Đánh người khi đang say rượu bị xử phạt ra sao?

15/11/2021
Đánh người khi đang say rượu bị xử phạt ra sao?
777
Views

Rượu bia là chất kích thích khi uống quá nhiều con người sẽ không tỉnh táo, đầu óc mơ hồ, không làm chủ được hành vi của mình. Rất nhiều trường hợp gây ra những hệ lụy xấu khi uống rượu bia như sau khi uống rượu bia khi lái xe gây tai nạn hay say rượu hành hung người khác, đánh người khác…Vậy theo quy định hiện nay đối với trường hợp đánh người khi đang say rượu bị xử phạt ra sao?. Hãy cùng Luật sư 247 tìm hiểu ngay sau đây.

Căn cứ pháp lý

Đánh người khi đang say rượu bị xử phạt không?

Điều 13 Bộ luật Hình sự 2015 quy định:

Người phạm tội trong tình trạng mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình do dùng rượu, bia hoặc chất kích thích mạnh khác, thì vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự.

Như vậy, hành vi đánh người khi say rượu vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự.

Miễn trách nhiệm hình sự; là trường hợp một người đã thực hiện tội phạm; nhưng do đáp ứng các điều kiện nhất định mà không phải chịu hậu quả của việc thực hiện tội phạm đó.  Đây là chế định nhân đạo được áp dụng đối với người; mà hành vi của người đó đã thỏa mãn các dấu hiệu của một cấu thành tội phạm cụ thể trong Bộ luật hình sự; nhưng do người này có các điều kiện nhất định để được miễn trách nhiệm hình sự.

Hành vi đánh người khi đang say rượu; dù trong trạng thái không tỉnh táo cũng khôngthuộc trường hợp được miễn trách nhiệm hình sự ; vẫn phải chịu trách trách nhiệm hình sự nếu hành vi đủ cấu thành tội phạm.

Các trường hợp miễn trách nhiệm hình sự

Theo quy định của Bộ luật hình sự 2015, có 02 trường hợp miễn trách nhiệm hình sự. Đó là đương nhiên được miễn trách nhiệm hình sự và có thể được miễn trách nhiệm hình sự.

Người phạm tội đương nhiên được miễn trách nhiệm hình sự

– Thứ nhất, tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội

– Thứ hai, khi tiến hành điều tra, truy tố hoặc xét xử; do có sự thay đổi chính sách, pháp luật làm cho hành vi phạm tội không còn nguy hiểm cho xã hội nữa.

– Thứ ba, khi có quyết định đại xá.

– Thứ tư, người đã nhận làm gián điệp; nhưng không thực hiện nhiệm vụ được giao và tự thú, thành khẩn khai báo với cơ quan nhà nước có thẩm quyền, thì được miễn TNHS.

Người phạm tội có thể được miễn trách nhiệm hình sự

– Thứ nhất, khi tiến hành điều tra, truy tố, xét xử do chuyển biến của tình hình; mà người phạm tội không còn nguy hiểm cho xã hội nữa

– Thứ hai, khi tiến hành điều tra, truy tố, xét xử; người phạm tội mắc bệnh hiểm nghèo dẫn đến không còn khả năng gây nguy hiểm cho xã hội nữa

– Thứ ba, trước khi hành vi phạm tội bị phát giác, người phạm tội tự thú, khai rõ sự việc, góp phần có hiệu quả vào việc phát hiện và điều tra tội phạm, cố gắng hạn chế đến mức thấp nhất hậu quả của tội phạm và lập công lớn hoặc có cống hiến đặc biệt, được Nhà nước và xã hội thừa nhận

– Thứ tư, người thực hiện tội phạm nghiêm trọng do vô ý; hoặc tội phạm ít nghiêm trọng; gây thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm; hoặc tài sản của người khác; đã tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại hoặc khắc phục hậu quả; và được người bị hại hoặc người đại diện hợp pháp của người bị hại tự nguyện hòa giải và đề nghị miễn TNHS.

– Thứ năm, người dưới 18 tuổi phạm tội thuộc một trong các trường hợp theo quy định và có nhiều tình tiết giảm nhẹ, tự nguyện khắc phục phần lớn hậu quả, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 29 BLHS, thì có thể được miễn trách nhiệm hình sự

– Thứ sáu, những trường hợp có thể miễn trách nhiệm hình sự đối với từng tội phạm cụ thể

Đánh người khi đang say rượu bị xử phạt ra sao?

Mức phạt hành chính hành vi đánh người khi đang say rượu

Khoản 2 Điều 5 Nghị định 167/2013/NĐ-CP quy định:

2. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

a) Đánh nhau hoặc xúi giục người khác đánh nhau;

b) Báo thông tin giả đến các cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

c) Say rượu, bia gây mất trật tự công cộng…

Như vậy, nếu có hành vi say rượu, bia gây mất trật tự công cộng, người thực hiện có thể bị phạt hành chính đến 01 triệu đồng.

Bên cạnh đó, theo điểm a khoản 3 Điều 5 Nghị định 167/2013/NĐ-CP, trường hợp say rượu cố ý gây thương tích cho người khác nhưng chưa đến mức chịu trách nhiệm hình sự (tỉ lệ thương tích dưới 11% và không thuộc một trong các trường hợp đặc biệt) thì người thực hiện sẽ bị phạt hành chính từ 02 – 03 triệu đồng.

Truy cứu trách nhiệm hình sự hành vi đánh người khi say rượu

Truy cứu trách nhiệm hình sự hành vi đánh người khi say rượu; về Tội cố ý gây thương tích; nếu xét thấy tính chất hậu quả hành vi đem lại nghiêm trọng.

Căn cứ Điều 134 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017; hành vi đánh người khi say gây thương tích cho người khác; có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội cố ý gây thương tích; hoặc gây tổn hại tới sức khỏe của người khác. Cụ thể, mức phạt được quy định tại Điều 134 như sau:

Phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm nếu cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ…

Phạt tù từ 02 năm đến 06 năm khi phạm tội thuộc một trong các trường hợp:

– Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác; mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%;

– Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên; mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 11% đến 30%;

– Phạm tội 02 lần trở lên…

Phạt tù từ 05 năm đến 10 năm khi phạm tội thuộc một trong các trường hợp: Gây thương tích (trừ trường hợp làm biến dạn vùng mặt) hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên; Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên; mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 31% đến 60%…

Phạt tù từ 07 năm đến 14 năm nếu làm chết người hoặc gây thương tích làm biến dạng vùng mặt của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên…

Nặng nhất, người phạm tội có thể bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân nếu làm chết 02 người trở lên gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều 134.

Như vậy, tùy vào tính chất, mức độ vi phạm; người phạm tội có thể bị phạt tù đến 20 năm hoặc thậm chí là tù chung thân.

Mời bạn xem thêm bài viết

Trên đây là tư vấn của Luật sư 247 về vấn đề “Đánh người khi đang say rượu bị xử phạt ra sao?“. Để biết thêm thông tin chi tiết hoặc giải đáp những vấn đề pháp lý khó khăn; vui lòng sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật hoặc liên hệ hotline: 0833.102.102.

Câu hỏi thường gặp

Đồng nghiệp đánh nhau tại nơi làm việc bị xử phạt ra sao?

Theo Điều 125 Bộ luật Lao động 2019 thì hình thức xử lý kỷ luật sa thải được người sử dụng lao động áp dụng trong trường hợp sau đây:
….
“1. Người lao động có hành vi trộm cắp, tham ô, đánh bạc, cố ý gây thương tích, sử dụng ma túy tại nơi làm việc;”
Như vậy đồng nghiệp đánh nhau tại nơi làm việc có thể bị sa thải.

Xúi người khác đánh nhau bị phạt bao nhiêu?

Căn cứ Khoản 2a Điều 5 Nghị định 167/2013/NĐ-CP quy định:
– Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
Đánh nhau hoặc xúi giục người khác đánh nhau;

Say rượu lái xe gây tai nạn có bị phạt tù không?

Bộ luật hình sự Việt Nam hiện hành đã quy định về hành vi lái xe khi say xỉn gây tai nạn; mức phạt phục thuộc vào tính chất nghiêm trọng của sự việc; hành vi của người nào tham gia giao thông đường bộ mà vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ gây thiệt hại cho người khác sẽ có mức phạt tù tương ứng.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Hình sự

Để lại một bình luận