Đăng ký trực tuyến biện pháp bảo đảm theo quy định?

24/11/2021
Đăng ký trực tuyến biện pháp bảo đảm
567
Views

Chào luật sư! Năm nay tôi cũng hơn 60 tuổi rồi; có 1 khoản lương hưu làm tiền tiết kiệm; vì không dùng đến nên tôi đã cho ông A là anh bạn vay để xây 1 khu trọ cho công nhân thuê. Ông A đã thế chấp cho tôi căn nhà cấp 4 mà 2 vợ chồng ông đang ở; để đảm bảo việc trả nợ cho tôi. Tôi ở 1 mình; vợ đã mất; các con đi làm xa khác tỉnh; tôi muốn đăng ký biện pháp bảo đảm; nhưng sức khỏe không tốt khó đi lại. Tôi muốn nhờ luật sư tư vấn các vấn đề liên quan đến Đăng ký trực tuyến biện pháp bảo đảm theo quy định? Để tôi có thể thực hiện thủ tục này 1 cách thuận tiện; nhanh chóng. Tôi xin chân thành cảm ơn!

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi cho chúng tôi! Luật sư 247 xin tư vấn về vấn đề này như sau:

Căn cứ pháp lý

Bộ luật dân sự năm 2015

Nghị định số 102/2017/NĐ-CP

Nội dung tư vấn

Các trường hợp phải đăng ký biện pháp bảo đảm?

Theo quy định tại khoản 1 Điều 4 Nghị định 102/2017/NĐ-CP; các trường hợp phải đăng ký biện pháp bảo đảm theo quy định bao gồm:

  • Thế chấp quyền sử dụng đất
  • Thế chấp tài sản gắn liền với đất trong trường hợp tài sản đó đã được chứng nhận quyền sở hữu trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
  • Cầm cố tàu bay, thế chấp tàu bay
  • Thế chấp tàu biển

Như vậy, từ quy định trên ta có thể hiểu; việc đăng ký biện pháp bảo đảm là điều kiện để giao dịch bảo đảm có hiệu lực trong trường hợp pháp luật quy định.

Yêu cầu đăng ký trực tuyến

Yêu cầu đăng ký trực tuyến biện pháp bảo đảm

1. Cá nhân; pháp nhân; hộ gia đình có quyền lựa chọn phương thức đăng ký trực tuyến biện pháp bảo đảm; khi hệ thống đăng ký trực tuyến chính thức vận hành.

2. Yêu cầu đăng ký trực tuyến phải kê khai đầy đủ; chính xác các nội dung thuộc diện phải kê khai trên giao diện của hệ thống đăng ký trực tuyến.

Tài khoản đăng ký trực tuyến biện pháp bảo đảm

1. Cá nhân; pháp nhân; hộ gia đình được cấp tài khoản đăng ký trực tuyến; để truy cập vào hệ thống đăng ký trực tuyến.

2. Cơ quan quản lý hệ thống đăng ký trực tuyến có trách nhiệm cấp tài khoản đăng ký trực tuyến cho cá nhân; pháp nhân, hộ gia đình, nếu có yêu cầu.

3. Cá nhân, pháp nhân, hộ gia đình có tài khoản đăng ký trực tuyến; phải bảo vệ và chịu trách nhiệm về việc sử dụng tài khoản đăng ký trực tuyến của mình.

4. Trường hợp đăng ký trực tuyến biện pháp bảo đảm bằng tài sản là động sản khác; thì cá nhân, pháp nhân, hộ gia đình được cấp mã số sử dụng cơ sở dữ liệu về biện pháp bảo đảm.

Hoạt động đăng ký trực tuyến

Hoạt động đăng ký trực tuyến biện pháp bảo đảm

1. Hệ thống đăng ký trực tuyến phải được vận hành liên tục, an toàn, chính xác.

2. Cơ quan quản lý hệ thống đăng ký trực tuyến thực hiện việc duy trì hoạt động; đảm bảo an toàn và an ninh thông tin của hệ thống đăng ký trực tuyến theo quy định của pháp luật.

Trường hợp hệ thống đăng ký trực tuyến phải tạm ngừng hoạt động để bảo trì; bảo dưỡng; nâng cấp hoặc vì những lý do khác; thì cơ quan quản lý hệ thống đăng ký trực tuyến phải thông báo công khai; kịp thời về lý do và thời gian dự kiến cho hệ thống hoạt động trở lại.

Thủ tục đăng ký trực tuyến biện pháp bảo đảm

Việc đăng ký trực tuyến biện pháp bảo đảm được thực hiện theo thủ tục sau đây:

  1. Người yêu cầu đăng ký sử dụng mã số sử dụng cơ sở dữ liệu về biện pháp bảo đảm; tài khoản đăng ký trực tuyến đã được cấp truy cập vào hệ thống đăng ký trực tuyến biện pháp bảo đảm; để kê khai nội dung đăng ký trên giao diện đăng ký trực tuyến;
  2. Hệ thống đăng ký trực tuyến xác nhận kết quả đăng ký biện pháp bảo đảm cho người yêu cầu đăng ký trên giao diện của hệ thống đăng ký trực tuyến;
  3. Cơ quan đăng ký gửi 01 văn bản chứng nhận đăng ký biện pháp bảo đảm; có xác nhận của cơ quan đăng ký đến người yêu cầu đăng ký theo một trong các phương thức quy định tại Điều 17 của Nghị định 102/2017/NĐ-CP.

Đăng ký trực tuyến không có giá trị pháp lý

Việc đăng ký trực tuyến biện pháp bảo đảm không có giá trị pháp lý khi thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 15 của Nghị định 102/2017/NĐ-CP. Ví dụ như:

  • Không thuộc thẩm quyền đăng ký;
  • Khi phát hiện thông tin trong hồ sơ đăng ký không phù hợp với thông tin được lưu giữ tại cơ quan đăng ký hoặc có giấy tờ giả mạo;
  • Người yêu cầu đăng ký không nộp phí đăng ký; trừ trường hợp không phải nộp phí đăng ký theo quy định của pháp luật;
  • Kê khai nội dung đăng ký không đúng quy định của pháp luật;
  • …..

Trường hợp đăng ký trực tuyến biện pháp bảo đảm không có giá trị pháp lý; thì được xử lý như sau:

  • Trường hợp nội dung đăng ký biện pháp bảo đảm thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 57; thì cơ quan đăng ký xem xét; quyết định hủy kết quả đăng ký. Người yêu cầu đăng ký phải nộp phí đăng ký trong trường hợp kết quả đăng ký trực tuyến bị hủy;
  • Việc hủy kết quả đăng ký trực tuyến biện pháp bảo đảm phải được thông báo kịp thời; qua đường bưu điện hoặc qua thư điện tử đến địa chỉ của người yêu cầu đăng ký được lưu trong cơ sở dữ liệu về biện pháp bảo đảm.

Khôi phục dữ liệu

Khi phát hiện kết quả đăng ký biện pháp bảo đảm đã bị hủy không đúng các căn cứ do pháp luật quy định; thì người yêu cầu đăng ký có quyền đề nghị cơ quan đăng ký khôi phục lại kết quả đăng ký biện pháp bảo đảm đã bị hủy.

Văn bản đề nghị khôi phục lại kết quả đăng ký biện pháp bảo đảm đã bị hủy; được gửi đến cơ quan đăng ký theo phương thức như phương thức nộp hồ sơ đăng ký biện pháp bảo đảm.

Cơ quan đăng ký có trách nhiệm xem xét, kiểm tra; nếu việc hủy kết quả đăng ký biện pháp bảo đảm không đúng các căn cứ do pháp luật quy định; thì phải khôi phục lại dữ liệu đăng ký và cấp văn bản chứng nhận đăng ký biện pháp bảo đảm cho người yêu cầu đăng ký.

Trường hợp cơ quan đăng ký hủy kết quả đăng ký không đúng các căn cứ do pháp luật quy định; mà gây thiệt hại cho người yêu cầu đăng ký; thì phải bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.

Có thể bạn quan tâm

Như phân tích ở trên; các chủ thể hoàn toàn có quyền lựa chọn phương thức đăng ký biện pháp bảo đảm dưới hình thức trực tuyến. Đây là 1 phương thức thể hiện sự đổi mới; hiện đại; theo kịp cuộc cách mạng công nghệ 4.0; tiến tới mực tiêu xây dựng chính phủ điện tự hiện đại; thông minh; giảm bớt các thủ tục phiền hà.

Hy vọng những thông tin Luật sư 247 cung cấp hữu ích với bạn đọc!

Để biết thêm thông tin chi tiết, tham khảo thêm dịch vụ tư vấn của Luật sư 247 hãy liên hệ 0833102102

Câu hỏi thường gặp

Đăng ký biện pháp bảo đảm là gì?

Đăng ký biện pháp bảo đảm là việc cơ quan đăng ký ghi vào sổ đăng ký; hoặc nhập vào cơ sở dữ liệu về việc bên bảo đảm dùng tài sản; để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ đối với bên nhận bảo đảm. Biện pháp bảo đảm được đăng ký theo thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật. Việc đăng ký biện pháp bảo đảm; được thực hiện theo quy định của pháp luật về đăng ký biện pháp bảo đảm.

Các trường hợp đăng ký biện pháp bảo đảm theo yêu cầu?

Theo quy định tại khoản 2 Điều 4 Nghị định 102/2017/NĐ-CP; các trường hợp biện pháp bảo đảm được đăng ký theo yêu cầu bao gồm: Thế chấp tài sản là động sản khác; Thế chấp tài sản gắn liền với đất hình thành trong tương lai; Bảo lưu quyền sở hữu trong trường hợp mua bán tài sản gắn liền với đất; tài sản gắn liền với đất hình thành trong tương lai; mua bán tàu bay, tàu biển; mua bán tài sản là động sản khác có bảo lưu quyền sở hữu.

Ý nghĩa của biện pháp bảo đảm?

Các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự; sẽ nâng cao ý thức thực hiện nghĩa vụ đúng và đầy đủ của các bên có nghĩa vụ. Mặt khác; các biện pháp này giúp cho bên có quyền luôn ở thế chủ động; trong việc bảo vệ lợi ích của mình trong các giao dịch đã ký kết. Trong trường hợp có sự tranh chấp; đối kháng về lợi ích giữa bên nhận bảo đảm với các chủ thể khác; thì các biện pháp bảo đảm sẽ là cơ sở vững chắc; để bảo vệ lợi ích của bên nhận bảo đảm. Từ đó các giao dịch dân sự; thương mại sẽ ngày càng được thúc đẩy mạnh mẽ; là động lực phát triển nền kinh tế đất nước.

5/5 - (3 bình chọn)
Chuyên mục:
Dân sự

Để lại một bình luận