Đảng phí là một khoản tiền mà các thành viên của một đảng chính trị phải đóng góp định kỳ để hỗ trợ hoạt động của đảng đó. Đảng phí cung cấp nguồn tài chính để đảng chính trị duy trì hoạt động hàng ngày của mình, bao gồm việc tổ chức cuộc họp, đào tạo cán bộ, tổ chức chiến dịch và các hoạt động xây dựng cơ sở. Có nhiều thắc mắc về vấn đề rằng Đảng viên nghỉ thai sản đóng đảng phí như thế nào? Nếu Đảng viên phải đóng Đảng phí trong thời gian nghỉ thai sản thì mức đóng là bao nhiêu và đóng cho ai? Tất cả những quy định này sẽ được Luật sư 247 chia sẻ đến bạn đọc tại nội dung bài viết sau:
Căn cứ pháp lý
Quyết định 342-QĐ/TW năm 2010
Đảng viên nghỉ thai sản đóng đảng phí như thế nào?
Đảng phí thường được sử dụng để tài trợ cho các chiến dịch bầu cử của đảng chính trị. Điều này bao gồm việc tiếp cận cử tri, quảng bá thông điệp và ủng hộ ứng cử viên của đảng trong cuộc bầu cử. Chi tiết quy định về việc Đảng viên nghỉ thai sản đóng đảng phí như thế nào?
Căn cứ Mục I Phần B Quy định chế độ đảng phí ban hành kèm theo Quyết định 342-QĐ/TW năm 2010 quy định các đối tượng đóng đảng phí, cụ thể như sau:
B- QUY ĐỊNH CỤ THỂ
I- Đối tượng và mức đóng đảng phí hằng tháng của đảng viên
Thu nhập hằng tháng của đảng viên để tính đóng đảng phí bao gồm: tiền lương, một số khoản phụ cấp; tiền công; sinh hoạt phí; thu nhập khác. Đảng viên xác định được thu nhập thường xuyên, đóng đảng phí theo tỷ lệ (%) của thu nhập hằng tháng (chưa tính trừ thuế thu nhập cá nhân); đảng viên khó xác định được thu nhập thì quy định mức đóng cụ thể hằng tháng cho từng loại đối tượng.
1- Đảng viên trong các cơ quan hành chính, các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, đơn vị lực lượng vũ trang: đóng đảng phí hằng tháng bằng 1% tiền lương, các khoản phụ cấp; tiền công; sinh hoạt phí.
2- Đảng viên hưởng lương bảo hiểm xã hội: đóng đảng phí hằng tháng bằng 0,5% mức tiền lương bảo hiểm xã hội.
3- Đảng viên làm việc trong các doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp, các tổ chức kinh tế: đóng đảng phí hằng tháng bằng 1% tiền lương, tiền công và các khoản thu nhập khác từ quỹ tiền lương của đơn vị.
4- Đảng viên khác ở trong nước (bao gồm đảng viên nông nghiệp, nông thôn, đảng viên là học sinh, sinh viên…): đóng đảng phí từ 2.000 đồng đến 30.000 đồng/tháng. Đối với đảng viên ngoài độ tuổi lao động, mức đóng đảng phí bằng 50% đảng viên trong độ tuổi lao động.
5- Đảng viên sống, học tập, làm việc ở ngoài nước
5.1- Đảng viên làm việc tại các cơ quan đại diện của Việt Nam ở ngoài nước; đảng viên là lưu học sinh theo Hiệp định được nước ngoài tài trợ hoặc được đài thọ từ ngân sách nhà nước đóng đảng phí bằng 1% mức sinh hoạt phí hằng tháng.
5.2- Đảng viên đi du học tự túc; đảng viên đi xuất khẩu lao động; đảng viên đi theo gia đình, đảng viên là thành phần tự do làm ăn sinh sống, mức đóng hằng tháng từ 2 đến 5 USD.
5.3- Đảng viên là chủ hoặc đồng chủ sở hữu các doanh nghiệp, khu thương mại, cửa hàng dịch vụ, mức đóng tối thiểu hằng tháng là 10 USD.
6- Khuyến khích đảng viên thuộc mọi đối tượng trên đây tự nguyện đóng đảng phí cao hơn mức quy định nhưng phải được chi ủy đồng ý.
Đảng viên có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, nếu có đơn đề nghị miễn hoặc giảm mức đóng đảng phí, chi bộ xem xét, báo cáo lên cấp ủy cơ sở quyết định.
Theo đó các đối tượng phải đóng đảng phí gồm có:
– Đảng viên công tác trong các cơ quan hành chính, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, đơn vị lực lượng vũ trang.
– Đảng viên hưởng lương bảo hiểm xã hội.
– Đảng viên làm việc trong các doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp, tổ chức kinh tế.
– Đảng viên khác ở trong nước (bao gồm đảng viên nông nghiệp, nông thôn, đảng viên là học sinh, sinh viên…).
– Đảng viên sống, học tập, làm việc ở ngoài nước.
Theo đó, khi nghỉ sinh con, mặc dù không đi làm để được hưởng tiền lương trực tiếp của cơ quan, đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp nhưng đảng viên có tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc và được thanh toán tiền chế độ thai sản trong thời gian nghỉ.
Do việc được nhận trợ cấp từ cơ quan bảo hiểm xã hội, đảng viên nữ nghỉ thai sản vẫn sẽ phải đóng đảng phí theo diện đảng viên hưởng lương bảo hiểm xã hội.
Mức đóng đảng phí đối với đảng viên trong thời gian nghỉ thai sản là bao nhiêu?
Căn cứ Mục I Phần B Quy định chế độ đảng phí ban hành kèm theo Quyết định 342-QĐ/TW năm 2010 thì đảng viên nữ nghỉ thai sản vẫn sẽ phải đóng đảng phí theo diện đảng viên hưởng lương bảo hiểm xã hội nên đóng đảng phí hằng tháng bằng 0,5% mức tiền lương bảo hiểm xã hội.
Bên cạnh đó thì đảng viên được khuyến khích tự nguyện đóng đảng phí cao hơn mức quy định nhưng phải được chi ủy đồng ý.
Đảng viên có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, nếu có đơn đề nghị miễn hoặc giảm mức đóng đảng phí, chi bộ xem xét, báo cáo lên cấp ủy cơ sở quyết định.
Đảng viên nữ trong thời gian nghỉ thai sản đóng đảng phí cho ai?
Căn cứ Phần C Quy định chế độ đảng phí ban hành kèm theo Quyết định 342-QĐ/TW năm 2010 quy định như sau:
C- TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1- Đảng viên đóng đảng phí hằng tháng trực tiếp cho chi bộ, do đồng chí chi ủy viên được giao trách nhiệm thu đảng phí. Chi bộ trực thuộc, đảng bộ bộ phận nộp đảng phí lên cấp trên theo tháng; các tổ chức cơ sở đảng còn lại nộp và gửi báo cáo lên cấp trên theo quý, trừ một số địa bàn đặc biệt do tỉnh ủy, thành ủy và đảng ủy trực thuộc Trung ương quy định.
2- Văn phòng Trung ương Đảng hướng dẫn cụ thể chế độ thu, quản lý, sử dụng, hạch toán, kế toán và báo cáo đảng phí thực hiện thống nhất trong toàn Đảng.
3- Đảng ủy từ cấp cơ sở trở lên và ủy ban kiểm tra các cấp có trách nhiệm hướng dẫn và kiểm tra thường xuyên việc thực hiện quy định về chế độ đảng phí.
4- Quy định này được phổ biến đến mọi cấp ủy đảng, đảng viên.
Theo đó đảng viên nữ đang trong thời gian nghỉ thai sản thì đóng đảng phí hằng tháng trực tiếp cho chi bộ, do đồng chí chi ủy viên được giao trách nhiệm thu đảng phí.
Khuyến nghị
Luật sư X là đơn vị pháp lý đáng tin cậy, những năm qua luôn nhận được sự tin tưởng tuyệt đối của quý khách hàng. Với vấn đề Đảng viên nghỉ thai sản đóng đảng phí như thế nào? chúng tôi cung cấp dịch vụ tư vấn luật lao động Công ty Luật sư X luôn hỗ trợ mọi thắc mắc, loại bỏ các rủi ro pháp lý cho quý khách hàng.
Thông tin liên hệ:
Vấn đề “Đảng viên nghỉ thai sản đóng đảng phí như thế nào?” đã được Luật sư 247 giải đáp thắc mắc ở bên trên. Với hệ thống công ty Luật sư 247 chuyên cung cấp dịch vụ pháp lý trên toàn quốc. Chúng tôi sẽ giải đáp mọi thắc mắc của quý khách hàng liên quan tới tư vấn soạn thào đơn xin hợp thửa đất. Với đội ngũ luật sư, chuyên viên, chuyên gia dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ giúp quý khách giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng, thuận tiện, tiết kiệm chi phí và ít đi lại. Chi tiết vui lòng liên hệ tới hotline: 0833102102
Mời bạn xem thêm bài viết:
- Mức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện thấp nhất là bao nhiêu?
- Sổ bảo hiểm xã hội được cấp mấy lần?
- Rút bảo hiểm xã hội cần giấy tờ gì?
Câu hỏi thường gặp:
– Các cấp ủy có trách nhiệm tổng hợp thu, nộp, sử dụng đảng phí của cấp mình và toàn đảng bộ, lập báo cáo gửi lên cấp ủy cấp trên theo niên độ kế toán. Văn phòng Trung ương Đảng có trách nhiệm tổng hợp thu, nộp, sử dụng đảng phí của toàn Đảng, báo cáo Ban Chấp hành Trung ương.
– Chế độ báo cáo thực hiện theo phụ lục sổ và báo cáo thu nộp đảng phí kèm theo.
Đảng viên làm việc trong cơ quan hành chính, tổ chức chính trị – xã hội, mức đóng đảng phí hàng tháng là 1% tiền lương, các khoản phụ cấp tính đóng bảo hiểm xã hội và tiền công.
+ Trường hợp là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp hưởng lương theo cấp bậc quân hàm, mức đóng là 1% tiền lương, các khoản phụ cấp tính đóng bảo hiểm xã hội.
+ Trường hợp là hạ sĩ quan, chiến sĩ sẽ đóng đảng phí hàng tháng với mức là 1% tiền phụ cấp.
+ Trường hợp là công nhân viên quốc phòng, lao động hợp đồng, mức đóng là 1% tiền lương, tiền công và các khoản phụ cấp tính đóng bảo hiểm xã hội.