Đăng ký nhãn hiệu sản phẩm tại Việt Nam

11/06/2022
Đăng ký nhãn hiệu sản phẩm tại Việt Nam
342
Views

Nhãn hiệu tưởng chừng như chỉ là biểu hiện của doanh nghiệp nhưng thực chất lại có liên quan và ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của doanh nghiệp. Thông qua nhãn hiệu, khách hàng sẽ tin tưởng và có thiện cảm với sản phẩm và thu hút được nhiều khách hàng mua sản phẩm hơn. Mời bạn đọc theo dõi bài viết dưới đây để biết thêm thông tin về đăng ký nhãn hiệu sản phẩm.

Nhãn hiệu sản phẩm là gì?

Nhãn hiệu là thuật ngữ sử dụng trong pháp luật sở hữu trí tuệ, trên thực tế, nhiều người vẫn gọi với những cái tên khác là thương hiệu hoặc logo.

Theo quy định tại Khoản 16, Điều 2 Luật Sở hữu trí tuệ thì nhãn hiệu được định nghĩa là dấu hiệu nhận biết dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ cùng loại của các cá nhân, tổ chức khác nhau.

Nhãn hiệu sản phẩm thường là hình ảnh, chữ viết, màu sắc hoặc sự kết hợp của nhiều yếu tố thể hiện sản phẩm mà doanh nghiệp cung cấp cũng như là chính sự thể hiện cho doanh nghiệp.

Để được pháp luật chấp thuận bảo hộ, nhãn hiệu sản phẩm phải đảo bảo được 02 điều kiện quy định tại Điều 72 Luật Sở hữu trí tuệ, cụ thể:

– Nhãn hiệu sản phẩm là dấu hiệu nhìn thấy được ở dạng chữ, từ ngữ, hình ảnh, hình vẽ hoặc kết hợp của các yếu tố khác nhau được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu.

– Nhãn hiệu sản phẩm phải có khả năng phân biệt với các sản phẩm của các cá nhân, tổ chức khác có sản phẩm cùng loại. Nhãn hiệu sản phẩm được coi là có khả năng phân biệt khi được tạo nên từ các yếu tố dễ nhận biết, dễ ghi nhớ và không thuộc các trường hợp tàị Khoản 2 Điều 74 Luật Sở hữu trí tuệ:

– Hình, hình hình học đơn giản, chữ cái, số không thuộc ngôn ngữ thông dụng.

Tại sao phải đăng ký nhãn hiệu sản phẩm?
Tại sao phải đăng ký nhãn hiệu sản phẩm?

Tại sao phải đăng ký nhãn hiệu sản phẩm?

Đăng ký nhãn hiệu sản phẩm là một giải pháp quan trọng, đảm bảo được các quyền và lợi ích tối đa cho chủ sở hữu nhãn hiệu sản phẩm theo đúng quy định của pháp luật. Dưới đây là một số lợi ích mà chỉ khi nào đăng ký nhãn hiệu sản phẩm khách hàng mới có:

– Được sử dụng nhãn hiệu sản phẩm độc quyền, có quyền quyết định về việc chuyển nhượng, chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu sản phẩm cho cá nhân, tổ chức khác để thu lợi nhuận;

– Có căn cứ để cơ quan nhà nước có thẩm quyền bảo hộ, giải quyết các tranh chấp, khiếu nại, tố cáo liên quan đến nhãn hiệu sản phẩm đã được đăng ký;

– Tự mình yêu cầu các chủ thể khác sử dụng trái phép nhãn hiệu sản phẩm của mình chấm dứt việc sử dụng trái phép này hoặc yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng các biện pháp ngăn chặn, ra các Quyết định xử phạt vi phạm hành chính, trong một số trường hợp có thể truy cứu trách nhiệm hình sự nếu có đủ điều kiện cấu thành tội phạm;

– Yêu cầu các chủ thể xâm phạm đến nhãn hiệu sản phẩm phải bồi thường thiệt hại;

– Tập trung phát triển nhãn hiệu sản phẩm, thu hút người tiêu dùng, góp phần tăng doanh thu, tăng thu nhập cho chủ sở hữu nhãn hiệu sản phẩm.

Cách đăng ký nhãn hiệu sản phẩm
Cách đăng ký nhãn hiệu sản phẩm

Cách đăng ký nhãn hiệu sản phẩm

Bước 1: Hoàn thiện nhãn hiệu sản phẩm cần đăng ký.

Bước 2: Tra cứu nhãn hiệu dự định đăng ký để kiểm tra sự trùng lặp, tương tự gây nhầm lẫn, từ đó sẽ có những điều chỉnh phù hợp để tăng khả năng đăng ký nhãn hiệu sản phẩm thành công.

Bước 3: Chuẩn bị hồ sơ đăng ký nhãn hiệu sản phẩm. Trong đó, hồ sơ bao gồm các giấy tờ sau: Tờ khai đăng ký nhãn hiệu sản phẩm; Mẫu nhãn hiệu sản phẩm; Các chứng từ xác nhận về việc đã hoàn thành nghĩa vụ nộp phí, lệ phí khi đăng ký nhãn hiệu sản phẩm; Giấy ủy quyền hoặc Hợp đồng ủy quyền cho người thực hiện công việc (nếu có) và các giấy tờ khác trong một số trường hợp cụ thể.

Bước 4: Nộp hồ sơ đăng ký nhãn hiệu sản phẩm tại một trong ba địa chỉ của Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam tại thành phố Hà Nội, thành phố Đà Nẵng, thành phố Hồ Chí Minh đã nêu trên sao cho thuận tiện nhất cho quý khách, nhưng phương án tốt nhất vẫn là nộp trực tiếp tại Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam tại Hà Nội.

Bước 5: Theo dõi tiến độ hồ sơ từ giai đoạn thẩm định hình thức đơn, giai đoạn công bố đơn, đến giai đoạn thẩm định nội dung và Quyết định cấp văn bằng bảo hộ. Sửa đổi, bổ sung hồ sơ, đơn đăng ký nhãn hiệu sản phẩm nếu có yêu cầu.

Bước 6: Nộp lệ phí cấp Văn bằng bảo hộ và nhận Văn bằng bảo hộ nhãn hiệu sản phẩm.

Bảng giá dịch vụ bảo hộ nhãn hiệu của Luật sư 247

Bảng giá dịch vụ bảo hộ nhãn hiệu của Luật sư 247
Bảng giá dịch vụ bảo hộ nhãn hiệu của Luật sư 247

Tại sao nên sử dụng dịch vụ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu của Luật sư 247

Hiện nay, việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu diễn ra rất phổ biến. Tuy nhiên, không phải chủ doanh nghiệp nào cũng có kiến thức đầy đủ về pháp luật sở hữu trí tuệ nói chung; và kiến thức về thủ tục đăng ký bảo hộ nhãn hiệu nói riêng. Chính vì thế, đã tạo ra những tổn thất và rủi ro không đáng có như:

  • Thị trường kinh doanh luôn là thị trường cạnh tranh gắt gao, có tính rủi ro cao. Việc chậm trễ trong quá trình đăng ký bảo hộ nhãn hiệu sẽ khiến nhãn hiệu có thể bị đối thủ sao chép, lợi dụng.
  • Quy trình đăng ký bảo hộ nhãn hiệu gồm rất nhiều bước, thời gian dài. Nên nếu càng chần chừ thì càng tạo ra những rủi do, tổn thất.
  • Khi sử dịch vụ, các luật sư có thể tư vấn, trao đổi và hỗ trợ khách hàng một cách tốt nhất. Góp phần để quá trình đăng ký diễn ra suôn sẻ, nhanh chóng và hiệu quả.

Lợi ích Luật Sư 247 mang lại cho khách hàng

  • Sử dụng dịch vụ của Luật sư ; chúng tôi đảm bảo sẽ giúp bạn thực hiện khâu chuẩn bị hồ sơ hiệu quả, đúng pháp luật. Bạn không cần phải tự thực hiện chuẩn bị giấy tờ.
  • Sử dụng dịch vụ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu của Luật sư 247 sẽ giúp bạn tiết kiệm thời gian. Bạn sẽ không phải tốn thời gian để chuẩn bị hồ sơ; nộp hồ sơ hay nhận kết quả thụ lý. Những công đoạn đó, chúng tôi sẽ giúp bạn thực hiện ổn thỏa.
  • Chi phí dịch vụ là điều mà khách hàng quan tâm. Nhưng, bạn đừng lo lắng, vì mức giá mà chúng tôi đưa ra đảm bảo phù hợp với từng trường hợp cụ thể. Giúp bạn có thể tiết kiệm tối đa chi phí khi sử dụng dịch vụ của chúng tôi.

Video Luật sư 247 giải đáp về đăng ký bảo hộ nhãn hiệu

Thông tin liên hệ Luật sư 247

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề “Đăng ký nhãn hiệu sản phẩm”. Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan như dịch vụ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, mẫu đơn đăng kỹ bảo hộ nhãn hiệu, dịch vụ đăng ký nhãn hiệu mã số thuế cá nhân tra cứu, dịch vụ luật sư tạm ngừng kinh doanh, thành lập công ty trọn gói giá rẻ… Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư 247 để được hỗ trợ, giải đáp. Gọi ngay cho chúng tôi qua hotline: 0833.102.102

Facebook: www.facebook.com/luatsux
Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux

Câu hỏi thường gặp

Đăng ký bảo hộ tên sản phẩm hàng hoá ở đâu?

Đăng ký bảo hộ tên sản phẩm hàng hóa chính là thủ tục đăng ký nhãn hiệu, đăng ký thương hiệu. Hiện nay, các cá nhân, đơn vị kinh doanh sản xuất có thể nộp hồ sơ trực tiếp tại Cục sở hữu trí tuệ hoặc thông qua dịch vụ đăng ký nhãn hiệu tại Luật sư 247.
Trường hợp nộp trực tiếp tại Cục sở hữu trí tuệ: Bạn có thể nộp thông qua đường bưu điện, nộp trực tuyến trên cổng thông tin dịch vụ công hoặc tới trực tiếp trụ sở Cục sở hữu tuệ ở Hà Nội; văn phòng đại diện tại Thành phố Hồ Chí Minh hay Đà Nẵng để nộp. Trong trường hợp này, bạn cần chuẩn bị đầy đủ hồ sơ bao gồm: Tờ khai điền đầy đủ thông tin, mô tả mẫu nhãn và phân loại nhóm ngành theo quy định. Mẫu nhãn đi kèm. Biên lai lệ phí và các tài liệu khác tùy từng trường hợp cụ thể.

Đăng ký bảo hộ tên sản phẩm hàng hoá hết bao nhiêu tiền?

Chi phí đăng ký bảo hộ nhãn hiệu được áp dụng theo thông tư 263/22016/TT-BTC của Bộ tài chính quy định về mức phí sở hữu công nghiệp. Theo đó, chi phí đăng ký tên sản phẩm hàng hóa sẽ phụ thuộc vào số lượng nhóm, ngành bảo hộ. Trường hợp, bạn cần bảo hộ một tên cho một nhóm sản phẩm (hoặc một sản phẩm) thì mức phí và lệ phí nhà nước như sau:
Lệ phí nộp đơn: 150.000VNĐ
Phí công bố đơn: 120.000VNĐ
Phí tra cứu phục vụ TĐND: 180.000VNĐ/01 nhóm sản phẩm, dịch vụ
Phí tra cứu cho sản phẩm, dịch vụ thứ 7 trở đi: 30.000VNĐ/01 sản phẩm, dịch vụ
Phí thẩm định nội dung: 550.000VNĐ/01 nhóm sản phẩm, dịch vụ
Phí thẩm định nội dung cho sản phẩm/dịch vụ thứ 7 trở đi: 120.000VNĐ/01 sản phầm, dịch vụ.

Đăng ký nhãn hiệu độc quyền là sao?

Đăng ký nhãn hiệu độc quyền là việc đăng ký với cơ quan nhà nước (cụ thể là Cục Sở hữu trí tuệ) để được cấp văn bằng bảo hộ. Khi đăng ký, doanh nghiệp là chủ sở hữu và sẽ được bảo hộ độc quyền đối với nhãn hiệu của mình. Chủ thể khác muốn sử dụng phải xin phép, có sự thỏa thuận với chủ sở hữu nhãn hiệu đó.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Sở hữu trí tuệ

Comments are closed.