Đăng ký nhãn hiệu trực tuyến hiện nay như thế nào?

14/06/2022
Đăng ký nhãn hiệu trực tuyến hiện nay như thế nào?
409
Views

Chào Luật sư, tôi muốn hỏi hiện nay đăng ký nhãn hiệu trực tuyến được phép chưa? đăng ký nhãn hiệu trực tuyến ở đâu? Không biết Luật quy định đăng ký bảo hộ nhãn hiệu thế nào? Dịch vụ đăng ký nhãn hiệu của Luật sư 247 có những ưu điểm gì? Mẫu đơn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu hiện nay ra sao? Dịch vụ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu hiện nay ra sao? Đăng ký nhãn hiệu trực tuyến hiện nay như thế nào? Mong Luật sư tư vấn giúp tôi. Tôi xin chân thành cảm ơn Luật sư.

Nhãn hiệu được xem là tài sản vô hình quý giá của một doanh nghiệp. Có khi toàn bộ giá trị những thiết bị vật chất vẫn có giá trị thấp hơn giá trị nhãn hiệu thuộc sở hữu của doanh nghiệp đó. Chính vì vậy, việc thực hiện đăng ký nhãn hiệu là điều kiện cần và đủ cho mỗi hàng hóa, dịch vụ. Đăng ký nhãn hiệu trực tuyến hiện nay như thế nào? Hãy cùng Luật sư 247 tìm hiểu vấn đề này nhé.

Quyền đăng ký nhãn hiệu được quy định thế nào?

Theo Điều 87 Luật Sở hữu trí tuệ (điều này được sửa đổi bổ sung năm 2009):

1. Tổ chức, cá nhân có quyền đăng ký nhãn hiệu dùng cho hàng hóa do mình sản xuất hoặc dịch vụ do mình cung cấp.

2. Tổ chức, cá nhân tiến hành hoạt động thương mại hợp pháp có quyền đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm mà mình đưa ra thị trường nhưng do người khác sản xuất với điều kiện người sản xuất không sử dụng nhãn hiệu đó cho sản phẩm và không phản đối việc đăng ký đó.

3. Tổ chức tập thể được thành lập hợp pháp có quyền đăng ký nhãn hiệu tập thể để các thành viên của mình sử dụng theo quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể; đối với dấu hiệu chỉ nguồn gốc địa lý của hàng hóa, dịch vụ, tổ chức có quyền đăng ký là tổ chức tập thể của các tổ chức, cá nhân tiến hành sản xuất, kinh doanh tại địa phương đó; đối với địa danh, dấu hiệu khác chỉ nguồn gốc địa lý đặc sản địa phương của Việt Nam thì việc đăng ký phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép.

4. Tổ chức có chức năng kiểm soát, chứng nhận chất lượng, đặc tính, nguồn gốc hoặc tiêu chí khác liên quan đến hàng hóa, dịch vụ có quyền đăng ký nhãn hiệu chứng nhận với điều kiện không tiến hành sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ đó; đối với địa danh, dấu hiệu khác chỉ nguồn gốc địa lý đặc sản địa phương của Việt Nam thì việc đăng ký phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép.

Đăng ký nhãn hiệu trực tuyến hiện nay như thế nào?

Ngoài hình thực nộp trực tiếp hoặc thông qua hệ thống bưu chính, hiện tại Cục sở hữu trí tuệ còn cho phép các cá nhân, tổ chức đăng ký nhãn hiệu trực tuyến. Hình thức này vô cùng tiết kiệm thời gian nên bạn có thể áp dụng.

Thủ tục đăng ký nhãn hiệu trực tuyến thực hiện như sau:

Chủ sở hữu nộp hồ sơ đăng ký nhãn hiệu trực tuyến qua Cổng dịch vụ Công trực tuyến của Cục Sở hữu trí tuệ theo các bước như sau:

Đăng ký nhãn hiệu trực tuyến là gì?
Đăng ký nhãn hiệu trực tuyến là gì?

Bước 1: Đăng nhập vào website

Qúy khách truy cập vào trang của Cổng dịch vụ Công trực tuyến theo đường dẫn: http://dvctt.noip.gov.vn

Nếu chưa có tài khoản, cần đăng ký tài khoản theo hướng dẫn tại website. Khi đã có tài khoản tiến hành đăng nhập vào hệ thống.

Bước 2: Khai báo hồ sơ đăng ký nhãn hiệu online

Khi đăng nhập xong >> click “Khai báo” >> Chọn Đối tượng Nhãn hiệu >> Đăng ký nhãn hiệu => hiển thị màn hình nhập thông tin khai báo.

Bước 3: Nhập thông tin hồ sơ đăng ký

Tiếp theo, người nộp đơn tiến hành nhập thông tin ở các tab hiển thị trên màn hình gồm:

– Tờ khai đăng ký nhãn hiệu;

– Phân nhóm hàng hóa/dịch vụ;

– Các tài liệu  có trong đơn;

– Phí, lệ phí;

– Và đính kèm các tài liệu, giấy tờ theo yêu cầu.

Bước 4: Mã hóa hồ sơ đăng ký nhãn hiệu trực tuyến

– Nhấn xác nhận mã hóa hồ sơ (nếu cần)

– Cắm chứng thư số và Chọn chứng thư số để mã hóa hồ sơ online

Sau khi mã hóa xong, người nộp đơn ký điện tử hồ sơ.

Thủ tục đăng ký nhãn hiệu trực tuyến
Thủ tục đăng ký nhãn hiệu trực tuyến

Bước 5: Lưu hồ sơ đăng ký nhãn hiệu online

– Nhấn lưu tạm: trong trường hợp khai báo dở dang chưa xong.

– Nhấn lưu: trong trường hợp đã khai báo đủ các thông tin.

Bước 6: Nộp lệ phí, lệ phí

Có thể nộp lệ phí đăng ký bằng tiền mặt tại Cục SHTT hoặc chuyển khoản vào tài khoản của Cục SHTT.

Bước 7: Xử lý đơn đăng ký nhãn hiệu online

Trong thời hạn 01 tháng kể từ ngày gửi hồ sơ đăng ký nhãn hiệu trực tuyến, người nộp đơn phải đến một trong các điểm tiếp nhận đơn của Cục Sở hữu trí tuệ xuất trình Phiếu xác nhận tài liệu nộp trực tuyến và tài liệu kèm theo (nếu có) và nộp các khoản phí theo quy định.

Trường hợp đơn hợp lệ và nộp phí đầy đủ, Cục SHTT cấp số đơn vào tờ khai trên hệ thống online và tiến hành thẩm định:

– Thẩm định hình thức: 01 tháng từ ngày nộp đơn;

– Công bố đơn: trong thời hạn 02 tháng từ ngày chấp nhận đơn hợp lệ;

– Thẩm định nội dung: không quá 09 tháng kể từ ngày công bố đơn.

Trường hợp đơn không đủ hoặc không hợp lệ hoặc chưa nộp phí theo quy định thì đơn đăng ký trực tuyến sẽ bị từ chối tiếp nhận.

*Lưu ý: Nếu người nộp đơn khai báo không hoàn tất trên hệ thống online theo quy định thì các tài liệu sẽ bị hủy trên hệ thống.

Hình thức nộp đơn đăng ký nhãn hiệu trực tuyến dược quy định ra sao?

– Điều kiện để nộp đơn trực tuyến: Người nộp đơn cần có chứng thư số và chữ ký số, đăng ký tài khoản trên Hệ thống tiếp nhận đơn trực tuyến và được Cục Sở hữu trí tuệ phê duyệt tài khoản để thực hiện các giao dịch đăng ký quyền SHCN.

– Trình tự nộp đơn trực tuyến:

Người nộp đơn cần thực hiện việc khai báo và gửi đơn đăng ký nhãn hiệu trên Hệ thống tiếp nhận đơn trực tuyến của Cục Sở hữu trí tuệ. Sau khi hoàn thành việc khai báo và gửi đơn trên Hệ thống tiếp nhận đơn trực tuyến, Hệ thống sẽ gửi lại cho người nộp đơn Phiếu xác nhận nộp tài liệu trực tuyến. Trong thời hạn 01 tháng kể từ ngày gửi đơn trực tuyến, người nộp đơn phải đến một trong các điểm tiếp nhận đơn của Cục Sở hữu trí tuệ vào các ngày làm việc trong giờ giao dịch để  xuất trình Phiếu xác nhận tài liệu nộp trực tuyến và tài liệu kèm theo (nếu có) và nộp phí/lệ phí theo quy định.

Nếu tài liệu và phí/lệ phí đầy đủ theo quy định, cán bộ nhận đơn sẽ thực hiện việc cấp số đơn vào Tờ khai trên Hệ thống tiếp nhận đơn trực tuyến, nếu không đủ tài liệu và phí/lệ phí theo quy định thì đơn sẽ bị từ chối tiếp nhận. Trong trường hợp Người nộp đơn không hoàn tất thủ tục nộp đơn theo quy định, tài liệu trực tuyến sẽ bị hủy và Thông báo hủy tài liệu trực tuyến được gửi cho Người nộp đơn trên Hệ thống tiếp nhận đơn trực tuyến.

Mời bạn xem thêm bài viết


Đăng ký nhãn hiệu trực tuyến năm 2022 thế nào?
Đăng ký nhãn hiệu trực tuyến năm 2022 thế nào?

Thông tin liên hệ

Với dịch vụ chuyên nghiệp, uy tín; đúng thời hạn; đảm bảo chi phí phù hợp, tiết kiệm; cam kết bảo mật thông tin khách hàng 100%, Luật sư 247 là sự lựa chọn hàng đầu trong dịch vụ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu; dịch vụ đăng ký nhãn hiệu trực tuyến, Tra cứu thông tin quy hoạch. Mọi thông tin chi tiết xin vui lòng liên hệ: 0833102102 để được giải đáp! Hoặc thông qua các kênh sau:

  1. FaceBook: www.facebook.com/luatsux
  2. Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
  3. Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux

Trên đây là bài viết tư vấn của chúng tôi về ”Đăng ký nhãn hiệu trực tuyến hiện nay như thế nào? “. Hy vọng bài viết trên có ích cho bạn đọc.

Câu hỏi thường gặp

Đăng ký nhãn hiệu trực tuyến bao nhiêu tiền?

Khi khai báo hoàn tất, hệ thống sẽ tự động hiển thị các biểu phí, lệ phí theo quy định của pháp luật mà người nộp đơn cần phải nộp.

Cần tài liệu nào khi đăng ký nhãn hiệu trực tuyến theo quy định?

 Giấy uỷ quyền (nếu nộp đơn đăng ký nộp thông qua các tổ chức dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp);
– Tài liệu xác nhận được phép sử dụng các dấu hiệu đặc biệt (nếu nhãn hiệu yêu cầu bảo hộ có chứa các biểu tượng, cờ, huy hiệu của cơ quan, tổ chức trong nước và quốc tế…);
– Tài liệu xác nhận quyền đăng ký;
– Tài liệu xác nhận thụ hưởng quyền đăng ký từ người khác;
– Tài liệu chứng minh quyền ưu tiên (nếu đơn có yêu cầu hưởng quyền ưu tiên).
 

Yêu cầu chung đối với đơn đăng ký trực tuyến là gì?

– Mỗi đơn chỉ được yêu cầu cấp một văn bằng bảo hộ và loại văn bằng bảo hộ được yêu cầu cấp phải phù hợp với nhãn hiệu nêu trong đơn;
– Mọi tài liệu của đơn đều phải được làm bằng tiếng Việt. Đối với các tài liệu được làm bằng ngôn ngữ khác theo quy định tại các điểm 7.3 và 7.4 của Thông tư  01/2007/TT-BKHCN thì phải được dịch ra tiếng Việt;

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Sở hữu trí tuệ

Comments are closed.