Đăng ký kinh doanh điện mặt trời mái nhà năm 2022 như thế nào?

18/07/2022
Đăng ký kinh doanh điện mặt trời mái nhà năm 2022 như thế nào?
540
Views

Nguồn năng lượng từ ánh nắng mặt trời đã và đang trở thành nguồn năng lượng khai thác và phát triển ở trên toàn thế giới. Do vậy, việc kinh doanh điện mặt trời là một hình thức kinh doanh được nhiều chủ thể quan tâm đến. Trong đó, đặc biệt là hình thức kinh doanh điện mặt trời mái nhà. Để tìm hiểu xem về điều kiện, cách thức, thủ tục và những vấn đề liên quan đến việc đăng ký kinh doanh này, hãy cùng Luật sư 247 tìm hiểu về “Đăng ký kinh doanh điện mặt trời mái nhà năm 2022 như thế nào?” qua bài viết sau đây nhé!

Căn cứ pháp lý

Mô hình điện mặt trời mái nhà

Trong giai đoạn gần đây, việc đầu tư điện mặt trời mái nhà thường được phát triển theo 02 mô hình sau:

1. Chủ sở hữu mái nhà xưởng tự đầu tư xây dựng, lắp đặt hệ thống điện mặt trời trên mái nhà xưởng của chính mình để sản xuất điện sử dụng và bán phần điện dư không sử dụng cho EVN.

2. Đơn vị đầu tư điện mặt trời chuyên nghiệp hợp tác hoặc thuê mái nhà xưởng để đầu tư, xây dựng, lắp đặt hệ thống điện mặt trời mái nhà, sau đó bán cho chính chủ mái và/hoặc cho EVN.

EVN (Vietnam Electricity) là tên gọi tắt của Tập đoàn Điện lực Việt Nam.

Trường hợp miễn trừ giấy phép hoạt động điện lực

Căn cứ Điều 3 Thông tư số 21/2020/ TT-BCT quy định các trường hợp miễn trừ giấy phép hoạt động điện lực sau:

1. Phát điện để tự sử dụng không bán điện cho tổ chức, cá nhân khác.

2. Phát điện có công suất lắp đặt đến 01 MW để bán điện cho tổ chức, cá nhân khác.

3. Kinh doanh điện tại vùng nông thôn, miền núi, hải đảo mua điện với công suất nhỏ hơn 50 kVA từ lưới điện phân phối để bán điện trực tiếp tới khách hàng sử dụng điện tại vùng nông thôn, miền núi, hải đảo.

4. Điều độ hệ thống điện quốc gia và điều hành giao dịch thị trường điện lực.

Đăng ký kinh doanh điện mặt trời mái nhà năm 2022 như thế nào?
Đăng ký kinh doanh điện mặt trời mái nhà năm 2022 như thế nào?

Điều kiện kinh doanh điện mặt trời mái nhà quy định như thế nào?

Tại khoản 6 Điều 7 Luật Đầu tư số 61/2020/QH14 ngày 17/6/2020 quy định điều kiện đầu tư kinh doanh được áp dụng theo các hình thức sau:

a) Giấy phép;

b) Giấy chứng nhận;

c) Chứng chỉ;

d) Văn bản xác nhận, chấp thuận;

đ) Các yêu cầu khác mà cá nhân, tổ chức kinh tế phải đáp ứng để thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh mà không cần phải có xác nhận bằng văn bản của cơ quan có thẩm quyền.

Một số điều kiện kinh doanh điện mặt trời trên mái nhà mà chủ đầu tư cần lưu ý như sau:

a) Dự án điện mặt trời trên mái nhà có công suất nhỏ hơn 1 MW: Chủ đầu tư đăng ký đấu nối với doanh nghiệp điện lực tỉnh/thành phố trực thuộc TW những thông tin chính gồm: Thông số kỹ thuật của pin quang điện, công suất dự kiến, thông số bộ biến đổi điện xoay chiều. Nếu muốn đảm bảo an toàn cho điện lưới, bộ biến đổi điện từ 1 chiều sang xoay chiều cần có chức năng chống hòa lưới khi lưới không có điện. Đồng thời, đảm bảo các tiêu chuẩn về tần số và điện áp theo quy định.

b) Đối với dự án điện mặt trời mái nhà, công suất lớn hơn hoặc bằng 1 MW. Chủ đầu tư cần thực hiện một số thủ tục bổ sung quy hoạch phát triển điện mặt trời và điện lực theo quy định.

c) Thường công ty điện lực tỉnh nhà sẽ phối hợp với nhà đầu tư để lắp đặt công tơ 2 chiều và ghi nhận sản lượng điện tiêu thụ cụ thể. Ngoài ra, còn ghi nhận về sản lượng điện mặt trời sản xuất mỗi tháng. Chi phí đầu tư công tơ điện 2 chiều sẽ do công ty điện lực tỉnh nhà chi trả.

d) Những dự án điện mặt trời trên mái nhà cần phải áp dụng bản hợp đồng mua bán điện theo mẫu quy định.

Tại Khoản 2 Điều 3 Thông tư số 21/2020/ TT-BCT ngày 9/9/2020 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định về trình tự, thủ tục cấp giấy phép hoạt động điện lực, trường hợp “Phát điện có công suất lắp đặt đến 01 MW để bán điện cho tổ chức, cá nhân khác” thuộc trường hợp được miễn trừ giấy phép hoạt động điện lực. Theo đó, tổ chức, cá nhân hoạt động phát điện có công suất lắp đặt đến 01 MW được miễn trừ giấy phép hoạt động điện lực.

Đăng ký kinh doanh điện mặt trời mái nhà năm 2022 như thế nào?

Quy định tại Phụ lục IV, ban hành kèm theo Luật Đầu tư năm 2020: “Hoạt động phát điện, truyền tải, phân phối, bán buôn, bán lẻ, tư vấn chuyên ngành điện lực” là ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện.

Tại Khoản 2 Điều 79 Nghị định số 01/2021/NĐ-CP ngày 4/1/2021 của Chính phủ về đăng ký doanh nghiệp, quy định:

Hộ gia đình sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, làm muối và những người bán hàng rong, quà vặt, buôn chuyến, kinh doanh lưu động, kinh doanh thời vụ, làm dịch vụ có thu nhập thấp không phải đăng ký hộ kinh doanh, trừ trường hợp kinh doanh các ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện, UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quy định mức thu nhập thấp áp dụng trên phạm vi địa phương“.

Như vậy, tổ chức, cá nhân có đầu tư kinh doanh thuộc ngành, nghề kinh doanh có điều kiện phải thực hiện đăng ký kinh doanh. Về loại hình đăng ký kinh doanh có thể đăng ký hộ kinh doanh hoặc đăng ký doanh nghiệp.

Đăng ký kinh doanh điện mặt trời mái nhà năm 2022 như thế nào?
Đăng ký kinh doanh điện mặt trời mái nhà năm 2022 như thế nào?

Đăng ký hộ kinh doanh theo quy định của pháp luật

Căn cứ tại Điều 87 Nghị định 01/2021/NĐ-CP về đăng ký hộ kinh doanh cụ thể như sau:

– Đăng ký hộ kinh doanh được thực hiện tại Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi đặt trụ sở hộ kinh doanh.

– Hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh bao gồm:

+ Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh;

+ Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với chủ hộ kinh doanh, thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh trong trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh;

+ Bản sao biên bản họp thành viên hộ gia đình về việc thành lập hộ kinh doanh trong trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh;

+ Bản sao văn bản ủy quyền của thành viên hộ gia đình cho một thành viên làm chủ hộ kinh doanh đối với trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh.

– Khi tiếp nhận hồ sơ, Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện trao Giấy biên nhận và cấp Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh cho hộ kinh doanh trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ. Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện phải thông báo bằng văn bản cho người nộp hồ sơ hoặc người thành lập hộ kinh doanh biết. Thông báo phải nêu rõ lý do và các yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ (nếu có).

– Nếu sau 03 ngày làm việc kể từ ngày nộp hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh mà không nhận được Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh hoặc không nhận được thông báo yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh thì người thành lập hộ kinh doanh hoặc hộ kinh doanh có quyền khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.

– Định kỳ vào tuần làm việc đầu tiên hàng tháng, Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện gửi danh sách hộ kinh doanh đã đăng ký tháng trước cho Cơ quan thuế cùng cấp, Phòng Đăng ký kinh doanh và cơ quan quản lý chuyên ngành cấp tỉnh.

Đăng ký doanh nghiệp theo quy định của pháp luật

Quy định về đăng ký thành lập doanh nghiệp được thực hiện thông qua Cổng thông tin Quốc gia. Hồ sơ đăng ký của nhà đầu tư qua mạng điện tử sẽ có giá trị pháp lý tương đương với hồ sơ bản giấy. Cụ thể:

Các cá nhân, tổ chức dùng tài khoản đăng ký kinh doanh để đăng ký qua mạng điện tử.

Người đại diện sẽ tiến hành kê khai thông tin theo pháp luật. Sau đó, họ phải tải văn bản điện tử rồi ký số vào bản hồ sơ đăng ký điện tử và cuối cùng là thanh toán lệ phí tại mạng điện tử theo quy trình nằm ở cổng thông tin Quốc gia về đăng ký kinh doanh.

Sau đó, người đại diện sẽ nhận được giấy biên nhận hồ sơ về đăng ký doanh nghiệp thông qua mạng điện tử.

Lúc này, phòng đăng ký kinh doanh sẽ có nhiệm vụ xem xét và gửi thông qua cho doanh nghiệp qua mạng điện tử để yêu cầu bổ sung, sửa đổi nếu chưa hợp lệ. Nếu hồ sơ hợp lệ, phòng sẽ cấp giấy chứng nhận, sau đó gửi thông tin đến cơ quan Thuế để xin mã số doanh nghiệp. Khi nhận được mã số doanh nghiệp, phòng sẽ thông báo qua mạng điện tử cho doanh nghiệp.

Người đại diện theo pháp luật sau khi nhận được giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp sẽ nộp hồ sơ đăng ký bằng bản giấy kèm với giấy biên nhận hồ sơ đăng ký qua mạng điện tử đến phòng Kinh doanh. 

Phòng Đăng ký kinh doanh sẽ đối chiếu các đầu mục có trong hồ sơ với đầu mục hồ sơ của doanh nghiệp đã gửi qua mạng điện tử. Cuối cùng, phòng sẽ trao giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp nếu nội dung đối chiếu được thống nhất.

Đăng ký kinh doanh điện mặt trời mái nhà năm 2022 như thế nào?
Đăng ký kinh doanh điện mặt trời mái nhà năm 2022 như thế nào?

Có thể bạn quan tâm

Thông tin liên hệ

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề “Đăng ký kinh doanh điện mặt trời mái nhà năm 2022 như thế nào?″. Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan như:  Mã số thuế cá nhân, điều kiện Thành lập công ty, Đăng ký bảo hộ logo, Giải thể công ty, Tạm ngừng kinh doanh, Mã số thuế cá nhân, Giấy phép bay flycam, Tra cứu thông tin quy hoạch, Xác nhận tình trạng hôn nhân, Xác nhận độc thân, Hợp thức hóa lãnh sự… Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư 247 qua hotline: 0833102102 để được hỗ trợ, giải đáp.

Câu hỏi thường gặp

Quy trình đăng ký doanh nghiệp điện mặt trời qua điện tử dùng chữ ký số công cộng?

Người đại diện sẽ tiến hành kê khai thông tin theo pháp luật. Sau đó, họ phải tải văn bản điện tử rồi ký số vào bản hồ sơ đăng ký điện tử và cuối cùng là thanh toán lệ phí tại mạng điện tử theo quy trình nằm ở cổng thông tin Quốc gia về đăng ký kinh doanh.
Khi hoàn tất hồ sơ đăng ký, người đại diện pháp luật sẽ nhận giấy biên nhận hồ sơ về đăng ký doanh nghiệp.
Đối với trường hợp đủ điều kiện, phòng đăng ký kinh doanh sẽ gửi thông tin đến cơ quan Thuế để tạo mã số doanh nghiệp. Đến khi nhận được mã số doanh nghiệp, phòng sẽ cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Cuối cùng họ sẽ thông báo cho doanh nghiệp nắm rõ việc cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Đối với trường hợp hồ sơ không hợp lệ, phòng đăng ký kinh doanh sẽ gửi thông báo qua mạng điện tử để yêu cầu doanh nghiệp bổ sung, sửa đổi.

Lợi ích từ điện năng lượng mặt trời?

Điện năng lượng mặt trời là nguồn điện được chuyển đổi từ năng lượng ánh sáng mặt trời thành điện năng, nên đầu tiên chúng ta có một nguồn tài nguyên có thể xem là vô tận để khai thác

Nộp thuế từ hoạt động kinh doanh điện mặt trời mái nhà?

Cá nhân, hộ gia đình thực hiện dự án điện mặt trời trên mái nhà có mức doanh thu trên 100 triệu đồng/năm thuộc đối tượng áp dụng tỷ lệ thuế giá trị gia tăng trên doanh thu quy định đối với hoạt động sản xuất theo quy định tại Điều 2 Thông tư số 92/2015/TT-BTC.
Cá nhân, hộ gia đình thực hiện dự án điện mặt trời có doanh thu 100 triệu đồng/năm trở xuống thì doanh thu bán điện thuộc đối tượng không chịu thuế giá trị gia tăng theo quy định tại Khoản 1 Điều 2 Thông tư số 92/2015/TT-BTC.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Doanh nghiệp

Comments are closed.