Nghỉ không lương có phải đóng đảng phí hay không?

05/07/2023
Nghỉ không lương có phải đóng đảng phí hay không?
672
Views

Xin chào Luật sư, em có thắc mắc về quy định pháp luật trong việc thực hiện đóng Đảng phí, mong được luật sư tư vấn giải đáp giúp. Cụ thể là hiện nay do một số việc cá nhân nên em có xin nghỉ việc một thời gian và không hưởng lương, em thắc mắc rằng trong thời gian em nghỉ không có thu nhập thì quy định về việc nghỉ không lương có phải đóng đảng phí hay không? Mức đóng Đảng phí hiện nay của đảng viên là bao nhiêu? Hiện nay em đang sinh sống tại quận Đống Đa, Hà Nội. Mong luật sư tư vấn giải đáp sớm giúp tôi, tôi xin cảm ơn.

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Luật sư 247, với nhiều năm kinh nghiệm tư vấn pháp luật, vấn đề của bạn được chúng tôi giải đáp như sau:

Căn cứ pháp lý

Quyết định 342/QĐ-TW

Đảng phí và cơ sở đóng Đảng phí của Đảng viên

Để đóng góp cho hoạt động công tác Đảng và xây dựng một tổ chức Đảng vững mạnh, đảng viên cần hiểu rõ về đảng phí và cơ sở đóng đảng phí.

Thứ nhất, theo Quyết định 342/QĐ-TW của Bộ Chính trị và Công văn Số: 141-CV/VPTW/nb hướng dẫn thực hiện quyết định này, đảng phí được xem là một nguồn kinh phí để hỗ trợ hoạt động Đảng ở các cấp độ khác nhau. Một số cấp ủy cũng thành lập quỹ dự trữ từ thu đảng phí và quyết định việc sử dụng quỹ dự trữ này. Do đó, đóng đảng phí là nhiệm vụ quan trọng của đảng viên theo quy định trong Điều lệ Đảng, có tính nguyên tắc và mang ý nghĩa chính trị quan trọng. Để tính toán số tiền đóng đảng phí, căn cứ chính là thu nhập hàng tháng của đảng viên.

Thứ hai, cơ sở để đóng đảng phí là thu nhập hàng tháng của đảng viên, bao gồm tiền lương, các khoản phụ cấp, tiền công, sinh hoạt phí và các khoản thu nhập khác. Đảng viên xác định thu nhập hàng tháng và đóng đảng phí theo một tỷ lệ (%) quy định (chưa bao gồm thuế thu nhập cá nhân). Đối với những đảng viên khó xác định thu nhập, sẽ có mức đóng cụ thể hàng tháng được quy định cho từng loại đối tượng.

Nghỉ không lương có phải đóng đảng phí hay không?

Việc đóng đảng phí là một trách nhiệm của đảng viên, nhằm góp phần xây dựng tổ chức Đảng mạnh mẽ và duy trì hoạt động công tác Đảng. Ngoài việc đảng viên đóng đảng phí, còn có những nhiệm vụ khác như tuân thủ quy định của Ban Chấp hành Trung ương, tham gia xây dựng và bảo vệ đường lối, chính sách và tổ chức của Đảng, giữ gìn đoàn kết và thực hiện công tác phát triển đảng viên.

Quy định về mức đóng Đảng phí của Đảng viên

Đảng viên thường phải đóng mức Đảng phí được quy định bởi cơ quan, tổ chức Đảng có thẩm quyền. Mức phí này có thể được xác định theo thu nhập hoặc tương đương với một phần thu nhập của Đảng viên. Cụ thể, quy định về mức đóng Đảng phí của Đảng viên hiện nay như sau:

Theo quy định tại Mục B.I Quyết định 342/QĐ-TW của Bộ Chính trị và Hướng dẫn tại Công văn Số: 141-CV/VPTW/nb đảng viên đóng đảng phí theo các mức như sau:

Đảng viên trong các cơ quan hành chính, các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, đơn vị lực lượng vũ trang

Thứ nhất, đảng viên trong các cơ quan hành chính, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức xã hội-nghề nghiệp đóng đảng phí hằng tháng bằng 1% tiền lương (tiền lương theo ngạch bậc, tiền lương tăng thêm theo quy định của cơ quan có thẩm quyền), các khoản phụ cấp tính đóng bảo hiểm xã hội; tiền công.

Thứ hai, đảng viên trong lực lượng vũ trang nhân dân:

– Đảng viên trong Quân đội nhân dân:

+ Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp hưởng lương theo cấp bậc quân hàm đóng đảng phí hằng tháng bằng 1% tiền lương, các khoản phụ cấp tính đóng bảo hiểm xã hội.

+ Hạ sĩ quan, chiến sĩ, mức đóng đảng phí hằng tháng bằng 1% phụ cấp.

+ Công nhân viên quốc phòng, lao động hợp đồng, mức đóng đảng phí hằng tháng bằng 1% tiền lương (bao gồm cả tiền lương tăng thêm), các khoản phụ cấp đóng bảo hiểm xã hội, tiền công.

– Đảng viên trong Công an nhân dân:

+ Sĩ quan, hạ sĩ quan hưởng lương theo cấp bậc quân hàm, mức đóng đảng phí hằng tháng bằng 1% tiền lương, các khoản phụ cấp tính đóng bảo hiểm xã hội.

+ Công nhân, viên chức, người lao động hợp đồng, lao động tạm tuyển, mức đóng đảng phí bằng 1% tiền lương (bao gồm cả tiền lương tăng thêm), các khoản phụ cấp đóng bảo hiểm xã hội, tiền công.

+ Hạ sĩ quan, chiến sĩ phục vụ có thời hạn hưởng phụ cấp quân hàm; học sinh, học viên hưởng sinh hoạt phí, mức đóng đảng phí hằng tháng bằng 1% phụ cấp, sinh hoạt phí.

Đối với đảng viên thuộc các đối tượng trên đây, nếu làm việc trong các doanh nghiệp thuộc lực lượng vũ trang thì mức đóng đảng phí như đảng viên làm việc trong các doanh nghiệp.

Đảng viên hưởng lương bảo hiểm xã hội

Đảng viên thuộc trường hợp đang hưởng lương bảo hiểm xã hội có mức đóng đảng phí hằng tháng bằng 0,5% mức tiền lương bảo hiểm xã hội.

Đảng viên làm việc trong các doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp, các tổ chức kinh tế:

Thứ nhất, đảng viên làm việc trong các đơn vị sự nghiệp, các tổ chức kinh tế (sự nghiệp kinh tế, giáo dục, y tế, báo chí…), mức đóng đảng phí hằng tháng bằng 1% tiền lương (bao gồm cả tiền lương tăng thêm), phụ cấp tính đóng bảo hiểm xã hội; tiền công.

Thứ hai, đảng viên làm việc trong các doanh nghiệp, mức đóng đảng phí hằng tháng bằng 1% tiền lương, phụ cấp tính đóng bảo hiểm xã hội; tiền công và các khoản thu nhập khác từ quỹ tiền lương của đơn vị. Đối với các đảng viên làm việc trong các doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài; doanh nghiệp liên doanh, công ty cổ phần (Nhà nước không nắm cổ phần chi phối); doanh nghiệp tư nhân, đảng viên tự kê khai tiền lương, phụ cấp lương tính đóng đảng phí với chi bộ; trường hợp khó xác định được tiền lương thì mức đóng đảng phí tối thiểu bằng 1% mức tiền lương, tiền công đóng bảo hiểm xã hội theo quy định của Nhà nước.

Đảng viên khác ở trong nước (bao gồm đảng viên nông nghiệp, nông thôn, đảng viên là học sinh, sinh viên…):

Thứ nhất, đảng viên thuộc các ngành nghề nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, lao động tự do…:

– Đối với đảng viên trong độ tuổi lao động:

+ Khu vực nội thành thuộc các thành phố trực thuộc Trung ương đóng đảng phí 10.000 đồng/tháng.

+ Khu vực nội thành đô thị loại I, loại II, loại III của các tỉnh trực thuộc Trung ương đóng đảng phí 8.000 đồng/tháng.

+ Khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo (địa bàn khu vực III theo quy định của Chính phủ) đóng đảng phí 4.000 đồng/tháng.

+ Các khu vực còn lại đóng đảng phí 6.000 đồng/tháng.

– Đối với đảng viên ngoài độ tuổi lao động (trên 55 tuổi đối với nữ, trên 60 tuổi đối với nam); đảng viên là thương binh, bệnh binh, người mất sức lao động, mức đóng đảng phí bằng 50% đảng viên trong độ tuổi lao động theo từng khu vực.

Thứ hai, đảng viên là học sinh, sinh viên không hưởng lương, phụ cấp, mức đóng đảng phí 3.000 đồng/tháng.

Thứ ba, đảng viên là chủ trang trại; chủ cửa hàng thương mại, sản xuất, kinh doanh dịch vụ, mức đóng đảng phí theo các khu vực như sau : Khu vực nội thành thuộc các thành phố trực thuộc Trung ương đóng đảng phí 30.000 đồng/tháng.

+ Khu vực nội thành đô thị loại I, loại II, loại III của các tỉnh trực thuộc Trung ương đóng đảng phí 25.000 đồng/tháng.

+ Khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo (địa bàn khu vực III theo quy định của Chính phủ) đóng đảng phí 15.000 đồng/tháng.

+ Các khu vực còn lại đóng đảng phí 20.000 đồng/tháng.

Đảng viên sống, học tập, làm việc ở ngoài nước

Thứ nhất, đảng viên làm việc tại các cơ quan đại diện của Việt Nam ở ngoài nước; đảng viên là lưu học sinh theo Hiệp định được nước ngoài tài trợ hoặc được đài thọ từ ngân sách nhà nước đóng đảng phí bằng 1% mức sinh hoạt phí hằng tháng.

Đảng viên ra ngoài nước theo diện được hưởng lương hoặc sinh hoạt phí: cơ quan đại diện (kể cả phu nhân, phu quân); doanh nghiệp đầu tư ra nước ngoài và lưu học sinh, chuyên gia, cộng tác viên…, mức đóng đảng phí bằng 1% tiền lương hoặc sinh hoạt phí.

Thứ hai, đảng viên đi du học tự túc; đảng viên đi xuất khẩu lao động; đảng viên đi theo gia đình, đảng viên là thành phần tự do làm ăn sinh sống

– Đảng viên đi du học tự túc, đảng viên đi theo gia đình, đảng viên là thành phần tự do làm ăn sinh sống:

+ Đảng viên đi du học tự túc, đảng viên đi theo gia đình, mức đóng là 2 USD/tháng.

+ Đảng viên là thành phần tự do làm ăn sinh sống; kinh doanh, dịch vụ nhỏ, mức đóng là 3 USD/tháng.

– Đảng viên đi xuất khẩu lao động :

+ Làm việc tại các nước thuộc các nước công nghiệp phát triển và các nước có mức thu nhập bình quân trên đầu người cao (Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan…), mức đóng đảng phí hằng tháng là 4 USD/tháng.

+ Làm việc tại các nước còn lại, mức đóng hằng tháng là 2 USD/tháng.

Thứ ba, đảng viên là chủ hoặc đồng chủ sở hữu các doanh nghiệp, khu thương mại, cửa hàng dịch vụ, mức đóng tối thiểu hằng tháng là 10 USD.

Đảng viên có nhiều nguồn thu nhập thì tính đóng đảng phí theo thu nhập ở cơ quan, đơn vị hoặc tại địa bàn nơi đảng viên sinh hoạt đảng.

Lưu ý: 

– Các khoản phụ cấp, trợ cấp được trả bằng hiện vật; các khoản phụ cấp không tính đóng bảo hiểm xã hội; trợ cấp chính sách xã hội như: trợ cấp người hoạt động cách mạng trước năm 1945, trợ cấp Bà Mẹ Việt Nam Anh hùng, Anh hùng Lực lượng vũ trang, Anh hùng Lao động, trợ cấp thương tật, trợ cấp thân nhân liệt sĩ, trợ cấp nhiễm chất độc da cam…. không tính vào thu nhập để tính đóng đảng phí .

– Khuyến khích đảng viên thuộc mọi đối tượng trên đây tự nguyện đóng đảng phí cao hơn mức quy định nhưng phải được chi ủy đồng ý.

Nghỉ không lương có phải đóng đảng phí hay không?

Tại Công văn 141-CV/VPTW/nb năm 2011 hướng dẫn thực hiện Quyết định 342-QĐ/TW về chế độ đảng phí thì mức đóng Đảng phí của Đảng viên là lao động tự do được quy định như sau:

– Đảng viên thuộc các ngành nghề nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, lao động tự do…:

Nếu trong độ tuổi lao động:

– Khu vực nội thành thuộc các thành phố trực thuộc Trung ương thì mức đóng đảng phí là 10.000 đồng/tháng.

– Khu vực nội thành đô thị loại I, loại II, loại III của các tỉnh trực thuộc Trung ương có mức đóng đảng phí 8.000 đồng/tháng.

– Khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo (địa bàn khu vực III theo quy định của Chính phủ) đóng đảng phí 4.000 đồng/tháng.

– Các khu vực còn lại đóng đảng phí 6.000 đồng/tháng.

Đảng viên ngoài độ tuổi lao động; đảng viên là thương binh, bệnh binh, người mất sức lao động, mức đóng đảng phí bằng 50% đảng viên trong độ tuổi lao động phù thuộc từng khu vực.

Như vậy, căn cứ nội dung trên thì mức đóng đảng phí đối với:

– Đảng viên không có thu nhập đang trong độ tuổi lao động là 10.000 đồng/tháng; 8.000 đồng/tháng; 6.000 đồng/tháng; 4.000 đồng/tháng tùy thuộc vào địa bàn cư trú của đảng viên đó bạn nhé.

– Đối với đảng viên ngoài độ tuổi lao động được giảm 50% đảng phí.

Bạn đang trong độ tuổi lao động, nhưng nghỉ không lương thì bạn vẫn phải đóng đảng phí ở mức 10.000 đồng/ tháng vì bạn cư trú tại khu vực nội thành Hà Nội, là thành phố trực thuộc Trung ương.

Khuyến nghị

Với đội ngũ nhân viên là các luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý của Luật sư X, chúng tôi cung cấp dịch vụ tư vấn pháp lý toàn diện về vấn đề luật lao động đảm bảo chuyên môn và kinh nghiệm thực tế. Ngoài tư vấn online 24/7, chúng tôi có tư vấn trực tiếp tại các trụ sở Hà Nội, Hồ Chí Minh, Bắc Giang.

Thông tin liên hệ:

Luật sư 247 đã cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến vấn đề “Nghỉ không lương có phải đóng đảng phí hay không?“. Ngoài ra, chúng tôi có hỗ trợ dịch vụ pháp lý khác liên quan đến soạn thào đơn xin tách thửa đất. Hãy nhấc máy lên và gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833102102 để được đội ngũ Luật sư, luật gia giàu kinh nghiệm tư vấn, hỗ trợ, đưa ra giải đáp cho quý khách hàng.

Mời bạn xem thêm bài viết:

Câu hỏi thường gặp:

Đảng viên dự bị có phải đóng đảng phí hay không?

Câu trả lời là Có. khi đã là Đảng viên thì phải thực hiện nghĩa vụ nộp Đảng phí mà không phân biệt Đảng viên chính thức hay Đảng viên dự bị.

Đảng viên đóng đảng phí hằng tháng ở đâu?

Đảng viên đóng đảng phí hằng tháng trực tiếp cho chi bộ. Chi bộ trực thuộc, đảng bộ bộ phận nộp đảng phí lên cấp trên theo tháng hoặc quý; các tổ chức cơ sở đảng còn lại nộp và gửi báo cáo lên cấp trên theo quý.

Đảng phí được trích để lại ở các cấp được sử dụng như thế nào?

Đảng phí được trích để lại ở các cấp được sử dụng như sau :
– Chi bộ trực thuộc đảng bộ bộ phận, đảng bộ bộ phận, chi bộ trực thuộc đảng bộ cơ sở; chi bộ cơ sở, đảng bộ cơ sở xã, phường, thị trấn; chi bộ cơ sở, đảng bộ cơ sở và đảng bộ cấp trên cơ sở hoặc đảng bộ cơ sở được giao quyền cấp trên cơ sở trong các cơ quan hành chính, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp và tổ chức kinh tế : số đảng phí trích giữ lại được bổ sung vào dự toán chi hoạt động của tổ chức đảng.
– Các huyện ủy, quận ủy, thị ủy, thành ủy, đảng ủy khối các cơ quan và đảng ủy khối doanh nghiệp và đảng ủy tương đương trực thuộc tỉnh ủy, thành ủy; các tỉnh ủy, thành ủy trực thuộc Trung ương; Đảng ủy Khối các cơ quan Trung ương; Đảng ủy Khối Doanh nghiệp Trung ương; Quân ủy Trung ương; Đảng ủy Công an Trung ương, cơ quan tài chính đảng ở Trung ương : số đảng phí trích giữ lại được lập quỹ dự trữ của Đảng ở cấp mình. Quỹ dự trữ được dùng bổ sung chi hoạt động của cấp ủy, hỗ trợ kinh phí hoạt động cho các tổ chức đảng trực thuộc có khó khăn; cấp ủy đảng quyết định việc chi tiêu từ quỹ dự trữ.

5/5 - (2 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật khác

Comments are closed.