Điều 36 Bộ luật Tố tụng hình sự có những điểm gì mới?

06/01/2022
Điều 36 Bộ luật Tố tụng hình sự có những điểm gì mới?
2353
Views

Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 có nhiều điểm mới so với trước đây, trong đó phải kể đến việc mở rộng nhiều nhiệm vụ, quyền hạn của Thủ trưởng Cơ quan điều tra theo hướng lãnh đạo, chỉ đạo toàn diện hoạt động của Cơ quan điều tra, trong đó có hoạt động của Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra. Những điểm mới của Bộ luật được thể hiện qua điều 36 Bộ luật Tố tụng hình sự. Hãy cùng Luật sư 247 tìm hiểu rõ hơn những điểm mới trong điều 36 Bộ luật Tố tụng hình sự này.

Cơ sở pháp lý

Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015

Điều 36 Bộ luật Tố tụng hình sự

Theo quy định tại điều 36 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra qua hai vấn đề lớn: Nhiệm vụ, quyền hạn khi thực hiện chức năng quản lý hoạt động tố tụng của Cơ quan điều tra và nhiệm vụ, quyền hạn khi tiến hành tố tụng hình sự.

Điều 36 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015

“ Điều 36. Nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra

1. Thủ trưởng Cơ quan điều tra có những nhiệm vụ, quyền hạn:

a) Trực tiếp tổ chức và chỉ đạo việc thụ lý, giải quyết nguồn tin về tội phạm, việc khởi tố, điều tra của Cơ quan điều tra;

b) Quyết định phân công hoặc thay đổi Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra, thụ lý, giải quyết nguồn tin về tội phạm, kiểm tra việc khởi tố, điều tra vụ án hình sự của Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra; quyết định thay đổi hoặc hủy bỏ các quyết định không có căn cứ và trái pháp luật của Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra.

c) Quyết định phân công hoặc thay đổi Điều tra viên, Cán bộ điều tra; kiểm tra các hoạt động thụ lý, giải quyết nguồn tin về tội phạm, khởi tố, điều tra vụ án hình sự của Điều tra viên, Cán bộ điều tra; quyết định thay đổi hoặc hủy bỏ các quyết định không có căn cứ và trái pháp luật của Điều tra viên.

d) Giải quyết khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền của Cơ quan điều tra.

Khi vắng mặt, Thủ trưởng Cơ quan điều tra ủy quyền cho một Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Thủ trưởng Cơ quan điều tra. Phó Thủ trưởng chịu trách nhiệm trước Thủ trưởng về nhiệm vụ được ủy quyền.

2. Khi tiến hành tố tụng hình sự, Thủ trưởng Cơ quan điều tra có những nhiệm vụ, quyền hạn:

a) Quyết định tạm đình chỉ việc giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố; quyết định khởi tố, không khởi tố, bổ sung hoặc thay đổi quyết định khởi tố vụ án; quyết định khởi tố, bổ sung hoặc thay đổi quyết định khởi tố bị can; quyết định nhập hoặc tách vụ án; quyết định ủy thác điều tra;

b) Quyết định áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế, biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt theo quy định của Bộ luật này;

c) Quyết định truy nã, đình nã bị can, khám xét, thu giữ, tạm giữ, xử lý vật chứng;

d) Quyết định trưng cầu giám định, giám định bổ sung hoặc giám định lại, khai quật tử thi, thực nghiệm điều tra, thay đổi hoặc yêu cầu thay đổi người giám định. Yêu cầu định giá, định giá lại tài sản, yêu cầu thay đổi người định giá tài sản.

đ) Trực tiếp kiểm tra, xác minh nguồn tin về tội phạm và tiến hành các biện pháp điều tra;

e) Kết luận điều tra vụ án;

g) Quyết định tạm đình chỉ điều tra, đình chỉ điều tra, phục hồi điều tra vụ án, bị can;

h) Ra các lệnh, quyết định và tiến hành các hoạt động tố tụng khác thuộc thẩm quyền của Cơ quan điều tra.

3. Khi được phân công tiến hành việc khởi tố, điều tra vụ án hình sự, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra có những nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, trừ quy định tại điểm b khoản 1 Điều này. Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra không được giải quyết khiếu nại, tố cáo về hành vi, quyết định của mình.

4. Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về hành vi, quyết định của mình. Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra không được ủy quyền cho Điều tra viên thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình”.

Thông tin liên hệ

Trên đây là bài viết tư vấn của chúng tôi về những điểm mới của “Điều 36 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 ”. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả. Bên cạnh đó, nếu có thắc mắc về dịch vụ luật, giấy tờ pháp lý như giải thể công ty, đăng ký bảo hộ thương hiệu, Giấy phép bay flycam, thành lập công ty, đăng ký bảo hộ nhãn hiệu,… xin vui lòng liên hệ: 0833102102.

Câu hỏi thường gặp

Đối tượng điều chỉnh của Luật Hình sự là gì?

Đối tượng điều chỉnh của Luật hình sự là quan hệ xã hội phát sinh giữa Nhà nước và người phạm tội khi tội phạm xảy ra. Ngành luật hình sự điều chỉnh mối quan hệ này bằng việc xác định rõ quyền và nghĩa vụ pháp lí của hai chủ thể, đó là Nhà nước và người phạm tội.

Bộ Luật Hình sự là gì?

Hình sự là đạo luật hoàn chỉnh bao gồm hệ thống các quy phạm pháp luật hình sự quy định về tội phạm và hình phạt nói chung cũng như về các tội phạm cụ thể và các khung hình phạt đối với tội phạm cụ thể đó.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Hình sự

Comments are closed.