Cướp tài sản là một hành vi vi phạm pháp luật, khi thực hiện hành vi này chủ thể sẽ phải chịu trách nhiệm trước pháp luật. Vậy có thể đánh trả người cướp tài sản không? Và liệu đánh trả người cướp tài sản có phạm tội không? Hãy theo dõi bài viết dưới đây của Luật sư X để có câu trả lời nhé!
Căn cứ pháp lý
Đánh trả người cướp tài sản có phạm tội không?
Vì muốn bảo vệ tài sản, tính mạng của mình nên nhiều trường hợp nạn nhân đã phải chống trả lại kẻ cướp. Hành vi này nếu vượt quá mức độ phòng vệ chính đáng và gây tổn hại về sức khỏe, tính mạng của người khác sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự.
Do vậy, để xác định hành vi đánh người cướp tài sản có phải chịu trách nhiệm hình sự hay không cần xem xét trong 02 trường hợp sau:
Trường hợp 1: Đánh người trong trường hợp phòng vệ chính đáng
Điều 22 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 (BLHS) quy định phòng vệ chính đáng là một trong các trường hợp loại trừ trách nhiệm hình sự, trong đó nêu rõ:
1. Phòng vệ chính đáng là hành vi của người vì bảo vệ quyền hoặc lợi ích chính đáng của mình, của người khác hoặc lợi ích của Nhà nước, của cơ quan, tổ chức mà chống trả lại một cách cần thiết người đang có hành vi xâm phạm các lợi ích nói trên.
Phòng vệ chính đáng không phải là tội phạm.
Ngoài ra, theo quy định tại mục II Nghị quyết số 02-HĐTP-TANDTC/QĐ ngày 05/01/1986 (đã hết hiệu lực), hành vi xâm phạm tính mạng hoặc sức khỏe của người khác được coi là phòng vệ chính đáng khi có đủ các điều kiện sau:
– Hành vi xâm hại những lợi ích cần phải bảo vệ là hành vi phạm tội hoặc rõ ràng là có tính chất nguy hiểm cho xã hội.
– Hành vi nguy hiểm cho xã hội đang gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại thực sự; và ngay tức khắc cho những lợi ích cần phải bảo vệ.
– Phòng vệ chính đáng giúp chống lại sự xâm hại, gây thiệt hại cho chính người xâm hại.
– Phòng vệ phải tương xứng với hành vi xâm hại; tức là không có sự chênh lệch quá đáng giữa hành vi phòng vệ với tính chất; và mức độ nguy hiểm của hành vi xâm hại.
Như thế nào là hành vi chống trả tương xứng?
Theo đó, để xem xét hành vi chống trả có tương xứng hay không thì phải xem xét toàn diện những tình tiết có liên quan đến hành vi xâm hại và hành vi phòng vệ như:
– Khách thể cần bảo vệ (ví dụ: bảo vệ tính mạng, tài sản);
– Mức độ thiệt hại do hành vi xâm hại có thể gây ra hoặc đã gây ra và do hành vi phòng vệ gây ra; vũ khí, phương tiện, phương pháp mà hai bên đã sử dụng;
– Cường độ của sự tấn công và của sự phòng vệ…
Theo quy định tại Điều 22 BLHS và hướng dẫn tại Nghị quyết số 02 nêu trên; khi nạn nhân bị dùng vũ lực; hoặc đe dọa dùng vũ lực để cướp tài sản (hành vi này còn đe doạn tính mạng của nạn nhân); thì có quyền chống trả lại một cách cần thiết để bảo vệ tài sản; tính mạng của mình. Việc chống trả này sẽ được coi là hành vi phòng vệ chính đáng và không phải là phạm tội.
Do đó, khi nạn nhân đánh trả lại người cướp tài sản trong trường hợp phòng vệ chính đáng thì không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Trường hợp 2: Đánh người vượt quá phòng vệ chính đáng
Cũng tại Điều 22 BLHS, khoản 2 Điều luật này có quy định:
2. Vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng là hành vi chống trả rõ ràng quá mức cần thiết, không phù hợp với tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi xâm hại.
Người có hành vi vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định của Bộ luật này.
Theo đó, hành vi đánh trả lại người cướp tài sản một cách quá mức cần thiết và không phù hợp với tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi xâm hại thì được coi là vượt quá phòng vệ chính đáng. Người thực hiện hành vi này có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định pháp luật.Việc xác định như thế nào là chống trả một cách quá mức cần thiết sẽ do cơ quan có thẩm quyền đánh giá dựa trên tính chất, mức độ, mục đích của hành vi gây thiệt hại và hành vi phòng vệ.
Đánh người cướp tài sản vượt quá phòng vệ chính đáng bị xử lý thế nào?
Người thực hiện hành vi đánh người vượt quá phòng vệ chính đáng mà gây tổn hại về sức khỏe hoặc tính mạng của người khác có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về các tội sau:
Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng (Điều 136 Bộ luật Hình sự)
Mức phạt của tội này như sau:
– Khung 01: Phạt tiền từ 05 – 20 triệu đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm nếu cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương từ 31% – 60% do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng.
– Khung 02: Phạt tù từ 03 tháng – 02 năm nếu phạm tội thuộc một trong các trường hợp:
+ Đối với 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương của mỗi người từ 31% – 60%;
+ Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương từ 61% trở lên.
– Khung 03: Phạt tù từ 01 – 03 năm nếu phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây:
+ Dẫn đến chết người; hoặc
+ Gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe cho 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương của mỗi người từ 61% trở lên.
Tội giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng hoặc do vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội (Điều 126 Bộ luật Hình sự)
Mức phạt của tội này như sau:
– Khung 01: Phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.
– Khung 02: Phạt tù từ 02 – 05 năm nếu phạm tội với 02 người trở lên.
Cách xử lý kẻ cướp để không vi phạm pháp luật
Pháp luật cho phép người dân được thực hiện các hành vi chống trả lại khi thấy tài sản, tính mạng của mình đang bị xâm phạm. Tuy nhiên điều này không đồng nghĩa với việc có thể tự ý chống trả lại dẫn tới thương nặng hoặc tử vong.
Tại Điều 20 Hiến pháp 2013 khẳng định:
Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về sức khoẻ.
Đồng thời, Điều 33 Bộ luật Dân sự 2015 cũng nêu rõ:
1. Cá nhân có quyền sống, quyền bất khả xâm phạm về tính mạng, thân thể; quyền được pháp luật bảo hộ về sức khỏe. Không ai bị tước đoạt tính mạng trái luật.
Như vậy, dù là người đang thực hiện hành vi vi phạm pháp luật cũng đều được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe một cách công bằng, bình đẳng.
Theo quy định tại Điều 82 Bộ luật Tố tụng hình sự, đối với người đang thực hiện tội phạm hoặc ngay sau khi thực hiện tội phạm mà bị phát hiện hoặc bị đuổi bắt thì bất kỳ người nào cũng có quyền bắt và giải ngay đến cơ quan Công an, Viện kiểm sát hoặc UBND nơi gần nhất.
Trong trường hợp người phạm tội có mang theo hung khí thì người nào cũng có quyền tước vũ khí, hung khí của người này.
Tóm lại, khi gặp kẻ cướp, không nên quá kích động và mất bình tĩnh để dẫn đến hành động vi phạm pháp luật, cần áp dụng những biện pháp áp chế tội phạm một cách phù hợp, đồng thời báo cho cơ quan Công an hoặc UBND nơi gần nhất để được hỗ trợ giải quyết.
Thông tin liên hệ
Trên đây là tư vấn của Luật sư X về vấn đề “Đánh trả người cướp tài sản có phạm tội không?“. Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên; để sử dụng trong công việc và cuộc sống.
Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn; giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến giải thể công ty; giấy phép bay flycam; xác nhận độc thân; đăng ký nhãn hiệu; hợp pháp hóa lãnh sự; đăng ký mã số thuế cá nhân,…. của luật sư X, hãy liên hệ: 0833102102.
Hoặc qua các kênh sau:
Facebook: www.facebook.com/luatsux
Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Có thể bạn quan tâm:
- Phân biệt tội danh: Trộm cắp, Cướp và Cướp giật tài sản
- Quy định của pháp luật về tội cướp tài sản mới nhất
- Cướp tài sản của con nợ bị xử lý như thế nào?
- Mức hình phạt Tội cướp tài sản áp dụng với người dưới 18 tuổi
Câu hỏi thường gặp
Điều 168 Bộ luật hình sự năm 2015 quy định về khái niệm cướp tài sản, theo đó:
Cướp tài sản là hành vi dùng vũ lực, đe doạ dùng vũ lực ngay tức khắc; hoặc có hành vi khác làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể tự vệ được nhằm chiếm đoạt tài sản.
Nguyên tắc bồi thường thiệt hại được quy định tại Điều 594 Bộ luật Dân sự 2015 như sau:
Người gây thiệt hại trong trường hợp phòng vệ chính đáng không phải bồi thường cho người bị thiệt hại.
Người gây thiệt hại do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng phải bồi thường cho người bị thiệt hại.
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng là một trường hợp đặc biệt của trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng.
Khi sử dụng vũ lực tác động đến nạn nhân mục đích để chiếm đoạt tài sản. Tuy nhiên không hề có ý định tước đoạt mạng sống của nạn nhân; tuy không mong muốn nhưng có ý thức để mặc cho hậu quả xảy ra thì xử lý Tội cướp tài sản với tình tiết định khung làm chết người.
Nếu có chủ đích tước đoạt mạng sống sẽ xử lý hai tội Cướp tài sản và Giết người.