợp đồng, giao dịch không theo giá trị tài sản hoặc giá trị hợp đồng, giao dịch được ấn định theo từng trường hợp như sau:

TTLoại việcMức thu(đồng/trường hợp)
1Công chứng hợp đồng chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp40.000
2Công chứng hợp đồng bảo lãnh100.000
3Công chứng hợp đồng ủy quyền50.000
4Công chứng giấy ủy quyền20.000
5Công chứng việc sửa đổi, bổ sung hợp đồng, giao dịch (Trường hợp sửa đổi, bổ sung tăng giá trị tài sản hoặc giá trị hợp đồng, giao dịch thì áp dụng mức thu tương ứng với phần tăng tại điểm a, b, c khoản 2 Điều 4 Thông tư này)40.000
6Công chứng việc hủy bỏ hợp đồng, giao dịch25.000
7Công chứng di chúc50.000
8Công chứng văn bản từ chối nhận di sản20.000
9Các công việc công chứng hợp đồng, giao dịch khác40.000

Mời bạn xem thêm bài viết

Thông tin liên hệ

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề “Giá phí công chứng các văn phòng công chứng có bằng nhau không?”. Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan như điều kiện cấp phép bay flycam, tìm hiểu về thủ tục sang tên nhà đất, xin hợp pháp hóa lãnh sự ở Hà Nội, dịch vụ công chứng tại nhà của chúng tôi… Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư X để được hỗ trợ, giải đáp. 

Liên hệ hotline: 0833.102.102.

Câu hỏi thường gặp

Điều kiện về tài sản khi thành lập văn phòng công chứng là gì?

Theo quy định của pháp luật, Văn phòng công chứng phải có tài khoản riêng, hoạt động theo nguyên tắc tự chủ về tài chính bằng nguồn thu từ phí công chứng, thù lao công chứng và các nguồn thu hợp pháp khác. Như vậy, văn phòng công chứng là một pháp nhân có tài sản độc lập với chủ sở hữu.

Điều kiện về người đại diện theo pháp luật của văn phòng công chứng là gì?

Điều 22 Luật Công chứng 2014 quy định, người đại diện theo pháp luật của Văn phòng công chứng là Trưởng Văn phòng. Trưởng Văn phòng công chứng phải là công chứng viên hợp danh của Văn phòng công chứng và đã hành nghề công chứng từ 02 năm trở lên. 

Công chứng viên có phải là công chức không?

Quy định tại Điều 17 Luật Công chứng 2014, công chứng viên có quyền làm việc theo chế độ hợp đồng cho tổ chức hành nghề công chứng gồm Phòng công chứng hoặc Văn phòng công chứng.
Mà Phòng công chứng là đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Sở Tư pháp, có trụ sở, con dấu và tài khoản riêng còn Văn phòng công chứng được tổ chức và hoạt động theo loại hình doanh nghiệp công ty hợp danh.
Như vậy, công chứng viên không phải là công chức.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật khác

Comments are closed.