Đánh bài ăn tiền giá trị bao nhiêu bị xử lý hình sự?

06/01/2022
Xử lí thế nào nếu tử tù còn sống sau 3 lần tiêm thuốc độc
910
Views

Đánh bài ăn tiền giá trị bao nhiêu bị xử lý hình sự?

Đánh bài là một trong những trò chơi nhiều người dùng để “giải trí”. Tuy nhiên; không phải ai cũng biết đánh bài ăn tiền là một trong những tội bị xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật. Vậy, đánh bài ăn tiền giá trị bao nhiêu bị xử lý hình sự?

Căn cứ pháp lí

Bộ Luật hình sự 2015

Nghị định 167/2013/NĐ-CP

Quy định về hành vi vi phạm đánh bài ăn tiền

Theo quy định tại Điều 26 Nghị định số 167/2013/NĐ-CP; thì đánh bạc trái phép là hành vi sử dụng một trong các hình thức như: xóc đĩa; tá lả, tổ tôm, tú lơ khơ, tam cúc, 3 cây, tứ sắc; đỏ đen, cờ thế hoặc các hình thức khác mà được; thua bằng tiền, hiện vật….

Như vậy; hành vi đánh bài ăn tiền là hành vi thuộc nhóm đánh bạc trái phép và là hành vi vi phạm pháp luật. Hành vi đánh bạc trái phép bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật.

Theo đó; mức xử phạt vi phạm hành chính được áp dụng đối với hành vi đánh bài ăn tiền là phạt tiền từ 01- 02 triệu đồng.

Đánh bài với giá trị bao nhiêu thì bị xử lý hình sự

Như phân tích ở trên; chỉ cần xuất hiện hình thức đánh bạc mà người thực hiện hành vi nhận được hoặc mất đi tiền; hiện vật thì đã được cho là vi phạm pháp luật về hành vi đánh bạc trái phép.

Tại Điều 321 Bộ luật Hình sự 2015; quy định về hành vi đánh bạc; nếu được hoặc mất với giá trị tiền hoặc hiện vật như sau sẽ bị xử lý hình sự:

  • Dưới 05 triệu đồng; nhưng có các hành vi sau đây thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm; hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
  • Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi đánh bạc trái phép;
  • Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc; chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;
  • Đã bị kết án về Tội đánh bạc hoặc Tội tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc; chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.
  • Từ 05 triệu đồng đến dưới 50 triệu đồng; thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
  • Từ 50 triệu đồng trở lên thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm.

Như vậy, dù số tiền nhận được hoặc mất đi có nhỏ hơn 05 triệu đồng; nhưng có các hành vi theo quy định của pháp luật; đã nêu ở trên thì người thực hiện hành vi đánh bạc vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự.

Ngoài ra; với Tội đánh bạc; người thực hiện hành vi phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10 – 50 triệu đồng.

Từ những phân tích trên; có thể thấy đánh bạc dù bằng bất kỳ hình thức nào; hoặc với số tiền bất kỳ nào cũng đều làm hành vi vi phạm pháp luật.

Khi nào bị truy tố trách nhiệm hình sự về tội đánh bạc?

“Đánh bạc trái phép” là hành vi đánh bạc được thực hiện dưới bất kỳ hình thức nào; với mục đích được thua bằng tiền hay hiện vật; mà không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép; hoặc được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép; nhưng thực hiện không đúng với quy định trong giấy phép được cấp. Bộ luật hình sự năm 2015; sửa đổi bổ sung năm 2017 quy định về tội đánh bạc như sau:

Điều 321: Tội đánh bạc

  1. Người nào đánh bạc trái phép dưới bất kỳ hình thức nào; được thua bằng tiền hay hiện vật trị giá từ 5.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng; hoặc dưới 5.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này; hoặc hành vi quy định tại Điều 322 của Bộ luật này; hoặc đã bị kết án về tội này hoặc tội quy định tại Điều 322 của Bộ luật này; chưa được xóa án tích mà còn vi phạm; thì bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng; phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm
  2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:

a) Có tính chất chuyên nghiệp;

b) Tiền hoặc hiện vật dùng đánh bạc trị giá 50.000.000 đồng trở lên;

c) Sử dụng mạng internet, mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử để phạm tội;

d) Tái phạm nguy hiểm.

  1. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.”

Trong đó; xác định trách nhiệm hình sự đối với người đánh bạc không được tính tổng số tiền; giá trị hiện vật dùng để đánh bạc của tất cả các lần đánh bạc; mà phải căn cứ vào từng lần đánh bạc để xem xét; cụ thể như sau:

​Như vậy; với số tiền nêu trên bạn đủ để truy tố trách nhiệm hình sự về tội đánh bạc dựa trên tổng số tiền thu được để đánh bạc.

Mức xử phạt hành chính: áp dụng khi tổng số tiền thu được tại gá bạc nhỏ hơn 2 triệu thì xử phạt hành chính theo Khoản 2 Điều 26 Nghị định 167/2013/NĐ-CP như sau:

Điều 26. Hành vi đánh bạc trái phép

  1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong những hành vi đánh bạc sau đây:

a) Đánh bạc trái phép bằng một trong các hình thức như xóc đĩa; tá lả, tổ tôm, tú lơ khơ; tam cúc, 3 cây, tứ sắc, đỏ đen, cờ thế hoặc các hình thức khác mà được; thua bằng tiền, hiện vật;”

Thông tin liên hệ Luật Sư X

Trên đây là nội dung tư vấn về vấn đề “Đánh bài ăn tiền giá trị bao nhiêu bị xử lý hình sự?” Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan, quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư X để được hỗ trợ, giải đáp.

Gọi ngay cho chúng tôi qua hotline: 0833.102.102

Mời bạn đọc xem thêm

Tội đánh bạc theo quy định luật hình sự mới nhất năm 2021

Hành vi đánh bạc online bị xử phạt ra sao?

Sinh viên đánh bạc bị xử phạt như thế nào theo quy định?

Câu hỏi thường gặp

Bộ luật hình sự Việt Nam có hiệu lực trở lại (hiệu lực hồi tố) không?

Theo khoản 3 Điều 7 Bộ luật hình sự Việt Nam; không có hiệu lực hồi tố trong trường hợp việc áp dụng không có lợi cho người bị áp dụng. Ngược lại; trong trường hợp áp dụng mà có lợi cho họ thì luật hình sự Việt Nam có hiệu lực hồi tố.

Các biện pháp tư pháp phải được áp dung kèm theo hình phạt chính?

Sai. Vì trong các biện pháp được quy định tại các Điều 47,48;49 Bộ luật hình sự 2015 có nhiều biện pháp được áp dung độc lập như:
Bắt buộc chữa bệnh được áp dụng đối với người sau khi phạm tội chưa xét xử mà bị mắc bệnh tâm thần thì các biện pháp này được áp dụng trước khi xét xử đưa vào trường giáo dưỡng có thể thay cho hình phạt chính.

Nếu người đưa hối lộ chủ động khái báo thì họ được coi là không có lỗi?

Căn cứ đoạn 2 khoản 6 Điều 289 Bộ luật hình sự Việt Nam thì trong trường hợp người đưa hối lộ tuy không bị ép buộc nhưng đã chủ động khai báo trước khi bị phát giác thì vẫn bị coi là có tội, nhưng có thể được miễn trách nhiệm hình sự.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Hình sự

Comments are closed.