Hướng dẫn đăng ký nhận diện thương hiệu

24/06/2022
Hướng dẫn đăng ký nhận diện thương hiệu
644
Views

Chào Luật sư, tôi có kêu tìm hiểu để đăng ký nhận diện thương hiệu cho công ty. Tuy nhiên, đối với việc đăng ký nhận diện thương hiệu thì tôi còn rất mơ hồ. Không biết Luật quy định đăng ký nhận diện thương hiệu thế nào? Dịch vụ đăng ký thương hiệu của Luật sư 247 có những ưu điểm gì? Mong Luật sư tư vấn giúp tôi. Tôi xin chân thành cảm ơn Luật sư. Mời bạn đọc theo dõi bài viết dưới đây để biết thêm thông tin.

Thương hiệu (Brand) là gì?

Thương hiệu là tài sản vô giá của tổ chức doanh nghiệp, cá nhân bao gồm tổng thể, là một loại hình sản phẩm hay dịch vụ gắn liền với hoạt động sản xuất, kinh doanh. Có thể nói thương hiệu chính là phần linh hồn để quyết định sự thành công phát triển của doanh nghiệp.

Nhiều người cho rằng thương hiệu chỉ bao gồm một vài yếu tố như: vài màu sắc, một vài font chữ, logo, slogan và có thể có một số đoạn nhạc được thêm vào trong những sản phẩm truyền thông… Thực tế, thương hiệu phức tạp hơn thế nhiều. Về mặt nhận diện, thương hiệu là cái tên hay dấu hiệu giúp nhận biết một sản phẩm. Một thương hiệu thành công đánh dấu một sản phẩm là có lợi thế cạnh tranh bền vững. Microsoft, IBM, BMW, Coca Cola, Shell…là những ví dụ điển hình về thương hiệu doanh nghiệp. 

Thương hiệu (Brand) là gì?
Thương hiệu (Brand) là gì?

Biểu trưng thương hiệu (Logo)

Theo định nghĩa của pháp luật Việt Nam, “Biểu tượng thương hiệu (logo) là một phần tử đồ họa, ký hiệu, hoặc biểu tượng (icon) của một thương hiệu hoặc thương hiệu và đi cùng mặt chữ kiểu của nó, tức là được xếp bộ trong một mặt chữ độc đáo hoặc xếp đặt trong một cách cá biệt”. Logo được tạo ra bao gồm những ẩn ý, mang tính hàm súc, biểu tượng cho sức mạnh, thay thế cho cách diễn đạt bằng lời nói của một cá nhân hay doanh nghiệp tổ chức nào đó“.

Logo là sản phẩm trực quan bao gồm hình ảnh hoặc chữ là sự kết hợp cả hình ảnh và chữ để giúp nhận diện thương hiệu.

  • Phần hình ảnh trong logo: Là các hình biểu tượng, tượng rưng cho các cá tính của sản phẩm/thương hiệu. Phần hình ảnh này yêu cầu dễ nhận biết, dễ nhớ và gây ấn tượng với người xem.
  • Phần chữ trên logo: Chữ trên logo thường là tên của thương hiệu được thiết kế với kiểu font cách điệu. Nếu kết hợp với hình ảnh, chữ trên logo cần sử dụng format phù hợp để cùng với phần hình ảnh, tạo nên một dấu hiệu nhận biết phù hợp với doanh nghiệp.
Nhận diện thương hiệu là gì? (Brand Identify)
Nhận diện thương hiệu là gì? (Brand Identify)

Nhận diện thương hiệu là gì? (Brand Identify)

Bộ nhận diện công ty thường bao gồm:

  • Logo
  • Văn phòng phẩm (letterhead + danh thiếp + phong bì, v.v.)
  • Sản phẩm marketing (Tờ rơi, brochure, sách, web, v.v.)
  • Sản phẩm & bao bì (Sản phẩm được bán và bao bì chứa trong đó)
  • Thiết kế trang phục (Các mặt hàng quần áo, đồng phục cho nhân viên mặc)
  • Bảng hiệu, kiến trúc (Thiết kế nội ngoại thất)
  • Các phương tiện giao tiếp (âm thanh, intro, outtro, mùi, chạm, v.v.)
  • Và bất cứ điều gì khác trực quan đại diện cho doanh nghiệp.

Đăng ký nhận diện thương hiệu giúp ích gì

Đăng ký nhận diện thương hiệu có rất nhiều tác dụng rất lớn đối với doanh nghiệp, đa phần các doanh nghiệp đều biết tầm quan trọng của nó. Tuy nhiên, không phải ai cũng nắm rõ tác dụng cũng như tầm quan trọng của nó:

  • Nhận diện thương hiệu của mình so với các thương hiệu khác, nhờ vào sự nhận diện thương hiệu riêng biệt này giúp doanh nghiệp quảng bá sản phẩm của mình đối với khách hàng.
  • Củng cố niềm tin của doanh nghiệp của mình đối với khách hàng. Đối với một thương hiệu chất lượng, phát triển vững bền thì sẽ có được tín nhiệm từ đối tác cũng như khách hàng.
  • Tăng lợi thế trong quá trình cạnh tranh trên thị trường, tâm lý của nhà đầu tư cũng như khách hàng, thương hiệu càng chất lượng càng có độ tin cậy cao.
  • Giảm bớt chi phí quảng cáo cho thời gian về lâu dài, khi thương hiệu đã có được địa thế trong nền kinh tế thì khách hàng và đối tác sẽ tự tìm đến mà không cần phải quảng cáo.

Như vậy việc đăng ký thương hiệu hợp pháp chính là bảo hộ tốt quyền thương hiệu và sự phát triển vững bền cho một doanh nghiệp.

Quy trình làm việc về dịch vụ đăng ký nhân diện thương hiệu của luật sư 247

Trong trường hợp Quý khách có nhu cầu sử dụng dịch vụ đăng ký nhận diện thương hiệu của Luật sư 247, quý khách chỉ cần cung cấp cho chúng tôi một trong những giấy tờ sau (phải còn thời hạn sử dụng) và chúng tôi sẽ lo hết thay cho Quý khách hàng thân yêu:

  • Bản sao giấy CMND/CCCD/ hộ chiếu (đối với cá nhân)
  • File logo hương hiệu cần đăng ký bảo hộ
  • Giấy phép kinh doanh (đối với HKD, doanh nghiệp)

Bảng giá dịch vụ đăng ký bảo hộ thương hiệu nhãn hiệu của Luật sư 247

Bảng giá dịch vụ bảo hộ nhãn hiệu của Luật sư 247
Bảng giá dịch vụ bảo hộ nhãn hiệu của Luật sư 247

Dịch vụ đăng ký bảo hộ thương hiệu của Luật sư 247

Hiện nay, việc đăng ký bảo hộ thương hiệu diễn ra rất phổ biến. Tuy nhiên, không phải chủ doanh nghiệp nào cũng có kiến thức đầy đủ về pháp luật sở hữu trí tuệ nói chung và kiến thức về thủ tục đăng ký bảo hộ thương hiệu nói riêng. Chính vì thế, đã tạo ra những tổn thất và rủi ro không đáng có như:

  • Thị trường kinh doanh luôn là thị trường cạnh tranh gắt gao, có tính rủi ro cao. Việc chậm trễ trong quá trình đăng ký bảo hộ thương hiệu sẽ khiến thương hiệu có thể bị đối thủ sao chép, lợi dụng.
  • Quy trình đăng ký bảo hộ thương hiệu gồm rất nhiều bước, thời gian dài. Nên nếu càng chần chừ thì càng tạo ra những rủi do, tổn thất.
  • Khi sử dịch vụ, các luật sư có thể tư vấn, trao đổi và hỗ trợ khách hàng một cách tốt nhất. Góp phần để quá trình đăng ký diễn ra suôn sẻ, nhanh chóng và hiệu quả.

Lợi ích Luật Sư 247 mang lại cho khách hàng

1.Sử dụng dịch vụ của Luật sư 247; chúng tôi đảm bảo sẽ giúp bạn thực hiện khâu chuẩn bị hồ sơ hiệu quả, đúng pháp luật. Bạn không cần phải tự thực hiện chuẩn bị giấy tờ.

2. Sử dụng dịch vụ đăng ký bảo hộ thương hiệu của Luật sư 247 sẽ giúp bạn tiết kiệm thời gian. Bạn sẽ không phải tốn thời gian để chuẩn bị hồ sơ; nộp hồ sơ hay nhận kết quả thụ lý. Những công đoạn đó, chúng tôi sẽ giúp bạn thực hiện ổn thỏa.

3. Chi phí dịch vụ là điều mà khách hàng quan tâm. Nhưng, bạn đừng lo lắng, vì mức giá mà chúng tôi đưa ra đảm bảo phù hợp với từng trường hợp cụ thể. Giúp bạn có thể tiết kiệm tối đa chi phí khi sử dụng dịch vụ của chúng tôi. Mời bạn tham khảo bảng giá của chúng tôi

Video Luật sư 247 giải đáp về đăng ký bảo hộ thương hiệu

Thông tin liên hệ luật 247

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật sư 247 về chủ đề: “Đăng ký nhận diện thương hiệu”. Chúng tôi hi vọng rằng bài viết có giúp ích được cho bạn. Nếu quý khách có nhu khác như soạn thảo hồ sơ ngừng kinh doanh; hoặc muốn sử dụng dịch vụ tạm ngừng kinh doanh, Xác nhận tình trạng hôn nhân, đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, dịch vụ đăng ký nhãn hiệu, dịch vụ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, thành lập công ty ở Việt Nam,…của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.

Liên hệ hotline: 0833102102. Hoặc bạn có thể tham khảo thêm các kênh sau:

Mời bạn xem thêm bài viết:

Câu hỏi thường gặp

Đăng ký bộ nhận diện thương hiệu như thế nào?

Đăng ký nhận diện thương hiệu sẽ được chia thành từng sản phẩm cụ thể trong bộ nhân diện bao gồm.
+ Logo: sẽ được đăng ký dưới hình thức đăng ký logo
+ Bao bì, nhãn mác sẽ được đăng ký dưới hình thức đăng ký kiểu dáng công nghiệp
+ Các sản phẩm khác, tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể sẽ được đăng ký cho từng loại khác nhau

Nộp đơn đăng ký thương hiệu  thương mại ở đâu?

– Đơn đăng ký thương hiệu thương mại được nộp trực tiếp hoặc gửi tới Cục Sở hữu trí tuệ.
– Địa chỉ của Cục Sở hữu trí tuệ:
Cục Sở hữu trí tuệ: 386 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội – Tài khoản: 920.90.006 Kho bạc Nhà nước Thanh Xuân
– Tổ chức,cá nhân Việt Nam có quyền tự mình nộp đơn đăng ký thương hiệu hoặc có thể (không bắt buộc) thông qua dịch vụ trung gian của một Tổ chức dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp, thay mặt mình làm và nộp đơn.
– Tổ chức, cá nhân nước ngoài không thường trú hoặc không có đại diện hợp pháp,không có cơ sở kinh doanh thực thụ ở Việt Nam nộp đơn thông qua việc uỷ quyền cho Tổ chức dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp.

Hồ sơ đơn đăng ký nhãn hiệu thương mại bao gồm những gì?

+ Tờ khai yêu cầu cấp Giấy chứng nhận đăng ký thương hiệu, làm theo Mẫu do Cục Sở hữu trí tuệ;
+ Quy chế sử dụng thương hiệu, nếu thương hiệu yêu cầu bảo hộ là nhãn hiệu tập thể;
+ Mẫu thương hiệu 
+ Tài liệu xác nhận quyền nộp đơn hợp pháp, nếu người nộp đơn thụ hưởng quyền nộp đơn của người khác
+ Giấy uỷ quyền, nếu cần
+ Bản sao đơn đầu tiên hoặc Giấy chứng nhận trưng bày triển lãm, nếu trong đơn có yêu cầu hưởng quyền ưu tiên theo Điều ước quốc tế, gồm một (1) bản;
+ Tài liệu xác nhận về xuất xứ, giải thưởng, huy chương, nếu trên thương hiệu có chứa đựng các thông tin đó;
+ Chứng từ nộp phí nộp đơn.
+ Bản gốc Giấy uỷ quyền;
+ Bản sao đơn đầu tiên hoặc Giấy chứng nhận trưng bày triển lãm, nếu trong đơn có yêu cầu hưởng quyền ưu tiên theo Điều ước quốc tế, kể cả bản dịch ra tiếng Việt.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Sở hữu trí tuệ

Comments are closed.